Tag

Bài 13: Giải quyết công việc theo hướng hiệu quả, tránh bệnh hình thức

Phóng sự 30/03/2017 08:25
aa
TTTĐ.VN - Được ghi nhận là một trong những điểm sáng về cải cách hành chính (CCHC) của thành phố, những năm qua, quận Long Biên (Hà Nội) không chỉ đầu tư cơ sở vật chất bộ phận “Một cửa” ngày càng khang trang, hiện đại mà còn đẩy mạnh siết chặt kỷ luật kỷ cương hành chính trong đội ngũ cán bộ công chức, quyết tâm hoàn thiện hơn nữa quy trình giải quyết thủ tục hành chính thuận tiện cho người dân.

Bài 13: Giải quyết công việc theo hướng hiệu quả, tránh bệnh hình thức

>> Tạo đột phá, xây dựng nền hành chính hành động và phục vụ:
* Bài 10: Siết chặt kỷ cương trong công tác quản lý đô thị
* Bài 11: Giải pháp bền vững trong lập lại trật tự vỉa hè
* Bài 12: Xử lý nghiêm cán bộ vi phạm pháp luật

Bài 13: Giải quyết công việc theo hướng hiệu quả, tránh bệnh hình thức
Người dân làm thủ tục hành chính tại bộ phận “Một cửa” quận Long Biên

Bà Đinh Thị Thu Hương, Phó Chủ tịch UBND quận Long Biên cho biết: Không phải tới khi thành phố Hà Nội chọn năm 2017 là “Năm kỷ cương hành chính” quận Long Biên mới vào cuộc. Ngay từ những năm trước đó, trong việc thực hiện các nhiệm vụ về trật tự đô thị, cải cách hành chính, quận Long Biên đã triển khai quyết liệt các nội dung về kỷ cương hành chính, nhiệm vụ công tác CCHC đồng bộ trong cả hệ thống chính trị từ quận tới cơ sở.

Năm 2016, quận đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc tổ chức thực hiện Chương trình 08-CTr/TU của Thành ủy và Chương trình 02-CTr/QU của Quận ủy về "Đẩy mạnh CCHC, trọng tâm chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm và hoàn thiện mô hình cơ quan điện tử quận, phường".

Tại bộ phận “Một cửa”, yêu cầu về ý thức, trách nhiệm của mỗi cá nhân, bộ phận trong các khâu giải quyết hồ sơ được thực hiện theo hướng rõ người, rõ việc, rõ thời gian và quy định cụ thể người chịu trách nhiệm, thời gian thực hiện, thời gian hoàn thành. Do đó, nếu cá nhân, phòng, ban nào chậm sẽ làm ảnh hưởng đến cả quy trình xử lý hồ sơ. Cá nhân, bộ phận đó phải có giải trình và thư xin lỗi gửi đến người dân thì hệ thống mới tiếp tục chạy. Chính vì thế, ý thức giải quyết công việc của mỗi cán bộ, công chức được nâng lên. Ngay cả lãnh đạo quận cũng thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc nâng cao hiệu quả công việc, bảo đảm thời gian giải quyết hồ sơ hành chính.

Theo ghi nhận phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, thực tế triển khai quyết liệt các giải pháp thời gian qua tại Long Biên cho thấy, công tác giải quyết hồ sơ hành chính đạt hiệu quả cao. Kết quả đáng ghi nhận hơn cả là ý thức trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức, viên chức tại từng bộ phận được nâng cao, sử dụng hiệu quả quỹ thời gian, kích thích sự năng động, sáng tạo để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Đáng chú ý, quận đã gắn kết quả thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính với đánh giá xếp loại cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) và người lao động, qua đó, đã tạo sự chuyển biến rõ nét trong hiệu quả công việc. Hiệu lực, hiệu quả điều hành của chính quyền từ quận tới cơ sở được nâng cao. 100% các phòng, ban, đơn vị đã thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, điều hành, thực thi công vụ theo chương trình, kế hoạch công tác gắn với kiểm tra, đánh giá, xếp loại, khen thưởng cán bộ công chức viên chức hàng tháng; xây dựng và chuẩn hóa đội ngũ CBCCVC được thực hiện bài bản bằng các giải pháp đổi mới, xây dựng khung năng lực của từng vị trí việc làm, tiêu chí chuyên nghiệp của đội ngũ; khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ. Hoạt động kiểm tra, giám sát được thực hiện nề nếp, bài bản, tạo sự chuyển biến về nhận thức trách nhiệm của CCCCVC trong thực thi công vụ.

