Tag

Bài 130: Đừng bỏ quên những ông chủ “sinh ra từ làng”

Phóng sự 25/12/2016 11:31
aa
TTTĐ - Xã hội phát triển, đại học dường như đã không còn là con đường duy nhất để các bạn trẻ chọn lập thân, lập nghiệp. Tại nhiều làng quê từng “ngủ yên” vì giấc mơ “nhất định phải đỗ trường này, trường nọ” hay quan điểm “giàu nhà quê không bằng ngồi lê thành phố” bỗng chốc được thức tỉnh, trở nên náo nhiệt.

Bài 130: Đừng bỏ quên những ông chủ “sinh ra từ làng”

>> Phát triển nguồn nhân lực trẻ- Nhiệm vụ chính trị cấp thiết
* Bài 124: “Khát” lao động chất lượng cao
* Bài 125: Đổi mới công tác đào tạo - Nhiệm vụ sống còn
* Bài 126: Đào tạo nhân lực văn hóa nghệ thuật ở nước ngoài
* Bài 127: Các trường đại học Việt Nam nỗ lực hội nhập
* Bài 128: Khởi nghiệp không chỉ để… trải nghiệm
* Bài 129: Việc bổ nhiệm Vụ phó 26 tuổi - Cần có cái nhìn khách quan


Bài 130: Đừng bỏ quên những ông chủ “sinh ra từ làng”

Ông chủ
Nguyễn Hùng Vương tại cơ sở may Comle Làng nghề Vân Từ, Hà Nội.

Vẫn những ngôi làng đó, thời kỳ đổi mới “nhà nhà khởi nghiệp”, “người người khởi nghiệp” đã có hàng trăm, ngàn ông chủ trẻ vươn lên trở thành tỷ phú…

Kiếm tiền tỷ ngay tại quê mình…

Đang học lớp 7, Nguyễn Hùng Vương (sinh năm 1977, thôn Từ Thuận, xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) “đùng đùng” đòi nghỉ học.

Anh bảo: Hồi đó tôi đi học, ngồi ở lớp mà lòng dạ chỉ nghĩ đến chiếc máy may ở nhà. Thú thật, tôi mê việc may cắt đến nỗi, hầu như đêm nào cũng nằm mơ thấy mình đang trở thành một người thợ may “cừ” nhất làng nghề Vân Từ. Chính những giấc mơ tuổi thơ bé đã giúp chàng trai Nguyễn Hùng Vương chiến thắng cơn giận dữ của bố khi nghe tin con trai đang là lớp trưởng lại nằng nặc đòi bỏ học. Bố anh từng mắng: Con nhà người ta, chỉ ước mong cha mẹ có tiền để được đi học, sau này nhàn tấm thân, lại “ăn trắng, mặc trơn”. Đằng này con nhà mình, đòi nghỉ học ở nhà làm nghề của người nông dân. Nghề may ở quê, giàu đến đâu cũng chỉ loanh quanh ở làng, bao giờ “mở mày, mở mặt” ra thiên hạ được!”.

Xung quanh anh lúc đó, rất nhiều người thậm chí còn nói: Làm nghề may mà giàu được thì cả làng đã thành tỷ phú. Cái làng cổ này bao năm vẫn thế. Giàu có được, ai dại gì cho con cái vào Nam, ra Bắc kiếm công việc cho đỡ nhọc nhằn.

Thừa nhận là học hành xếp vào loại khá, nhưng với Vương việc đến lớp học hàng ngày không thể thú vị và quyến rũ bằng nghề may mặc. Vì thế, trong cuộc “đọ sức, cân tài” giữa học chữ và học nghề, anh vẫn quyết tâm xin bố mẹ đồng ý cho nghỉ học. 14 tuổi, nghỉ học. Ngay sau đó anh vội bắt tay vào công việc gắn bó với mảnh vải, cây kéo, chiếc máy may. Đầu tiên, Vương chọn việc học nghề từ một bậc cao niên trong làng. Sau đó vài tháng, anh “lần mò” lên hợp tác xã may Việt Hà nổi tiếng thời bấy giờ ở phố Hàng Trống (Hà Nội) để học hỏi. Khi vào học ở đây, Vương trong vai một cậu bé làng nghề đi máy may thuê để kiếm tiền.

Làng nghề Từ Thuận, xã Vân Từ (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) sau 10 năm Hùng Vương lập nghiệp, những ngày cuối năm, đang được coi là “trúng vụ". Hợp tác xã may của ông chủ trẻ này đang quá tải bởi những đơn hàng từ khắp các tỉnh, thành đổ về. Dù đã là chủ của hợp tác xã may với hàng trăm công nhân nhưng anh vẫn luôn là người lên mẫu, tự tay cắt các sản phẩm để đảm bảo uy tín, chất lượng tốt nhất tới khách hàng.

