Tag

Bài 132: Làng nghề đổi mới phương pháp đào tạo để “giữ” thợ giỏi

Phóng sự 01/01/2017 13:30
aa
TTTĐ - Theo Hiệp hội làng nghề Việt Nam, nước ta hiện có 4.575 làng nghề, thu hút 20 triệu lao động, nhưng số lao động đã qua đào tạo chỉ chiếm 12,3%. Nhiều làng nghề truyền thống hiện nay thiếu thợ giỏi nên không đáp ứng được nhu cầu thị trường. Để làng nghề phát triển và hội nhập, nhiều ý kiến cho rằng, phải đổi mới phương pháp đạo tạo...

Bài 132: Làng nghề đổi mới phương pháp đào tạo để “giữ” thợ giỏi

>> Phát triển nguồn nhân lực trẻ- Nhiệm vụ chính trị cấp thiết:
* Bài 130: Đừng bỏ quên những ông chủ “sinh ra từ làng”
* Bài 131: Xây dựng chiến lược và quản lý bằng hệ thống


Bài 132: Làng nghề đổi mới phương pháp đào tạo để “giữ” thợ giỏi
Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Phương Quang

Chỉ duy trì chứ không thể phát triển

Thống kê của Hiệp hội làng nghề Việt Nam cho thấy, nước ta hiện có 4.575 làng nghề, trong đó có 3.251 làng có nghề và 1.324 làng nghề được công nhận theo tiêu chí về phát triển ngành nghề nông thôn. Tuy nhiên, có một thực trạng đáng buồn là nhiều làng nghề truyền thống hiện nay không có thợ tạo mẫu và thợ có tay nghề tinh xảo đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ ngày càng cao của người tiêu dùng, cho nên sản phẩm của các làng nghề truyền thống chưa đa dạng về mẫu mã, thiếu sức cạnh tranh so với sản phẩm cùng loại trong nước và quốc tế. Nguyên nhân được xác định là do lao động có tay nghề đang chuyển dịch sang làm việc ở các lĩnh vực khác hoặc thoát ly khỏi địa phương. Trong khi đó, các chủ hộ sản xuất hầu như chưa được đào tạo về quản trị kinh doanh và thiếu kiến thức về kinh tế thị trường. Điều này khiến các làng nghề đứng trước sự “báo động” chỉ có thể duy trì không thể phát triển.

Chia sẻ về vấn đề thiếu lao động tại các làng nghề truyền thống, đặc biệt ở làng nghề mây tre đan Phú Vinh, nghệ nhân ưu tú Nguyễn Phương Quang, Giám đốc Công ty TNHH Việt Quang (ở thôn Phú Vinh, xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) cho biết: Phú Vinh nổi tiếng cả nước với nghề mây tre đan truyền thống. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, làng nghề không phát triển được vì thiếu đội ngũ lao động kế cận lành nghề. Hiện Cty tôi có gần 20 lao động làm việc nhưng chỉ có một thợ chính có trình độ tay nghề, chuyên thiết kế mẫu mã các sản phẩm, còn lại chỉ sản xuất theo mẫu có sẵn nên hàng hóa không đa dạng, phong phú, thiếu sức cạnh tranh. Trong khi đó, nhu cầu của thị trường ngày càng khắt khe nên tôi rất trăn trở làm sao giữ được thương hiệu của làng nghề truyền thống, trong bối cảnh làng nghề thiếu tay nghề trầm trọng”.

Thực tế, hầu hết các doanh nghiệp ở làng nghề đều đau đầu về nguồn nhân lực. Hàng loạt các câu hỏi được đặt ra như: “Làm thế nào để có thể phát triển nguồn nhân lực tại địa phương”, “ Có cách nào để những sản phẩm làng nghề trở nên đa dạng phong phú về mẫu mã, chủng loại đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong nước và quốc tế”. Mặc dù, vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều nhưng đã lộ ra một điều: “Muốn xây dựng được một đội ngũ kế cận lành nghề, lưu truyền lại những sản phẩm mang giá trị tinh hoa của người Việt, cần phải đào tạo và đổi mới phương pháp đào tạo, thì làng nghề mới phát triển được” – anh Nguyễn Văn Tài, chủ doanh nghiệp làng nghề gỗ Thường Tín (Hà Nội) nói.

Theo Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, hiện có hai phương pháp dạy nghề cho lao động tại địa phương. Thứ nhất là trao - truyền (cầm tay chỉ việc) theo kinh nghiệm từ các nghệ nhân cao tuổi. Thứ hai là tổ chức các lớp dạy nghề có sự tham gia của các nghệ nhân bên cạnh việc lồng ghép các trang thiết bị khoa học - kỹ thuật.

Với phương pháp trao - truyền theo kinh nghiệm từ các nghệ nhân cao tuổi có ưu điểm là tốn ít kinh phí, dễ học, dễ dạy nhưng không phải muốn truyền dạy là được, bởi phần lớn các nghệ nhân tại các làng nghề đã ở tuổi “xưa nay hiếm” và không phải ai cũng sẵn sàng “sống chết với nghề” để có thể truyền dạy lại cho cộng đồng vượt ra ngoài quan niệm “cha truyền con nối”.

Tạo sức sống cho làng nghề

Đem những trăn trở của chủ doanh nghiệp và suy nghĩ của anh Tài về nguồn nhân lực của làng nghề trao đổi với ông Đào Văn Tiến, Vụ trưởng Vụ Dạy nghề thường xuyên (Tổng cục Dạy nghề, thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), ông Tiến cho biết: “Hiện có tới 90,4% số làng nghề thiếu lao động, chỉ 9% số làng nghề đủ lao động và 0,6% số làng nghề thừa lao động. Nguyên nhân là do quá trình truyền nghề cho lớp trẻ chưa được coi trọng đúng mức. Việc dạy nghề tại các làng nghề phần lớn theo lối truyền nghề trong các gia đình, cầm tay chỉ việc (78,21%) hoặc tổ chức những lớp học ngắn ngày cho con em trong địa phương (21,4%) lại không có giáo trình biên soạn cụ thể (chủ yếu truyền dạy theo kinh nghiệm) cho nên nhu cầu học nghề và số lượng người học theo rất thấp.

