Tag

Bài 152: Vẫn có hiện tượng cư xử chưa chuẩn mực ở Đình Kim Liên

Người Hà Nội 10/10/2017 10:45
aa
TTTĐ.VN - Đình đền Kim Liên (hay còn gọi là đền Cao Sơn) là trấn phía nam trong tứ trấn của kinh thành Thăng Long xưa. Bốn ngôi đền thiêng thờ bốn vị thần trấn giữ những vị trí huyết mạch trên mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn hiến để che chở, bảo vệ cho cho kinh thành luôn được bình yên. Tứ trấn gắn liền với việc ra đời kinh đô Thăng Long thời nhà Lý từ những năm 1010 chẳng những là các di tích lịch sử có cảnh quan, kiến trúc đẹp, cổ kính mà còn có ý nghĩa tâm linh đặc biệt với người dân Hà Nội. Bốn vị võ tướng trấn giữ vòng ngoài đảm bảo an toàn cho kinh thành trải qua nhiều thời kì còn được tôn là “Thượng đẳng phúc thần”.

Bài 152: Vẫn có hiện tượng cư xử chưa chuẩn mực ở Đình Kim Liên

>> Xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch:
Bài 150: Sở VH&TT Hà Nội đi đầu trong việc triển khai quy tắc ứng xử


Sử sách ghi lại đình Kim Liên vốn ban đầu là ngôi đền thờ Thần Cao Sơn (nên còn gọi là Đền Cao Sơn) nằm ở làng Đồng Lầm. Thời xa xưa Đồng Lầm là vùng có tên đẹp Kim Hoa, tổng Tả Nghiêm, huyện Thọ Xương cũ. Đến khoảng đầu đời Vua Thiệu Trị vì kiêng tên húy của bà mẹ Vua tên là Hồ Thị Hoa, nên đổi là Kim Liên, sau là tổng Kim Liên. Quá trình lịch sử, Đền được dùng làm trung tâm hoạt động những việc lớn của làng, vì vậy đã mang chức năng của một ngôi đình và gọi theo tên làng nên có tên là Đình Kim Liên như hiện nay.

Thần Cao Sơn có sự tích nằm trong hệ thống huyền thoại thời dựng nước và giữ nước đầu tiên được thờ ở rất nhiều nơi, trong địa bàn tụ cư của người Việt cổ. Truyền thuyết về Cao Sơn đại vương rất phong phú và ngày càng được lịch sử hóa. Thần Cao Sơn là con Lạc Long Quân và Âu Cơ, là một trong 50 người con theo mẹ lên núi. Đến thời Lê thần Cao Sơn đã được lịch sử hóa có tên là Nguyễn Hiền, cùng với em ruột là Nguyễn Sùng (tức là thần Quí Minh), đều là con người chú ruột của Sơn Tinh Nguyễn Tuấn.

Bài 152: Vẫn có hiện tượng cư xử chưa chuẩn mực ở Đình Kim Liên
Đình, đền Kim Liên- trấn Nam kinh thành Thăng Long xưa

Di vật quan trọng nhất tại đình Kim Liên là tấm bia đá đồ sộ cao 2,43m, rộng 1,57m, dày 0,22m có bài tựa "Cao Sơn đại vương thần từ bi minh". Văn bia do sử thần Lê Trung soạn năm 1510 nói về công lao của thần Cao Sơn như sau: Khi vua Lê Tương Dực cầm quân dẹp loạn, khôi phục cơ nghiệp của vua Lê Thái Tổ, có ba vị đại thần là Nguyễn Bá Lân, Nguyễn Hoàng Dụ và Nguyễn Văn Lữ cùng mang quân đi chinh phạt, cầm cờ tiết mao, vác bùa hoàng kim. Đến địa phận huyện Phụng Hóa (nay là Nho Quan, tỉnh Ninh Bình) thì thấy cảnh núi rừng rậm rạp, lại có ngôi đền cổ bên trong dựng một tảng đá ghi bốn chữ "Cao Sơn đại vương". Vua rất lấy làm lạ nên vua quan cùng khẩn cầu thần phù trợ. Quả nhiên sau mười ngày đã thành công vì thế vua Lê Tương Dực cho xây dựng đền thờ thần Cao Sơn được lập ở Phụng Hóa. Sau khi lên ngôi, vua nghĩ đến ơn thần đã ngầm giúp dẹp loạn, năm 1509 vua cho xây dựng lại đền thờ to đẹp hơn ở phường Kim Hoa gần Thăng Long thời bấy giờ.

Đến Đình, đền Kim Liên, du khách bước qua các bậc thang từ chân lên đỉnh một gò cao, như được lạc vào huyền sử. Từng cây cao bóng cả tỏa rễ lá rùm ròa với rêu phong cổ kính thâm nghiêm khiến ta như cảm nhận rõ nét hơn về sự uy nghi, ý nghĩa to lớn của trấn Nam của kinh thành Thăng Long xưa. Người trông giữ đền cho biết vào ngày rằm, mồng một hàng tháng thì rất đông khách đến lễ bái. Hôm chúng tôi đến là vào ngày thường, chỉ rải rác một vài người đến thắp hương, lặng lẽ và vội vã. Đáng chú ý nhất là một đôi trai gái, trong lúc ngồi chờ hạ lễ, chàng trai dựa đầu vào vai cô gái ngay trong khuôn viên đình, nơi để mọi người sắp lễ trước khi vào đền. Mặc dù không khí của đền rất tôn nghiêm nhưng có lẽ sự vắng vẻ, yên tĩnh và tranh thủ lúc những người trông coi đền không để ý nên đôi nam nữ này mặc nhiên bày tỏ tình cảm với nhau. Chẳng lẽ thiếu chỗ để thể hiện, biểu lộ chuyện yêu đương nên ngay cả chốn tôn nghiêm họ cũng không cần phải ý tứ?

