Tag

Bài 127: Ước mơ của người nghệ sĩ tâm huyết với nghề

Phóng sự 19/12/2016 15:26
aa
TTTĐ - NSƯT Hoài Thu đã có gần 20 năm diễn trên sân khấu chèo. Với khả năng biến hóa đa dạng qua các vai cả thiện cả ác, cả chính diện phản diện, đào lẳng…, Hoài Thu đã gặt hái cho mình trên dưới chục chiếc Huy chương Vàng, Bạc... ở các hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc. Hiểu được những gian nan, vất vả để nuôi dưỡng tình yêu với nghề, giờ đã trưởng thành, chị vẫn luôn mong ước có những lứa diễn viên trẻ đẹp cả thanh lẫn sắc để tận tình truyền dạy những kinh nghiệm của mình.

Bài 127: Ước mơ của người nghệ sĩ tâm huyết với nghề

>> Phát triển nguồn nhân lực trẻ
* Bài 124: “Khát” lao động chất lượng cao
* Bài 125: Đổi mới công tác đào tạo: Nhiệm vụ sống còn
* Bài 126: Đào tạo nhân lực văn hóa nghệ thuật ở nước ngoài


Bài 127: Ước mơ của người nghệ sĩ tâm huyết với nghề


NSƯT Hoài Thu



Gọi điện hẹn Hoài Thu, mãi mới thấy chị nghe khi tranh thủ nghỉ giữa hai suất diễn ở Nhà hát Chèo Hà Nội. Buổi chiều, gặp chị trong căn nhà rợp bóng cây và hoa lá, giữa tiếng chim bồ câu bay lượn xập xè, giữa tiếng chó mèo kêu vui tai và thi thoảng những chiếc đồng hồ cổ đổ chuông bính boong, thấy chị tràn ngập năng lượng và niềm vui sống. Hoài Thu bảo, may mắn vì chị có chồng (NSND Lê Hùng) là người trong nghề, sống “khỏe” bằng nghề nên không phải lo cơm áo gạo tiền để toàn tâm toàn ý tập trung vào nghề. Nhiều nghệ sĩ trẻ như chị phải tất bật “chạy sô” bên ngoài như hát ở hội nghị, đám cưới, tổng kết… để đảm bảo về kinh tế, lấy ngắn nuôi dài, nuôi dưỡng được đam mê để “sống chết” với chèo.


Nói như thế để thấy rằng, dù còn rất nhiều khó khăn nhưng các thế hệ nghệ sĩ trẻ hiện nay không quay lưng lại với nghệ thuật truyền thống của cha ông. Bởi lẽ, như chị nói, nghề này là nghề “bánh đúc bày sàng”, có tài hay không thì đã bày cả ra thiên hạ, không ai có thể “dìm hàng” được. Thời buổi bây giờ người trẻ theo nghề thì đáng được trân trọng lắm. Các nghệ sĩ khi đã có tài, phát lộ khả năng, lại có đủ cả thanh lẫn sắc thì sẽ luôn được tạo điều kiện để có vai diễn tốt, tham gia các hội diễn sân khấu chuyên nghiệp, gặt hái được nhiều huy chương, tên tuổi được ghi nhận.


Chị Hoài Thu đam mê sân khấu từ nhỏ, nên hăng say, tìm tòi. Ngay lúc 16, 17 tuổi ở Nhà hát chèo Thái Bình, Hoài Thu đã được tin tưởng giao cho những vai “nặng kí” và đoạt được mấy Huy chương Vàng. Sau đó, chị lấy chồng, sinh con, theo chồng về Hà Nội, đầu quân cho Nhà hát Tuổi trẻ. Dù ở môi trường nào chị cũng góp phần làm nên những vở diễn có tiếng tăm và gặt hái được thành công. Đến năm 2013, NSND Thúy Mùi (Giám đốc Nhà hát Chèo Hà Nội) mời về làm vai Trưng Trắc. Gần 10 năm xa rời chèo để sang với sân khấu hiện đại, đến khi quay lại dù gặp nhiều khó khăn nhưng được sự động viên của Ban giám đốc nhà hát chèo Hà Nội và anh em bạn bè, thêm vào đó, chèo có sẵn trong máu, niềm đam mê trỗi dậy chị lại bắt nhịp để “điên cuồng” với từng vai diễn. Những kinh nghiệm từ sân khấu hình thể, đài từ của kịch nói được chị mang sang áp dụng vào chèo, tạo nên “chất” riêng của mình. Liên tiếp mấy năm sau đó, năm nào chị cũng được Huy chương Vàng tại các Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc, Thủ đô với các vở “Trưng Trắc”, “Cánh chim trắng trong đêm”… Riêng vở “Cánh chim trắng trong đêm” chị được đến hai HCV và hai giải diễn viên xuất sắc.