Từ chỗ nhận làm hàng đại trà, hiện nay, hiện ông chủ trẻ với hơn 50 công nhân và hàng trăm lao động may gia công thời vụ đã chuyển sang nhận may các gói hợp đồng theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp, công ty suốt dọc, dài đất nước. Thu nhập trung bình của 50 công nhân tại HTX Hùng Vương khoảng hơn 4 triệu đồng/tháng. Ngoài việc lo chỉ đạo hợp tác xã may, anh Vương còn luôn tất bật với những chuyến vào Nam, ra Bắc ký kết hợp đồng, đo hàng cho khách.

Bắt đất nở hoa…

Chàng trai Trương Văn Dư sinh ra, lớn lên từ làng nghề trồng rau của đất Phú Xuyên, Hà Nội. Dư lại có cách kiếm tiền tỷ từ việc trồng rau sạch, trồng cây cà chua ghép trên gốc những cây khác có khả năng sinh trưởng tốt, chống chọi với sâu bệnh.

Trương Văn Dư cho biết: Những cây cà chua thường, luôn có hai nỗi “khắc tinh” mà người nông dân nào cũng rất sợ hãi, đó là bệnh héo xanh và bệnh thối rễ vì úng ngập. Héo xanh khiến cho thân cây cà chua mới hôm qua, nhìn vẫn như “chưa hề có chuyện gì xảy ra” nhưng chỉ sau một đêm, có thể cả ruộng cà chua rũ xuống, quả rời khỏi cây, rụng la liệt. Còn nạn úng ngập có khi khiến ruộng cà chua đang xanh tươi mơn mởn, bỗng chốc thối gốc, chết gục.

Trương Văn Dư đã tập trung trồng giống cà chua mới, cà chua thường ghép trên gốc cây cà tím. Anh rời Hà Nội lên Mộc Châu trồng cà, mỗi năm cho thu nhập hàng tỷ đồng.

Dư tốt nghiệp học Đại học Nông nghiệp I. Ra trường, anh có thời gian dài đi làm ở các công ty nhà nước theo đúng quan điểm “ổn định việc làm” và “ăn trắng, mặc trơn”. Đúng lúc công việc và sự nghiệp đang thuận buồm, xuôi gió, đùng cái, anh quyết định từ bỏ công việc ở Thủ đô, thông báo với cha mẹ sẽ cùng một số bạn bè lên Mộc Châu, Sơn La thuê đất làm nông nghiệp. Quyết định “ngược đời” này của Dư khiến gia đình anh chao đảo. "Mẹ tôi khóc nhiều đến gầy rộc cả người. Bà bảo: “Bố mày đã ốm yếu rồi, mày có biết bao nhiêu năm mẹ chắt bóp nuôi mày ăn học cho bằng bạn, bằng bè. Giờ ở Thủ đô sung sướng lại không muốn, muốn một thân một mình lên nơi “chó ăn đá, gà ăn sỏi” đó làm nông nghiệp” – Anh kể.

Thương bố mẹ nhưng nung nấu ý định “sẽ làm giàu bằng nghề nông”, Dư quyết tâm lên đường. Trên thảo nguyên Mộc Châu mênh mông, chàng trai 8X tự vạch ra con đường đi cho mình. Năm 2010, trong lúc thị trường miền Bắc vẫn phải nhập không ít cà chua từ Trung Quốc hay phải vận chuyển từ Đà Lạt ra với chi phí quá cao, Dư quyết định thuê lại trang trại với giá 60 triệu đồng/ năm, quyết tâm trồng cây cà chua trái mùa. Giống cà chua mới với những ưu điểm vượt trội bán khá đắt hàng. Trong khi cà chua thường chỉ bán 10 nghìn đồng/ kg, cà chua giống mới bán với giá gấp đôi khiến anh thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

“Cú hích” cho “Thần Nông Việt”?

Trong thời kinh tế thị trường, ai cũng biết, việc thành bại của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố cung, cầu.

Tuy nhiên, vấn đề khó khăn đặt ra với những ông chủ làng nghề, vùng nông thôn là họ khá ít kiến thức, không được đào tạo bài bản, lại chịu chi phối rất nặng nề từ mối quan hệ làng, xã, anh em, dòng tộc họ hàng.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng: Tất cả các quỹ đầu tư khi rót vốn vào doanh nghiệp, việc điều đầu tiên quan tâm, chưa hẳn là vốn, thị trường, ngành nghề…mà là nguồn lực, bao gồm bản thân nhà sáng lập và đội ngũ thành viên cốt cán.

Những bài học xương máu cho thấy, các doanh nhân khởi nghiệp bắt đầu từ số không và chỉ có sáng tạo song hành với công nghệ tạo ra bước ngoặt đột phá khi có trong tay một đội ngũ nhân lực làm việc và cống hiến hết mình. Nói cách khác, nhân lực là cái duy nhất tạo ra lực tăng trưởng đó. Vậy nhưng, ở nhiều làng quê, do chịu chi phối từ mối quan hệ thân thiết, khi chọn nhân sự, họ đã rất “qua loa”.

