Tag

Bài 101: Nhà trường phải có nề nếp, kỉ cương

Người Hà Nội 01/06/2017 12:16
aa
TTTĐ.VN - Trong xã hội nào thì vai trò giáo viên cũng vô cùng quan trọng, ngoài việc dạy chữ, dạy làm người thì nhân cách của người thầy tạo nên dấu ấn đối với mỗi học sinh. Để có được nhân cách đó, người thầy phải luôn học hỏi, không ngừng đổi mới…

Bài 101: Nhà trường phải có nề nếp, kỉ cương

> Xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh:

Bài 100: Giáo viên cần được sàng lọc bằng tiêu chuẩn đạo đức


Bài 101: Nhà trường phải có nề nếp, kỉ cương
TS Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch Hội đồng quản trị trường THCS và THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Cầu Giấy, Hà Nội.

TS Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch Hội đồng quản trị trường THCS và THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm – Cầu Giấy đã có cuộc trao đổi với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô về vấn đề này.

- Vừa qua có nhiều vụ việc như: Thầy đánh trò, trò đánh lại thầy và cãi lại thầy, bạo lực học đường gia tăng… Ông đánh giá như thế nào về nề nếp, kỉ cương trong trường học?

- Nhà trường phải có nề nếp, kỉ cương, có nề nếp mới duy trì được trường học, có kỉ cương mới dạy được học trò nên người, vì nói cho cùng, con người sống trong xã hội phải tuôn theo quy tắc xã hội, nề nếp kỉ cương là như vậy. Về chuyện trò cãi lại thầy cô, không tôn trọng thầy cô, với cương vị là hiệu trưởng, là người làm giáo dục 50 năm thì tôi lại nghĩ rằng, thời đại bây giờ là thời đại công nghệ thông tin. Học sinh giỏi lắm, các em đâu có phải chỉ học ở thầy? Các em học ở thầy chủ yếu là học nhân cách và kinh nghiệm sống của thầy, còn chữ thì thầy không thể dạy hết được. Thầy cô mà không nâng cao năng lực, học sinh biết nhiều hơn thầy cô, biết cao hơn, biết sâu hơn, biết đúng hơn mà thầy cô bắt nó phải theo cái hơn cũ, hơi lạc hậu, không còn đúng thì đương nhiên nó phải phản ứng.

Trước đây quan điểm là dạy học trò nên người, học trò phải ngoan, phải biết nghe lời… Nếu học trò chỉ biết vâng lời, ngoan thì chúng ta đào tạo người máy, còn đào tạo con người là dạy nó biết phản biện.

Trong cuộc sống ta cứ nặng về kỉ luật mà chưa đối xử với trò như con người. Cứ thấy trò vi phạm kỉ luật, chưa tìm hiểu lí do đã mắng mỏ… Nhiều vi phạm kỉ luật đều có nguyên nhân, chúng ta không thể dùng cái uy của người thầy để lấn át học trò. Thời đại bây giờ là thời đại dân chủ. Nếu thầy sai, thầy phải xin lỗi học trò. Tuy nhiên, hiện nay thầy cô sai có xin lỗi học sinh không? Đó chính là sự dân chủ trong nhà trường. Nếu khi chúng ta thương yêu, tôn trọng, dân chủ thì sẽ đem lại cái nề nếp còn hơn là kỉ luật.

Tôi cho rằng kỉ cương, nề nếp trong nhà trường chúng ta vẫn cứ thiết lập và để học sinh tự giác thực hiện. Thầy cô là người giám sát, tất cả những điều gì học sinh chưa làm được thì chúng ta phải hiểu các em cần được giúp đỡ, được nâng niu, cần chỉ bảo thay cho mắng mỏ, thay cho quy kết, thay cho chụp mũ thì không có chuyện học trò cãi lại đâu.

Nếu có học trò đánh thầy thì cần hiểu là thầy giáo đã đối xử với học sinh đúng chưa? Nếu anh đối xử với nó một con người thì không có chuyện trò đánh lại thầy đâu. Cho nên tôi muốn nói là nhà trường dứt khoát phải có nề nếp, kỉ cương nhưng nề nếp, kỉ cương ấy phải được xây dựng trên lòng yêu thương, trung thực, phải được xây dựng trên quan điểm chăm lo tới học sinh, vì sự tiến bộ, sáng tạo của học sinh.

