Tag

Bài 14: Chiếm vỉa hè, lòng đường bất chấp chỉ đạo của thành phố

Phóng sự 02/04/2017 09:53
aa
TTTĐ.VN - Mặc dù Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã có chỉ đạo rất quyết liệt tại hội nghị triển khai kế hoạch đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị diễn ra vào ngày 4/3/2017 về việc lập lại trật tự vỉa hè, lòng đường. Tính đến nay đã gần 1 tháng trôi qua nhưng trên tuyến đường Hồng Hà (phường Phúc Xá, Ba Đình, Hà Nội) vẫn tồn tại tình trạng chiếm lòng đường, cản trở giao thông, gây mất an ninh trật tự, vệ sinh môi trường…

Bài 14: Chiếm vỉa hè, lòng đường bất chấp chỉ đạo của thành phố

>> Tạo đột phá, xây dựng nền hành chính hành động và phục vụ:
* Bài 10: Siết chặt kỷ cương trong công tác quản lý đô thị
* Bài 11: Giải pháp bền vững trong lập lại trật tự vỉa hè
* Bài 12: Xử lý nghiêm cán bộ vi phạm pháp luật
* Bài 13: Giải quyết công việc theo hướng hiệu quả, tránh bệnh hình thức

Theo người dân phản ánh, đoạn đường Hồng Hà dài gần 1km (từ gầm cầu Long Biên đến gần cửa khẩu vào phố Tân Ấp thuộc địa bàn phường Phúc Xá, quận Ba Đình, Hà Nội) trong nhiều năm qua bị chiếm dụng làm bến tập kết xe tải bốc dỡ hàng hóa cả ngày lẫn đêm. Cùng với đó, xe dù, bến cóc cũng góp mặt tại đây gây mất an ninh trật tự (ANTT). Không những thế, nhiều hộ kinh doanh tại đây còn ngang nhiên dựng lều, căng bạt, bày bán hoa quả ra giữa đường, gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông, mỹ quan đô thị, khiến người dân vô cùng bức xúc.


Bài 14: Chiếm vỉa hè, lòng đường bất chấp chỉ đạo của thành phố
Từng đoàn xe đỗ trên đường Hồng Hà bốc dỡ hàng hóa giữa ban ngày

Chị Nguyễn Thị Liên, nhà ở phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm bức xúc cho biết: “Đoạn đường Hồng Hà từ cầu Long Biên đến cửa khẩu vào phố Tân Ấp thường xuyên ùn tắc, mất vệ sinh do các hộ kinh doanh lấn chiếm, căng lều bạn ra đường kinh doanh buôn bán hoa quả. Tôi cũng như nhiều người dân sống ở khu vực này sáng nào đi làm cũng phải đi vòng ngược về cửa khẩu Phúc Tân để ra Trần Nhật Duật lên Yên Phụ làm việc mất gần 2km. Trong khi từ khu tôi ở ra cửa khẩu vào chợ Long Biên chỉ khoảng 500m là ra đến đường Yên Phụ”.

Để làm rõ vấn đề trên, phóng viên đã tìm đến Ban Quản lý chợ Long Biên. Tại đây, một cán bộ trong Ban Quản lý cho biết: Đường Hồng Hà (đoạn từ gầm cầu Long Biên hắt về cửa khẩu Tân Ấp) thuộc quyền quản lý của UBND phường Phúc Xá, quận Ba Đình. Ban Quản lý chợ Long Biên chỉ quản lý phần diện tích trong chợ.

“Chúng tôi không chia lô, sắp xếp những hộ kinh doanh ngồi trên đường Hồng Hà và cũng không thu bất cứ một khoản thuế, phí nào của các hộ kinh doanh ngồi tại đây. Ban quản lý chợ Long Biên chỉ phối hợp với phường đảm bảo trật tự giao thông khi xảy ra tắc đường hoặc mất ANTT, vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị trên đoạn đường trước cổng chợ Long Biên”, vị cán bộ này nói.


Bài 14: Chiếm vỉa hè, lòng đường bất chấp chỉ đạo của thành phố

Đoàn xe thường xuyên tập kết tại đây

Giải thích về việc từng đoàn xe tải đỗ trên đường Hồng Hà bốc dỡ hàng hoá, cùng với đó là một số xe khách có biểu hiện đón trả khách cũng dừng đỗ tại đây, vị cán bộ của Ban quản lý chợ Long Biên cho rằng, để đảm bảo trật tự đô thị, tránh ùn tắc giao thông phía trong và ngoài chợ Long Biên thì từ năm 2009, quận Ba Đình có văn bản tạm thời chấp thuận cho Ban quản lý chợ Long Biên phối hợp với Công an phường Phúc Xá, Công an Nguyễn Trung Trực xếp xe ô tô tải ra vào mua bán hàng hoá được đỗ ở đường Hồng Hà từ 22h đêm hôm trước tới 6h sáng hôm sau và tổ chức thu phí theo quy định của Thành phố. Sau 6h sáng các xe phải ra khỏi khu vực này.

Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên trong những ngày qua, từng đoàn xe tải vẫn dừng đỗ, bốc dỡ hàng hoá trên đường Hồng Hà cả ban ngày không chỉ ảnh hưởng tới trật tự giao thông mà còn làm mất mỹ quan đô thị tại khu vực này.

Ngày 22/3, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Dương Hải – Chủ tịch UBND phường Phúc Xá và đại úy Nguyễn Thanh Hải – Phó trường Công an phường. Cả hai vị đều khẳng định với phóng viên là không chuyện “bảo kê” cho phép ô tô cũng như các hộ kinh doanh, buôn bán trên đường Hồng Hà.

“Lãnh đạo phường đã có nhiều văn bản, kế hoạch chỉ đạo lực lượng chức năng xử lý tình trạng lấn chiếm đường Hồng Hà cũng như các tuyến đường khác trên địa bàn phường để kinh doanh buôn bán”, ông Nguyễn Dương Hải khẳng định.

Theo ghi nhận của phóng viên sau buổi làm việc với UBND phường Phúc Xá, tuyến đường này vẫn bị các hộ kinh doanh bán hàng hóa, các xe ô tô đỗ tràn lan dưới lòng đường.

Từ ngày 10/3 đến nay việc thiết lập lại trật tự giao thông, trật tự văn minh đô thị được cả Thành phố thực hiện quyết liệt. Nhiều vỉa hè, tuyến phố đã ngăn nắp, sạch đẹp, nhân dân đồng tình hưởng ứng. Tuy nhiên, trái ngược với đó là tuyến đường Hồng Hà vẫn tồn tại tình trạng chiếm cứ từng đoạn đường để kinh doanh khiến người dân không khỏi hoài nghi về việc “chống lưng, bảo kê” cho những vi phạm tại nơi đây. Dư luận đặt câu hỏi, những vi phạm diễn ra trong thời gian dài như vậy tại sao UBND phường cũng như Công an phường Phúc Xá vẫn làm ngơ?

Báo TTTĐ sẽ tiếp tục thông tin về vấn đề này tới bạn đọc vào những số báo tới.

(còn nữa)



Tin liên quan

Đọc thêm

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu" Phóng sự

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu"

TTTĐ - Quá trình thâm nhập, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tận mắt chứng kiến những cánh rừng vùng biên giới tại hai xã Ia Púch và Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, đang ngày đêm "rỉ máu"
Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng Phóng sự

Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng

TTTĐ - Bên cạnh những khu tái định cư còn nhiều bất cập, thì Khu tái định cư Thủy điện Đăk Mi 1, do Công ty Cổ phần Quang Đức Kon Tum làm chủ đầu tư đang đem lại niềm vui, cuộc sống ấm no cho 37 hộ dân thôn Kon Năng, xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei (Kon Tum).
Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên Phóng sự

Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên

TTTĐ - Chiều 9/12, tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, đoàn công tác của báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tới dự lễ cầu siêu, dâng hương tri ân những anh hùng hi sinh trên các mặt trận của tỉnh Hà Giang.
Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư? Phóng sự

Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư?

TTTĐ - Loạt bài phản ánh của báo Tuổi trẻ Thủ đô cho thấy nhiều bất cập tại các khu tái định cư thuộc dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn ở huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đang cần được tháo gỡ.
Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong Phóng sự

Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong

TTTĐ - Khi người dân chuyển về khu tái định cư đã phát hiện nhiều bất cập khiến các hộ dân “đi không được, ở cũng không xong”. Thậm chí, có hộ dân phải “bỏ của chạy lấy người”...
Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư Phóng sự

Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư

TTTĐ – Câu chuyện đầu tư khu tái định cư cho người dân vùng thiên tai, khó khăn tại huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) không được tính toán thấu đáo, dẫn đến dự án rơi vào cảnh hoang phế, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng Phóng sự

Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng

TTTĐ - Liên quan đến việc triển khai Chỉ thị 24/CT-TU của Thành uỷ Hà Nội, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có cuộc trao đổi...
Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu Phóng sự

Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu

TTTĐ - Chỉ thị 24 được Ban Thường vụ, Thường trực Quận ủy xác định là “luồng gió” mới trong thực hiện kỷ luật, kỷ cương thực thi công vụ.
Bài 3: Thủ đô tiên phong Phóng sự

Bài 3: Thủ đô tiên phong

TTTĐ - Chỉ thị số 24-CT/TU về “Tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố Hà Nội” được cho là "liều thuốc" hữu hiệu.
Bài 2: Nỗi đau từ “khối u ác tính” Phóng sự

Bài 2: Nỗi đau từ “khối u ác tính”

TTTĐ - Chỉ thị 24 - cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám nhận việc khó - là cách chữa trị đầu tiên tung ra giữa lúc cả xã hội đang cần một biện pháp hữu hiệu để điều trị căn bệnh trầm kha.
Xem thêm