Là vợ NSND Lê Hùng- người đã đào tạo nên rất nhiều tài năng cho sân khấu Việt Nam như NSND Lê Khanh, Minh Hằng, Xuân Hinh, Đức Khuê, Lan Hương, Chí Trung…, không phải có những lúc Hoài Thu không bị “mang tiếng” là có chồng “chống lưng”.


Tuy nhiên theo chị, có một “may mắn” ấy là tất cả các vở mà chị diễn vai chính, giúp chị đoạt HCV thì đều không phải do chồng dàn dựng. Tự tin về khả năng “sát” huy chương và đi lên bằng nội lực cá nhân của mình nhưng Hoài Thu lại luôn động viên chồng phải giúp đỡ những diễn viên trẻ để họ có cơ hội được tỏa sáng. Có những diễn viên về một đoàn vài năm, chờ mãi không được biên chế, lương thử việc chưa đến một triệu một tháng, đời sống rất khó khăn, chị phải bàn với chồng dựng riêng cho một trích đoạn để đi thi mà không lấy một đồng tiền công nào. Bản thân chị, nhiều khi đi hội diễn, chị còn đề nghị với Ban Giám đốc để người khác làm vai của mình đi, cho các bạn có cơ hội tỏa sáng vì đi thi chắc chắn sẽ có giải. Đích thân chị sẽ truyền dạy cho, không giấu nghề. Chị lúc nào cũng “nhăm nhăm” ngắm xem có em diễn viên trẻ nào xinh đẹp, cao ráo, tài năng để vui mừng nói với họ: “Này, em ơi, em để ý vai của chị đi, chị sẽ tận tình dạy em từng li từng tí một. Nếu em làm được vai này thì chắc chắn những vai khác em không sợ đâu”. Luôn luôn muốn giúp đỡ người khác, giữ tâm sáng, Hoài Thu vẫn chú ý tới thế hệ kế cận để mong nghề được phát triển.


Hiện nay, khán giả trẻ theo dõi chèo cũng khá nhiều. Họ lập cả diễn đàn trên mạng xã hội để chia sẻ, giao lưu. Chị kể câu chuyện khá buồn, đấy là khi có bạn nam yêu thích và chia sẻ link quay lại vở “Cánh chim trắng trong đêm” thì một bạn nữ rất xinh đẹp vào bình luận: “Eo ơi, khiếp, anh mà cũng xem những thể loại như thế này á”? Hoài Thu rất bất bình, trả lời rằng: “Nếu bạn không thích thì thôi, đừng bình luận ác ý như vậy. Chúng tôi là những người hết sức giữ gìn nghệ thuật truyền thống của cha ông mà bạn nói vậy khiến tôi buồn lắm”. Từ câu chuyện đó, chị càng thấy mình cần phải có trách nhiệm với chèo hơn, ước mong có nhiều diễn viên trẻ đến với nghề và ngay cả thế hệ khán giả trẻ cũng được tiếp cận để hiểu và yêu bộ môn nghệ thuật truyền thống này.


Bây giờ, có thực tế là sinh viên theo đuổi bộ môn sân khấu truyền thống này đang có chiều hướng giảm sút về… nhan sắc, kém so với thời trước rất nhiều. Để tuyển được một diễn viên có ngoại hình đẹp giọng hát tốt là rất hiếm. Mà rõ ràng ở thời buổi hiện đại, người ta coi trọng cả vấn đề xem và nghe. Một “đào” (diễn viên nữ) đứng trên sân khấu mà xinh đẹp thì đương nhiên sẽ gây ấn tượng, thu hút người xem.