Như vậy, muốn giữ chân người trẻ ở lại với nghề và làng nghề, cần thay đổi nhiều thứ. Trước tiên, cần có những chính sách hỗ trợ đặc thù cho các làng nghề. Sau đó, phải đổi mới phương pháp đào tạo bằng việc truyền nghề sao cho khoa học và bài bản nhất. Bên cạnh đó cũng phải ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất để hạ giá thành sản phẩm, giải phóng sức lao động; Đổi mới công tác quản lý các làng nghề.

Được biết, hiện nay, công tác khuyến công, phát triển các làng nghề đang do hai đơn vị cùng quản lý là Sở Công thương và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Để giải quyết vấn đề lao động cho làng nghề thì cần sự chung tay của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, chính quyền địa phương.

Bên cạnh đó, cần xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm cụ thể hóa Luật Bảo vệ môi trường đối với làng nghề; hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề; tăng vốn tín dụng ưu đãi, vốn chương trình kích cầu của Nhà nước cho các cơ sở ngành nghề nông thôn được vay vốn trung và dài hạn với lãi suất ưu đãi nhằm đổi mới thiết bị, công nghệ, sản xuất, quảng bá mặt hàng mới, tăng cường xuất khẩu, với thủ tục đơn giản… mới tạo nên sức sống mới cho làng nghề truyền thống.


Sẽ đào tạo nghề cho hơn 900.000 lao động

Hiện cả nước có hơn 100 trường cao đẳng nghề, hơn 300 trường trung cấp nghề và hơn 1.000 cơ sở dạy nghề, hầu hết các huyện đều có trung tâm dạy nghề. Ngoài ra nhiều trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp có hệ dạy nghề nhưng có rất ít trường và trung tâm đào tạo nghề truyền thống, quy mô đào tạo rất nhỏ và chất lượng chưa cao. Việc dạy nghề truyền thống ở các trường này thường chưa gắn với nhu cầu thực tế sản xuất, kinh doanh, do đó nhiều người học xong vẫn không tìm được việc làm.

Trong chiến lược đào tạo nghề cho lao động nông thôn tầm nhìn 2017-2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xác định: Nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn là hơn 900 nghìn người với tỷ lệ lao động nông thôn nâng cao thu nhập và có việc làm sau khi đào tạo nghề đạt hơn 80%. Tổng kinh phí thực hiện 1.750 tỷ đồng. Đây là số tiền không nhỏ nhằm tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao cho nông thôn nói chung và các làng nghề truyền thống nói riêng.


(còn nữa)


Tin liên quan

Đọc thêm

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu" Phóng sự

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu"

TTTĐ - Quá trình thâm nhập, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tận mắt chứng kiến những cánh rừng vùng biên giới tại hai xã Ia Púch và Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, đang ngày đêm "rỉ máu"
Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng Phóng sự

Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng

TTTĐ - Bên cạnh những khu tái định cư còn nhiều bất cập, thì Khu tái định cư Thủy điện Đăk Mi 1, do Công ty Cổ phần Quang Đức Kon Tum làm chủ đầu tư đang đem lại niềm vui, cuộc sống ấm no cho 37 hộ dân thôn Kon Năng, xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei (Kon Tum).
Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên Phóng sự

Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên

TTTĐ - Chiều 9/12, tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, đoàn công tác của báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tới dự lễ cầu siêu, dâng hương tri ân những anh hùng hi sinh trên các mặt trận của tỉnh Hà Giang.
Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư? Phóng sự

Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư?

TTTĐ - Loạt bài phản ánh của báo Tuổi trẻ Thủ đô cho thấy nhiều bất cập tại các khu tái định cư thuộc dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn ở huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đang cần được tháo gỡ.
Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong Phóng sự

Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong

TTTĐ - Khi người dân chuyển về khu tái định cư đã phát hiện nhiều bất cập khiến các hộ dân “đi không được, ở cũng không xong”. Thậm chí, có hộ dân phải “bỏ của chạy lấy người”...
Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư Phóng sự

Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư

TTTĐ – Câu chuyện đầu tư khu tái định cư cho người dân vùng thiên tai, khó khăn tại huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) không được tính toán thấu đáo, dẫn đến dự án rơi vào cảnh hoang phế, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng Phóng sự

Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng

TTTĐ - Liên quan đến việc triển khai Chỉ thị 24/CT-TU của Thành uỷ Hà Nội, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có cuộc trao đổi...
Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu Phóng sự

Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu

TTTĐ - Chỉ thị 24 được Ban Thường vụ, Thường trực Quận ủy xác định là “luồng gió” mới trong thực hiện kỷ luật, kỷ cương thực thi công vụ.
Bài 3: Thủ đô tiên phong Phóng sự

Bài 3: Thủ đô tiên phong

TTTĐ - Chỉ thị số 24-CT/TU về “Tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố Hà Nội” được cho là "liều thuốc" hữu hiệu.
Bài 2: Nỗi đau từ “khối u ác tính” Phóng sự

Bài 2: Nỗi đau từ “khối u ác tính”

TTTĐ - Chỉ thị 24 - cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám nhận việc khó - là cách chữa trị đầu tiên tung ra giữa lúc cả xã hội đang cần một biện pháp hữu hiệu để điều trị căn bệnh trầm kha.
Xem thêm