Tag

10 sự kiện tài nguyên và môi trường nổi bật năm 2016

Môi trường 04/01/2017 22:10
aa
TTTĐ- Ngày 4/1, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã công bố 10 sự kiện nổi bật của ngành tài nguyên và môi trường năm 2016.

10 sự kiện tài nguyên và môi trường nổi bật năm 2016

Theo đó, những sự kiện được các nhà quản lý, nhà khoa học đánh giá cao và là thành tựu nổi bật trong lĩnh vực hoạt động của ngành gồm:

1. Ban hành Chương trình hành động của Ban Cán sự đảng, Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng

Chương trình xác định quyết tâm đổi mới, sáng tạo, quyết liệt, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, bám sát yêu cầu thực tiễn; xây dựng đảng bộ trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Mục tiêu tổng quát đến năm 2020 có bước chuyển cơ bản trong khai thác, sử dụng tài nguyên theo hướng hợp lý, hiệu quả, bền vững, kiềm chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường; hướng tới nền kinh tế xanh, thân thiện môi trường, chủ động ứng phó biến đổi khí hậu.

2. Hội nghị trực tuyến của Chính phủ về công tác bảo vệ môi trường và ban hành Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường

10 sự kiện tài nguyên và môi trường nổi bật năm 2016

Trên cơ sở Hội nghị trực tuyến ngày 31/8/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 25/CT-TTg, đưa ra những cách tiếp cận mới, những giải pháp, nhiệm vụ cụ thể mang tính chất đột phá nhằm giải quyết triệt các vấn đề môi trường ở nước ta hiện nay. Đặc biệt, quan điểm xuyên suốt của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị là không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế; phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, bảo đảm tăng trưởng kinh tế phải song hành với bảo vệ môi trường, hướng đến tăng trưởng xanh, phát triển bền vững đất nước.

3. Lần đầu tiên, Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 12/01/2016

Quy hoạch được lồng ghép tối đa giữa các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành, có tính thống nhất, đồng bộ, hiện đại đạt trình độ hàng đầu khu vực Đông Nam Á và tiên tiến khu vực châu Á; đáp ứng nhu cầu thông tin điều tra cơ bản phục vụ quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường và các ngành kinh tế kỹ thuật khác của đất nước.

4. Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2283/QĐ-TTg ngày 25/11/2016

Đây là cơ sở pháp lý quan trọng thực hiện sắp xếp, kiện toàn các đơn vị sự nghiệp theo hướng tinh gọn, đồng bộ, thống nhất, phân bố hợp lý giữa các lĩnh vực, phù hợp yêu cầu phát triển của Bộ, ngành và kinh tế-xã hội đất nước. Quy hoạch xác định số lượng giảm từ 73 đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ xuống còn 68; đồng thời là căn cứ kiện toàn tổ chức bộ máy Bộ Tài nguyên và Môi trường nhiệm kỳ Chính phủ khóa XIV.

5. Việt Nam tham gia Diễn đàn Tăng trưởng xanh toàn cầu (3GF)

Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) với Diễn đàn Tăng trưởng xanh toàn cầu (3GF) và là quốc gia ASEAN đầu tiên tham gia vào 3GF (thành viên thứ 8). Diễn đàn là cơ hội để Việt Nam thúc đẩy, mở rộng quy mô tăng trưởng xanh thông qua việc kết nối các khu vực, lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là hợp tác công-tư.

6. Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) cấp quốc gia được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 11 thông qua tại Nghị quyết số 134/2016/QH13 ngày 09/4/2016

Qua đó, các chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2020 đã được điều chỉnh, đáp ứng các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh trong giai đoạn mới nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài nguyên đất trên cả nước; phù hợp với Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII và nội dung đổi mới của Luật Đất đai năm 2013.

7. Ký kết, phê duyệt Thoả thuận Paris về biến đổi khí hậu và ban hành Kế hoạch thực hiện Thoả thuận

Thoả thuận Paris mang tính lịch sử, được 195 quốc gia thông qua tại COP21, là văn bản pháp lý toàn cầu đầu tiên xác định trách nhiệm tất cả các bên trong ứng phó với biến đổi khí hậu. Thỏa thuận chính thức có hiệu lực vào ngày 04/11/2016. Việc phê duyệt Thỏa thuận Paris tại Nghị quyết số 93/NQ-CP và Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris tại Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày 28/10/2016 ngay trước thêm Hội nghị COP21 thể hiện nỗ lực của Việt Nam trong công tác ứng phó với biến đổi khí hậu. Kế hoạch gồm 68 nhiệm vụ ưu tiên, bao trùm tất cả các lĩnh vực có liên quan tới biến đổi khí hậu và bám sát 5 trụ cột gồm giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; thích ứng với biến đổi khí hậu; chuẩn bị nguồn lực; thiết lập hệ thống công khai, minh bạch; xây dựng hoàn thiện thể chế, chính sách cho giai đoạn 2016-2020 và 2021-2030 của Việt Nam.

8. Phát hiện mới về khoáng sản đồng và quặng urani tại xã Đăk Ruồng, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum

Kết quả khoanh định được 9 thân quặng đồng gốc, 6 thân quặng urani, 3 đới khoáng hóa xạ, 4 thân khoáng vàng-đa kim. Tài nguyên dự báo cấp 334a đối với khoáng sản đồng gốc 108.925 tấn, khoáng sản urani 241,7 tấn. Đặc biệt, phát hiện mới này mở ra triển vọng lớn cho việc tìm kiếm, phát hiện thêm các mỏ mới có trữ lượng urani lớn là rất cao; mở rộng diện tích tìm kiếm ra các khu vực lân cận trong tỉnh Kon Tum nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung.

