Tag

Bài 127: Các trường đại học Việt Nam nỗ lực hội nhập

Phóng sự 16/12/2016 15:28
aa
TTTĐ - Trong thời đại toàn cầu hóa, vấn đề quốc tế hóa của ngành giáo dục cũng như nhiều lĩnh vực khác được xem là tất yếu. Các trường đại học (ĐH) nước ta đã và đang cố gắng xây dựng những kế hoạch để hướng tới hội nhập sâu rộng.

Bài 127: Các trường đại học Việt Nam nỗ lực hội nhập

>> Phát triển nguồn nhân lực trẻ- Nhiệm vụ chính trị cấp thiết
* Bài 124: “Khát” lao động chất lượng cao
* Bài 125: Đổi mới công tác đào tạo - Nhiệm vụ sống còn

* Bài 126: Đào tạo nhân lực văn hóa nghệ thuật ở nước ngoài


Bài 127: Các trường đại học Việt Nam nỗ lực hội nhập

Các trường đại học nước ta đã và đang cố gắng xây dựng những kế hoạch để hướng tới hội nhập sâu rộng...

Nhu cầu bức thiết

Có thể thấy rằng, trong thời gian qua, các trường ĐH Việt Nam đã phát triển về số lượng trường, số lượng sinh viên, sự đa dạng hóa các loại hình đào tạo, các chương trình liên kết hợp tác… nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội. Tuy nhiên, trong lúc số lượng sinh viên tăng theo cấp số nhân thì số lượng giảng viên và chất lượng đào tạo không thể tăng kịp.

Chất lượng đào tạo thấp dẫn đến việc học sinh đi du học và những chương trình liên kết với nước ngoài như một giải pháp đáp ứng nhu cầu đào tạo chất lượng cao để tham gia thị trường lao động toàn cầu. Tuy nhiên, việc du học kéo theo vấn đề chảy máu ngoại tệ và chảy máu chất xám…

Vì vậy, chưa bao giờ việc xây dựng những trường ĐH Việt Nam có chất lượng cao theo những chuẩn mực được thừa nhận rộng rãi trên thế giới lại bức thiết đến như vậy; nhất là khi Việt Nam đã gia nhập TPP và chính thức trở thành thành viên Cộng đồng kinh tế chung ASEAN. Người Việt được đến các quốc gia thành viên để lao động và ngược lại, lực lượng lao động của các quốc gia thành viên khác có thể đến Việt Nam tìm việc làm. Để có nguồn nhân lực đạt chất lượng cao thì các trường ĐH phải thực hiện nhiều biện pháp. Trong đó, thay đổi mạnh mẽ trong giáo dục ĐH với mục tiêu hội nhập quốc tế là một mắt xích quan trọng không thể thiếu.

Cần đổi mới mạnh mẽ

PGS.TS Phạm Công Nhất- ĐHQG Hà Nội cho rằng phải bắt đầu từ việc xây dựng triết lí giáo dục cho nền giáo dục nước nhà trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời mỗi trường ĐH, mỗi cơ sở giáo dục cũng cần có triết lí giáo dục riêng phù hợp với tôn chỉ, mục đích và hướng tới hội nhập vào dòng chảy phát triển chung của giáo dục quốc tế.

Cụ thể, cần đổi mới mạnh mẽ nội dung chương trình và phương pháp dạy học theo hướng hội nhập quốc tế. Nội dung chương trình và giáo trình cần được tổ chức xây dựng và triển khai theo hướng mở (cho phép cập nhật thường xuyên về kiến thức trong và ngoài nước, sử dụng giáo trình, học liệu trong nước hoặc ngoài nước một cách linh hoạt để giảng dạy cho người học), nội dung giảng dạy phải gắn chặt và phù hợp với yêu cầu thực tiễn của ngành nghề mà người học đang theo đuổi. Về phương pháp, cho phép sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học theo nguyên tắc “lấy người học là trung tâm”, giảm tải tối đa giờ giảng trên lớp để người học có thời gian tự học và tự nghiên cứu. Các trường cần chú trọng và tăng cường các hoạt động nghiên cứu và công bố quốc tế, tiến tới quốc tế hóa các tiêu chuẩn đánh giá khoa học và các hoạt động về chuyên môn tại các cơ sở giáo dục ĐH. Trước mắt, Nhà nước và các cơ sở giáo dục ĐH cần có các cơ chế chính sách động viên, khuyến khích các nhà khoa học nghiên cứu và tích cực công bố kết quả nghiên cứu trên các ấn phẩm khoa học quốc tế.

Cũng theo PGS.TS Phạm Công Nhất: “Về lâu dài, cần đặt ra lộ trình (đối với mỗi cơ sở giáo dục ĐH khác nhau cần có những lộ trình khác nhau) tiến tới quốc tế hóa các tiêu chuẩn đánh giá các hoạt động khoa học và các hoạt động về chuyên môn trong tất cả các cơ sở giáo dục ĐH, đồng thời cần coi đây là giải pháp quan trọng để đưa giáo dục ĐH Việt Nam hội nhập sâu hơn vào môi trường quốc tế”.