Những ông chủ trẻ dễ dàng chọn cộng sự cho mình đôi khi là qua cảm tính, ràng buộc anh em thân quen, thậm chí là sự sự trả ân, trả nghĩa…Những sai lầm vô tình đó khiến không ít những doanh nghiệp làm ăn ban đầu khá ổn, nhưng sau đó rơi vào mối quan hệ bất hòa và dần dần đi xuống hoặc tan rã.

Tạo cú hích, sát cánh bên những ông chủ trẻ vẫn luôn là những vấn đề cấp bách và quan trọng, đặc biệt là những vùng nông thôn, làng nghề truyền thống. Những bài học đừng quan tâm tới công nghệ, đừng quan tâm tới kinh doanh, đầu tiên, người chủ doanh nghiệp phải là người quản lý tốt về nhân sự. Một khi nhân sự vững thì công ty dễ tuyển dụng những người thích hợp khác trong doannh nghiệp.

Anh Hùng Vương cho biết: Có thời điểm tôi “tin bạn quá mà mất tiền”. Chúng tôi hùn vốn cùng làm ăn, nhưng anh bạn “khôn” hơn đã cướp hết các mối hàng, thậm chí lấy danh nghĩa tôi để đi thu tiền một vài chỗ và “ỉm” đi. Vì là anh, em “đòi cũng dở, để cũng dở” tôi đành lặng im. Sau đó, chúng tôi giã từ nhau và mất đi khoản kinh phí không nhỏ.

8X Trương Văn Dư rút ra bài học đắt giá: Sự cộng tác nhầm lẫn khiến tôi lao đao cả năm. Cộng sự của tôi khi mới vào làm chung thì rất nhiều ý tưởng hay. Tuy nhiên, sau này tôi mới hiểu, anh ấy làm như thế để “leo cao” và biết nhiều kinh nghiệm của doanh nghiệp. Đúng lúc chúng tôi đang ăn nên làm ra, anh ấy quyết định rời bỏ tôi, không quên “ẵm” theo chuỗi khách hàng thân thuộc mà tôi đã rất mất công tạo dựng.

(còn nữa)


Tin liên quan

Đọc thêm

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu" Phóng sự

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu"

TTTĐ - Quá trình thâm nhập, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tận mắt chứng kiến những cánh rừng vùng biên giới tại hai xã Ia Púch và Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, đang ngày đêm "rỉ máu"
Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng Phóng sự

Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng

TTTĐ - Bên cạnh những khu tái định cư còn nhiều bất cập, thì Khu tái định cư Thủy điện Đăk Mi 1, do Công ty Cổ phần Quang Đức Kon Tum làm chủ đầu tư đang đem lại niềm vui, cuộc sống ấm no cho 37 hộ dân thôn Kon Năng, xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei (Kon Tum).
Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên Phóng sự

Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên

TTTĐ - Chiều 9/12, tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, đoàn công tác của báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tới dự lễ cầu siêu, dâng hương tri ân những anh hùng hi sinh trên các mặt trận của tỉnh Hà Giang.
Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư? Phóng sự

Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư?

TTTĐ - Loạt bài phản ánh của báo Tuổi trẻ Thủ đô cho thấy nhiều bất cập tại các khu tái định cư thuộc dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn ở huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đang cần được tháo gỡ.
Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong Phóng sự

Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong

TTTĐ - Khi người dân chuyển về khu tái định cư đã phát hiện nhiều bất cập khiến các hộ dân “đi không được, ở cũng không xong”. Thậm chí, có hộ dân phải “bỏ của chạy lấy người”...
Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư Phóng sự

Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư

TTTĐ – Câu chuyện đầu tư khu tái định cư cho người dân vùng thiên tai, khó khăn tại huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) không được tính toán thấu đáo, dẫn đến dự án rơi vào cảnh hoang phế, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng Phóng sự

Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng

TTTĐ - Liên quan đến việc triển khai Chỉ thị 24/CT-TU của Thành uỷ Hà Nội, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có cuộc trao đổi...
Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu Phóng sự

Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu

TTTĐ - Chỉ thị 24 được Ban Thường vụ, Thường trực Quận ủy xác định là “luồng gió” mới trong thực hiện kỷ luật, kỷ cương thực thi công vụ.
Bài 3: Thủ đô tiên phong Phóng sự

Bài 3: Thủ đô tiên phong

TTTĐ - Chỉ thị số 24-CT/TU về “Tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố Hà Nội” được cho là "liều thuốc" hữu hiệu.
Bài 2: Nỗi đau từ “khối u ác tính” Phóng sự

Bài 2: Nỗi đau từ “khối u ác tính”

TTTĐ - Chỉ thị 24 - cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám nhận việc khó - là cách chữa trị đầu tiên tung ra giữa lúc cả xã hội đang cần một biện pháp hữu hiệu để điều trị căn bệnh trầm kha.
Xem thêm