Thực hiện “Năm kỷ cương hành chính 2017", lãnh đạo quận Long Biên cho biết, quận sẽ tập trung rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy trình giải quyết công việc nội bộ theo hướng hiệu quả, chất lượng, tránh hình thức; đồng thời, thường xuyên kiểm soát TTHC; rà soát, rút ngắn thời gian giải quyết TTHC và thực hiện hiệu quả giải quyết TTHC dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; thí điểm mô hình “Khu chung cư điện tử ” tại 3 phường. Trong năm 2017, quận cũng sẽ tổ chức đối thoại với nhân dân về TTHC định kỳ 6 tháng/ lần.

Bên cạnh đó, quận sẽ triển khai, tổ chức các đợt kiểm tra công vụ đột xuất và theo chuyên đề tại các phòng, ban, đơn vị trực thuộc và các phường. Quận tiếp tục đẩy mạnh duy trì thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành, thực thi công vụ; triển khai có hiệu quả mô hình “Cơ quan điện tử” tại 14 phường; khai thác, sử dụng tối đa các phần mềm ứng dụng trong thực thi công vụ, hạn chế đối đa việc sử dụng văn bản giấy...

(còn nữa)

Tin liên quan

Đọc thêm

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu" Phóng sự

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu"

TTTĐ - Quá trình thâm nhập, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tận mắt chứng kiến những cánh rừng vùng biên giới tại hai xã Ia Púch và Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, đang ngày đêm "rỉ máu"
Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng Phóng sự

Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng

TTTĐ - Bên cạnh những khu tái định cư còn nhiều bất cập, thì Khu tái định cư Thủy điện Đăk Mi 1, do Công ty Cổ phần Quang Đức Kon Tum làm chủ đầu tư đang đem lại niềm vui, cuộc sống ấm no cho 37 hộ dân thôn Kon Năng, xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei (Kon Tum).
Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên Phóng sự

Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên

TTTĐ - Chiều 9/12, tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, đoàn công tác của báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tới dự lễ cầu siêu, dâng hương tri ân những anh hùng hi sinh trên các mặt trận của tỉnh Hà Giang.
Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư? Phóng sự

Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư?

TTTĐ - Loạt bài phản ánh của báo Tuổi trẻ Thủ đô cho thấy nhiều bất cập tại các khu tái định cư thuộc dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn ở huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đang cần được tháo gỡ.
Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong Phóng sự

Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong

TTTĐ - Khi người dân chuyển về khu tái định cư đã phát hiện nhiều bất cập khiến các hộ dân “đi không được, ở cũng không xong”. Thậm chí, có hộ dân phải “bỏ của chạy lấy người”...
Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư Phóng sự

Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư

TTTĐ – Câu chuyện đầu tư khu tái định cư cho người dân vùng thiên tai, khó khăn tại huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) không được tính toán thấu đáo, dẫn đến dự án rơi vào cảnh hoang phế, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng Phóng sự

Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng

TTTĐ - Liên quan đến việc triển khai Chỉ thị 24/CT-TU của Thành uỷ Hà Nội, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có cuộc trao đổi...
Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu Phóng sự

Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu

TTTĐ - Chỉ thị 24 được Ban Thường vụ, Thường trực Quận ủy xác định là “luồng gió” mới trong thực hiện kỷ luật, kỷ cương thực thi công vụ.
Bài 3: Thủ đô tiên phong Phóng sự

Bài 3: Thủ đô tiên phong

TTTĐ - Chỉ thị số 24-CT/TU về “Tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố Hà Nội” được cho là "liều thuốc" hữu hiệu.
Bài 2: Nỗi đau từ “khối u ác tính” Phóng sự

Bài 2: Nỗi đau từ “khối u ác tính”

TTTĐ - Chỉ thị 24 - cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám nhận việc khó - là cách chữa trị đầu tiên tung ra giữa lúc cả xã hội đang cần một biện pháp hữu hiệu để điều trị căn bệnh trầm kha.
Xem thêm