9. Hoàn thành Bộ bản đồ đường biên giới quốc gia Việt Nam-Lào tỉ lệ 1/50.000 đính kèm Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới giữa Việt Nam-Lào; Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam-Lào

Đây là cơ sở vững chắc xây dựng biên giới Việt Nam-Lào trở thành đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác, ổn định lâu dài; đáp ứng nguyện vọng chung của nhân dân hai nước; khẳng định mối quan hệ đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích chính đáng của nhau, bình đẳng, hợp tác cùng phát triển, phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế.

10. Thực hiện phương thức quản lý, chỉ đạo, điều hành trên môi trường điện tử thông qua sử dụng hệ thống quản lý văn bản, hồ sơ công việc gắn với chữ ký số và các ứng dụng công nghệ thông tin

Hệ thống triển khai tại các đơn vị thuộc Bộ, tích hợp chữ ký số, thay thế phương thức trao đổi văn bản truyền thống; kết nối, liên thông với trục liên thông văn bản điện tử của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương phục vụ quản lý, điều hành, thực hiện cải cách hành chính, vận hành Chính phủ điện tử tại Bộ Tài nguyên và Môi trường, phục vụ xã hội, người dân, doanh nghiệp.

Tin liên quan

Đọc thêm

Tăng cường kiểm tra, giám sát các xe vận chuyển chất thải sinh hoạt Môi trường

Tăng cường kiểm tra, giám sát các xe vận chuyển chất thải sinh hoạt

TTTĐ - Ngày 16/4, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký ban hành Công điện số 03/CĐ-CTUBND về việc tăng cường đảm bảo vệ sinh môi trường trong công tác thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn thành phố.
Cơ quan chức năng vào cuộc vụ “rải đá” trên đường dẫn cao tốc Nhịp sống phương Nam

Cơ quan chức năng vào cuộc vụ “rải đá” trên đường dẫn cao tốc

TTTĐ - Sau khi báo Tuổi trẻ Thủ đô phản ánh, lực lượng chức năng tỉnh Bình Thuận đã nhanh chóng vào cuộc xử lý, chấn chỉnh đoàn xe “rải đá” xuống đường dẫn cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây.
Ngày 16/4, Hà Nội có mưa rào và dông Môi trường

Ngày 16/4, Hà Nội có mưa rào và dông

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trên ảnh vệ tinh, số liệu định vị dông sét và ra đa thời tiết cho thấy vùng mây đối lưu phát triển, gây mưa rào và dông cho hầu khắp khu vực thành phố Hà Nội.
Đoàn xe “rải đá” trên đường dẫn cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây Môi trường

Đoàn xe “rải đá” trên đường dẫn cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây

TTTĐ - Đoàn xe chở vật liệu phục vụ dự án chạy qua đường dẫn vào cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây làm rơi vãi đá, vật liệu xây dựng xuống mặt đường, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông cho người và phương tiện lưu thông.
Nhiều khu vực nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt Môi trường

Nhiều khu vực nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C, độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 40-45%.
Quảng Nam: Chuẩn bị nạo vét, xây loạt cầu qua sông Trường Giang Môi trường

Quảng Nam: Chuẩn bị nạo vét, xây loạt cầu qua sông Trường Giang

TTTĐ - Sông Trường Giang tại tỉnh Quảng Nam sẽ được cải tạo, nạo vét tuyến luồng đạt chuẩn tắc sông cấp IV theo quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.
Quảng Nam: Đầu tư thêm 60,5 tỷ đồng ngăn sạt lở sông Thu Bồn Môi trường

Quảng Nam: Đầu tư thêm 60,5 tỷ đồng ngăn sạt lở sông Thu Bồn

TTTĐ - Trong giai đoạn 2, dự án kè chống sạt lở khẩn cấp bờ sông Thu Bồn, khu vực huyện Duy Xuyên (tỉnh Quảng Nam) được đầu tư thêm 60,5 tỷ đồng.
Nắng nóng trải khắp Nam Bộ, Tây Bắc Bắc Bộ Môi trường

Nắng nóng trải khắp Nam Bộ, Tây Bắc Bắc Bộ

TTTĐ - Theo các chuyên gia Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, nắng nóng ở Nam Bộ và Tây Bắc Bắc Bộ chưa dự báo được thời điểm kết thúc.
Tạm dừng đổ thẳng bùn thải từ hói Phát Lát xuống ao hồ Xã hội

Tạm dừng đổ thẳng bùn thải từ hói Phát Lát xuống ao hồ

TTTĐ - Sau phản ánh của người dân, Phòng Tài nguyên và Môi trường TP Huế đã yêu cầu chủ đầu tư báo cáo, đồng thời tạm dừng đổ bùn thải nạo vét từ hói Phát Lát xuống ao hồ khu vực Bàu Năng để rà soát các hồ sơ pháp lý có liên quan.
Đã khống chế được cháy rừng tại Cà Mau Môi trường

Đã khống chế được cháy rừng tại Cà Mau

TTTĐ - Đến khoảng 17h ngày 11/4, vụ cháy rừng tại Nông trường 402 tại Cà Mau cơ bản đã được các lực lượng khống chế và không để bùng phát lại.
Xem thêm