- Như ông vừa nói thì vai trò của giáo viên vô cùng quan trọng bởi không chỉ dạy chữ mà giáo viên còn dạy học sinh về nhân cách. Ông đánh giá như thế nào về đội ngũ giáo viên hiện nay?

- Trong giáo dục, điều quan trọng nhất là đội ngũ giáo viên, giáo viên của chúng ta cũng được đào tạo cơ bản nhưng có điều là xã hội thì thay đổi, kinh tế thì phát triển, mọi thứ không dừng lại ở một chỗ, chỉ có giáo viên là dừng lại, nhiều thầy cô được đào tạo bao nhiêu năm vẫn thế. Thậm chí có những thầy cô giáo trong trường phổ thông còn không sử dụng được máy tính, không biết gì về công nghệ thông tin cả, không biết sử dụng trang thiết bị dạy học, phần lớn là dạy theo sách giáo khoa mà sách giáo khoa thì viết 20 năm nay rồi.

Tôi nghĩ rằng quan trọng nhất là dạy kiến thức phải đi kèm kĩ năng, nhất là thái độ, dạy kiến thức để dạy người chứ không phải dạy kiến thức để có kiến thức. Kiến thức đó phải ngấm vào trong dòng máu, nó phải trở thành cách cư xử, trở thành lí tưởng cuộc sống, trở thành ý trí phấn đấu, trở thành tình thương. Đấy là sự chuyển hóa từ kiến thức sang kĩ năng và sang thái độ. Hiện nay, các thầy cô giáo chỉ làm một việc là truyền thụ kiến thức, rót kiến thức vào đầu học sinh thôi. Như thế thì chúng ta chưa hoàn thành mục tiêu. Nhiều giáo viên đang nghĩ rằng làm theo bằng cấp, có bằng cấp là đủ rồi nhưng không phải như thế mà phải học suốt đời, các thầy, cô phải học nhiều nhất thì mới dạy được học sinh. Nếu các thầy cô không lo nâng cao trình độ, lạc hậu hơn mà vẫn đứng trên bục giảng làm thầy thì dẫn đến hậu quả là thầy trò không đồng nhất, trò không phục.

- Để giáo viên không ngừng làm mới bản thân thì động lực thúc đẩy lớn là từ phía quản lí nhà trường. Ông đánh giá như thế nào về vai trò hiệu trưởng trong giáo dục hiện nay?

- Lâu nay, cán bộ quản lí của mình cứ sống lâu lên lão làng. Làm hiệu trưởng thì làm đến khi về hưu, dù được hay không được nhưng đã có quyết định làm hiệu trưởng thì anh cứ làm cả đời, chẳng bao giờ có chuyện người khác lên khi anh không hoàn thành nhiệm vụ. Cho nên nếu đội ngũ cán bộ quản lí không giỏi, không chuyên nghiệp thì làm sao giáo dục theo kịp thời đại được ?

Sở GD-ĐT cũng có đào tạo nhưng tập huấn cho hiệu trưởng nhưng chỉ một ngày, hai ngày làm sao giải quyết được vấn đề? Bản thân hiệu trưởng, cán bộ quản lí phải học tập suốt đời, bản thân các cơ sở quản lí các cấp nhất là Sở và Phòng giáo dục phải có cách làm cho hiệu trưởng phải luân phiên nhau đi học.

Sắp tới Bộ triển khai chương trình phổ thông tổng thể mà không chú trọng đến đội ngũ cán bộ quản lí thì thành công chưa nói trước được. Dù chính sách, đường lối có hay đến mấy, chương trình có hay đến mấy nhưng người ta không thực hiện hay thực hiện sai thì tôi nghĩ giáo dục khó phát triển được.

- Xin cảm ơn ông!