Thêm vào đó, nhìn vào các cuộc thi tài năng trẻ sân khấu chèo thì thấy, do điều kiện kinh tế hạn hẹp nên các diễn viên trẻ khó có thể tự mình bỏ ra khoản tiền, thuê đạo diễn dàn dựng những trích đoạn mới, mang tính đột phá, mới mẻ... Quay đi chỉ thấy Dương Lễ, Lưu Bình, quay lại vẫn thấy mẹ Mõ, Thị Kính,Thị Màu, Tuần Ty, Đào Huế… Mùa nào cũng thế, toàn các trích đoạn cổ, mang tính an toàn, sợ nhỡ làm phá cách thì không được ghi nhận. “Tôi mong rằng tại các cuộc thi như thế thì phải khuyến khích cái mới để kích thích khả năng sáng tạo, đồng thời để nghệ thuật truyền thống cũng có phần bắt kịp với xu hướng, thị hiếu khán giả hiện đại, thu hút người xem nhiều hơn nữa. Có như vậy thì nghệ thuật truyền thống mới đi sâu rộng vào đời sống hiện tại hơn”, Hoài Thu tâm sự hết sức chân tình.


(Còn nữa)

Tin liên quan

Đọc thêm

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu" Phóng sự

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu"

TTTĐ - Quá trình thâm nhập, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tận mắt chứng kiến những cánh rừng vùng biên giới tại hai xã Ia Púch và Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, đang ngày đêm "rỉ máu"
Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng Phóng sự

Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng

TTTĐ - Bên cạnh những khu tái định cư còn nhiều bất cập, thì Khu tái định cư Thủy điện Đăk Mi 1, do Công ty Cổ phần Quang Đức Kon Tum làm chủ đầu tư đang đem lại niềm vui, cuộc sống ấm no cho 37 hộ dân thôn Kon Năng, xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei (Kon Tum).
Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên Phóng sự

Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên

TTTĐ - Chiều 9/12, tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, đoàn công tác của báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tới dự lễ cầu siêu, dâng hương tri ân những anh hùng hi sinh trên các mặt trận của tỉnh Hà Giang.
Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư? Phóng sự

Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư?

TTTĐ - Loạt bài phản ánh của báo Tuổi trẻ Thủ đô cho thấy nhiều bất cập tại các khu tái định cư thuộc dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn ở huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đang cần được tháo gỡ.
Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong Phóng sự

Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong

TTTĐ - Khi người dân chuyển về khu tái định cư đã phát hiện nhiều bất cập khiến các hộ dân “đi không được, ở cũng không xong”. Thậm chí, có hộ dân phải “bỏ của chạy lấy người”...
Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư Phóng sự

Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư

TTTĐ – Câu chuyện đầu tư khu tái định cư cho người dân vùng thiên tai, khó khăn tại huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) không được tính toán thấu đáo, dẫn đến dự án rơi vào cảnh hoang phế, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng Phóng sự

Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng

TTTĐ - Liên quan đến việc triển khai Chỉ thị 24/CT-TU của Thành uỷ Hà Nội, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có cuộc trao đổi...
Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu Phóng sự

Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu

TTTĐ - Chỉ thị 24 được Ban Thường vụ, Thường trực Quận ủy xác định là “luồng gió” mới trong thực hiện kỷ luật, kỷ cương thực thi công vụ.
Bài 3: Thủ đô tiên phong Phóng sự

Bài 3: Thủ đô tiên phong

TTTĐ - Chỉ thị số 24-CT/TU về “Tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố Hà Nội” được cho là "liều thuốc" hữu hiệu.
Bài 2: Nỗi đau từ “khối u ác tính” Phóng sự

Bài 2: Nỗi đau từ “khối u ác tính”

TTTĐ - Chỉ thị 24 - cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám nhận việc khó - là cách chữa trị đầu tiên tung ra giữa lúc cả xã hội đang cần một biện pháp hữu hiệu để điều trị căn bệnh trầm kha.
Xem thêm