Người trông giữ đền cho biết thi thoảng vẫn có hiện tượng người vào lễ đền mặc váy ngắn. Không thể cấm được vì họ tranh thủ lúc đi làm về rồi vào lễ. “Đúng ra là phải có “trang phục dự phòng” như một số địa điểm tâm linh khác đã làm nhưng ở đây chúng tôi chưa làm được”, người trông coi đền nói.

Điều đó cho thấy ý thức của những người đi lễ đền chùa, đặc biệt là những người trẻ chưa thật cao, họ chưa thực sự hiểu việc mình đang làm và thiếu nghiêm túc nơi công cộng, đặc biệt những nơi cần nghiêm cẩn, tôn nghiêm. Điều đó càng cho thấy việc phổ biến quy tắc ứng xử nơi công cộng là rất thiết thực và cần kíp để tránh tồn tại những hình ảnh, hành động không được đẹp mắt trong thành phố.


(
còn nữa)


Tin liên quan

Đọc thêm

Thanh Hằng "hóa" quý cô công sở thời thượng Thời trang - Làm đẹp

Thanh Hằng "hóa" quý cô công sở thời thượng

TTTĐ - Thanh Hằng khẳng định vị thế siêu mẫu hàng đầu khi "biến" mọi thể loại trang phục trở thành lợi thế của mình. Trong bộ ảnh mới nhất, người đẹp "hóa" quý cô công sở, vừa lịch sự, sang trọng nhưng vẫn trẻ trung, sành điệu và tỏa sáng rạng rỡ.
Một đêm "chill" cùng Thanh Do Music show Điện ảnh - Âm nhạc

Một đêm "chill" cùng Thanh Do Music show

TTTĐ - Tối 13/4, tại Vườn hồng - nét đẹp biểu trưng đầy tính lãng mạn của Trường Đại học Thành Đô, Thanh Do Music Show - chủ đề “Vào hạ” đã diễn ra trong không gian đa sắc cùng bầu không khí đầy cảm xúc.
Nhiều tác phẩm điện ảnh đặc sắc phục vụ Nhân dân Điện ảnh - Âm nhạc

Nhiều tác phẩm điện ảnh đặc sắc phục vụ Nhân dân

TTTĐ - Lễ khai mạc Tuần phim kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ dự kiến diễn ra vào ngày 24/4 tại rạp chiếu phim Điện Biên Phủ.
Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam tổ chức tại Hà Nội Văn hóa

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam tổ chức tại Hà Nội

TTTĐ - Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba được tổ chức vào tối 17/4 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Trở về miền ký ức cùng “Phim của một thời” Văn hóa

Trở về miền ký ức cùng “Phim của một thời”

Những bộ phim kinh điển nổi tiếng của Liên Xô (cũ), Italia, Bungary, Tiệp Khắc (cũ) như Khi đàn sếu bay qua, Trên từng cây số, Bạch tuộc... sẽ được Đài Hà Nội sẽ được phát sóng trong chương trình "Phim của một thời” trên Đài Hà Nội, bắt đầu từ cuối tháng 4/2024.
Hồ Quỳnh Hương giữ "nhiệt" cho màn trở lại 2024 Điện ảnh - Âm nhạc

Hồ Quỳnh Hương giữ "nhiệt" cho màn trở lại 2024

TTTĐ - Hồ Quỳnh Hương tiếp tục đưa đêm nhạc của mình đến với thành phố Đà Lạt. Khách mời đặc biệt lần này là Lê Việt Anh và Nguyễn Kiều Oanh.
Ra mắt cuốn sách "Điện Biên Phủ - Lịch sử và ký ức" Văn học

Ra mắt cuốn sách "Điện Biên Phủ - Lịch sử và ký ức"

TTTĐ - Cuốn sách "Điện Biên Phủ - Lịch sử và ký ức" do Tỉnh ủy Điện Biên, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức biên soạn.
Lễ hội chùa Thầy chính thức trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Văn hóa

Lễ hội chùa Thầy chính thức trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tối 12/4, tại Khu di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy (xã Sài Sơn), huyện Quốc Oai tổ chức chương trình đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và khai hội chùa Thầy; khai mạc Tuần lễ văn hóa, du lịch, xúc tiến thương mại huyện Quốc Oai năm 2024 với chủ đề “Quốc Oai - Khơi nguồn di sản”.
Tuyết Mai, Thái Bùi thi Miss & Mister Fitness Supermodel World 2024 Thời trang - Làm đẹp

Tuyết Mai, Thái Bùi thi Miss & Mister Fitness Supermodel World 2024

TTTĐ - Cặp đôi Á quân 1 của cuộc thi Fitness Supermodel Vietnam 2023 là Tuyết Mai và Thái Bùi vừa được xác nhận sẽ là hai gương mặt đầy triển vọng đại diện Việt Nam tham gia cuộc thi nhan sắc quốc tế Miss & Mister Fitness Supermodel World 2024.
Sáng tạo với bộ sách giúp bé trải nghiệm làm tác giả nhí Văn học

Sáng tạo với bộ sách giúp bé trải nghiệm làm tác giả nhí

TTTĐ - “Truyện cổ tích của chúng mình” mang đến cho các bé trải nghiệm tuổi thơ đặc biệt khi được tự làm tác giả một bộ sách.
Xem thêm