Tin liên quan

Đọc thêm

Thí sinh thuyết trình, hùng biện để lan tỏa tình yêu với sách Văn hóa

Thí sinh thuyết trình, hùng biện để lan tỏa tình yêu với sách

TTTĐ - Năm 2024, Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc thành phố Hà Nội với yêu cầu cao hơn, quy mô và chất lượng hơn. Điểm nổi bật của cuộc thi năm nay là mở rộng đối tượng dự thi cho các em đang học tập tại các trường quốc tế trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Lê Thanh Phong tiết lộ về điệu tứ hoa trong dân ca Ví, Giặm Văn hóa

Lê Thanh Phong tiết lộ về điệu tứ hoa trong dân ca Ví, Giặm

TTTĐ - “Hoàng tử Ví, Giặm” Lê Thanh Phong tiết lộ về điệu Tứ hoa trong dân ca Ví, Giặm trong đêm nhạc "Quê ơi là quê".
Hà Nội tuyên truyền, cổ động trực quan có trọng điểm, thiết thực Văn hóa

Hà Nội tuyên truyền, cổ động trực quan có trọng điểm, thiết thực

TTTĐ - Hà Nội đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, cổ động trực quan nhằm tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng bộ, tầng lớp Nhân dân và lực lượng vũ trang Thủ đô về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ.
70 tác phẩm đặc sắc khắc họa chân thực “Đường lên Điện Biên” Văn hóa

70 tác phẩm đặc sắc khắc họa chân thực “Đường lên Điện Biên”

TTTĐ - Bằng ngôn ngữ tạo hình phong phú, triển lãm "Đường lên Điện Biên" trưng bày 70 tác phẩm hội họa, đồ họa, điêu khắc, ký họa, áp phích… của 34 tác giả, sáng tác trải dài từ năm 1949 - 2009.
SBOOKS livestream lan tỏa văn hóa đọc Văn hóa

SBOOKS livestream lan tỏa văn hóa đọc

TTTĐ - Hòa chung không khí Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, đội ngũ SBOOKS đã tổ chức livestream tại gian hàng tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam 2024 Văn học

Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam 2024

TTTĐ - Chiều 22/4, Trường Đại học Hòa Bình (Mỹ Đình, Hà Nội) đã tổ chức tọa đàm “Sách và khát vọng phát triển”.
Khai mạc ngày hội văn hóa dân tộc gắn với hội thi tuyên truyền Văn hóa

Khai mạc ngày hội văn hóa dân tộc gắn với hội thi tuyên truyền

TTTĐ - Tối 22/4, tại huyện Ngọc Hồi (tỉnh Kon Tum) đã diễn ra lễ khai mạc ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Ngọc Hồi lần thứ V, năm 2024 gắn với hội thi tuyên truyền lưu động hướng đến kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Trường Sơn - Hồ Chí Minh huyền thoại.
Lễ hội Thập niên sự lệ - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đậm đà bản sắc Văn hóa

Lễ hội Thập niên sự lệ - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đậm đà bản sắc

TTTĐ - Tối 22/4, trong khuôn khổ lễ hội Thập niên sự lệ 2024, đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trao bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tới Lễ hội đền Nguyễn Cảnh Hoan (xã Tràng Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An).
Ý nghĩa chương trình phục dựng di ảnh màu các văn nghệ sĩ Văn hóa

Ý nghĩa chương trình phục dựng di ảnh màu các văn nghệ sĩ

TTTĐ - Sáng 22/4, tổ chức “Trái tim người lính Việt Nam” phối hợp với Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam; Bảo tàng Phụ nữ VN và CLB “Mãi mãi tuổi 20” tổ chức ra mắt Chương trình phục dựng di ảnh màu các văn nghệ sĩ, trí thức đã hi sinh hoặc có công trong kháng chiến.
Hai anh em Oscar và Bella Vũ tỏa sáng với nhạc cổ điển Văn hóa

Hai anh em Oscar và Bella Vũ tỏa sáng với nhạc cổ điển

TTTĐ - Tối 21/4, tại TP Hồ Chí Minh, 2 anh em Oscar Vũ và Bella Vũ đã biểu diễn những nhạc phẩm bất hủ trong chương trình hòa nhạc giao hưởng "Những giấc mơ".
Xem thêm