Những bước khởi đầu

Để đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng tốt với thị trường lao động trong nước và quốc tế, trong thời gian qua, nhiều trường ĐH tại Việt Nam đã làm tốt công tác hợp tác quốc tế. Với ĐHQG Hà Nội là cơ sở giáo dục ĐH lớn nhất cả nước cũng thực hiện nhiều chương trình, dự án hướng tới mục tiêu quốc tế hoá. Một trong số đó là Đề án Nhiệm vụ chiến lược hướng tới mục tiêu xây dựng 16 chương trình ĐH và 23 chương trình sau ĐH đạt tiêu chuẩn quốc tế vào 2020. Năm 2015 vừa qua, trường triển khai kì thi đánh giác năng lực để xét tuyển vào ĐH như nhiều nước tiên tiến trên thế giới đã áp dụng cũng là bước đột phá được nhiều chuyên gia giáo dục đánh giá cao.

Trường ĐH FPT đã đặt ra định hướng quốc tế hóa giáo dục toàn diện và mạnh mẽ ngay từ khi thành lập. Nhà trường sử dụng giáo trình và thuê giảng viên ngoại quốc giảng dạy. Xác định năng lực ngoại ngữ là nền tảng cần phải có với mỗi sinh viên trong thời đại toàn cầu hóa, nhà trường thiết kế chương trình dạy nhiều môn học bằng tiếng Anh để sinh viên có cơ hội học và thực hành ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

ĐH FPT cũng đẩy mạnh việc trao đổi và hợp tác quốc tế. Cụ thể, trường chú trọng mở rộng mạng lưới hợp tác với nhiều trường ĐH uy tín tại Nhật Bản, Hà Lan, Hàn Quốc, Bồ Đào Nha… với hơn 60 đối tác hiện diện tại hơn 20 nước trên thế giới. Mỗi năm thường xuyên có khoảng 200 sinh viên quốc tế đến học tập theo các chương trình dài hạn và ngắn hạn. Ngược lại, sinh viên-học viên của trường cũng có cơ hội đặt chân đến nhiều quốc gia trên thế giới nhờ các chương trình trao đổi học tập, giao lưu văn hóa, thực tập…

Nhiều ý kiến cho rằng, xây dựng trường đại học Việt Nam theo những chuẩn mực quốc tế để tiến đến có những trường đại học đẳng cấp quốc tế trong tương lai là một chủ trương lớn của nhà nước. Tuy nhiên, hướng đi đúng cần phải áp dụng phù hợp với Việt Nam chứ không phải là sao chép hay nhập khẩu toàn bộ mô hình quản lí và chương trình đào tạo của nước ngoài. Điều quan trọng là dù sự tham gia của các đối tác nước ngoài là không thể thiếu để nâng cao năng lực nghiên cứu và đào tạo nhưng vai trò chủ chốt và quyết định hướng đi riêng là của các trường ĐH.

(còn nữa)





Tin liên quan

Đọc thêm

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu" Phóng sự

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu"

TTTĐ - Quá trình thâm nhập, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tận mắt chứng kiến những cánh rừng vùng biên giới tại hai xã Ia Púch và Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, đang ngày đêm "rỉ máu"
Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng Phóng sự

Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng

TTTĐ - Bên cạnh những khu tái định cư còn nhiều bất cập, thì Khu tái định cư Thủy điện Đăk Mi 1, do Công ty Cổ phần Quang Đức Kon Tum làm chủ đầu tư đang đem lại niềm vui, cuộc sống ấm no cho 37 hộ dân thôn Kon Năng, xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei (Kon Tum).
Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên Phóng sự

Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên

TTTĐ - Chiều 9/12, tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, đoàn công tác của báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tới dự lễ cầu siêu, dâng hương tri ân những anh hùng hi sinh trên các mặt trận của tỉnh Hà Giang.
Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư? Phóng sự

Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư?

TTTĐ - Loạt bài phản ánh của báo Tuổi trẻ Thủ đô cho thấy nhiều bất cập tại các khu tái định cư thuộc dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn ở huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đang cần được tháo gỡ.
Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong Phóng sự

Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong

TTTĐ - Khi người dân chuyển về khu tái định cư đã phát hiện nhiều bất cập khiến các hộ dân “đi không được, ở cũng không xong”. Thậm chí, có hộ dân phải “bỏ của chạy lấy người”...
Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư Phóng sự

Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư

TTTĐ – Câu chuyện đầu tư khu tái định cư cho người dân vùng thiên tai, khó khăn tại huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) không được tính toán thấu đáo, dẫn đến dự án rơi vào cảnh hoang phế, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng Phóng sự

Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng

TTTĐ - Liên quan đến việc triển khai Chỉ thị 24/CT-TU của Thành uỷ Hà Nội, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có cuộc trao đổi...
Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu Phóng sự

Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu

TTTĐ - Chỉ thị 24 được Ban Thường vụ, Thường trực Quận ủy xác định là “luồng gió” mới trong thực hiện kỷ luật, kỷ cương thực thi công vụ.
Bài 3: Thủ đô tiên phong Phóng sự

Bài 3: Thủ đô tiên phong

TTTĐ - Chỉ thị số 24-CT/TU về “Tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố Hà Nội” được cho là "liều thuốc" hữu hiệu.
Bài 2: Nỗi đau từ “khối u ác tính” Phóng sự

Bài 2: Nỗi đau từ “khối u ác tính”

TTTĐ - Chỉ thị 24 - cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám nhận việc khó - là cách chữa trị đầu tiên tung ra giữa lúc cả xã hội đang cần một biện pháp hữu hiệu để điều trị căn bệnh trầm kha.
Xem thêm