Tag

Bài 155: Địa phương tích cực, gia đình nỗ lực

Người Hà Nội 17/10/2017 09:29
aa
TTTĐ.VN - Xây dựng nếp sống người Hà Nội với các tiêu chí: Chấp hành pháp luật, sống nghĩa tình, nhân ái, vì mọi người, nói lời hay, làm việc tốt, phong cách đẹp... là nhiệm vụ được Thành ủy Hà Nội cụ thể hóa trong Chương trình 04-Ctr/TU về "Phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh". Những kết quả đạt được đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm, khơi dậy niềm tự hào của người Hà Nội, từng bước củng cố, hoàn thiện và phát triển các giá trị văn hóa.

Bài 155: Địa phương tích cực, gia đình nỗ lực

>> Xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch:
Bài 154: Mặc không kín đáo không được vào đền Voi Phục

Mỗi địa phương lựa chọn điểm nhấn riêng

So với thời điểm Thủ đô mới được giải phóng cách đây 63 năm, dân số Hà Nội hôm nay tăng hơn 17 lần. Quá trình đổi mới của Thủ đô và đất nước đem lại nhiều đổi thay tích cực về kinh tế - xã hội, nhưng cũng làm nảy sinh nhiều điều đáng lo ngại, nhất là văn hóa ứng xử của một bộ phận người dân Thủ đô có chiều hướng đi xuống... Trong bối cảnh ấy, việc xây dựng, phát triển văn hóa người Hà Nội được Đảng bộ TP Hà Nội xác định là nhiệm vụ quan trọng, được thực hiện qua nhiều nhiệm kỳ.

Quận Hoàn Kiếm là "vùng lõi" của văn hóa Hà Nội, nơi các hoạt động thương mại, du lịch diễn ra sôi động. Quận đã triển khai xây dựng và thực hiện đề án "Xây dựng một số nét văn hóa ứng xử của người dân khu phố cổ", chú trọng xây dựng văn hóa ứng xử gắn với văn minh thương mại, phù hợp với điều kiện một địa phương có nhiều hộ kinh doanh các mặt hàng phục vụ khách du lịch. Những khẩu hiệu như "Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi" đã dần đi vào cuộc sống; những cam kết không "chặt chém" khách hàng được các hộ kinh doanh trên địa bàn ký kết và thực hiện... Trên địa bàn Hoàn Kiếm, sự tương tác giữa văn hóa và kinh tế thể hiện rõ nét nhất. Những nét ứng xử đẹp được hình thành tỷ lệ thuận với lượng khách du lịch đến với khu phố cổ.


Bài 155: Địa phương tích cực, gia đình nỗ lực
Các gia đình vui chơi tại tuyến bố đi bộ Hồ Gươm

Trong khi đó, địa bàn quận Tây Hồ có đặc trưng riêng, hầu hết các phường hiện nay được hình thành từ các làng cổ. Do đó, quận đã chọn hướng đi riêng, đó là triển khai xây dựng "Phường văn hóa". Vốn từ làng lên phố, cộng đồng dân cư ở đây có nhiều gắn kết, nhất là thông qua các hoạt động lễ hội, văn hóa tâm linh gắn với di tích đình, chùa. Vì thế, việc giữ gìn các di tích đình, chùa, các lễ hội… là "chất keo” gắn kết tình cảm những người dân trong cộng đồng. Các dịp tế lễ ở đình, chùa cũng đồng thời là dịp bàn bạc công việc của khu dân cư; cùng với đó là các hoạt động vận động xây dựng nếp sống văn minh, giữ gìn vệ sinh môi trường, xây dựng hạ tầng cho văn hóa, không chèo kéo khách du lịch... Nhờ đó, vùng ven Hồ Tây đã xanh, sạch, văn minh hơn…

Cũng thực hiện xây dựng văn hóa người Hà Nội, khu vực các huyện ngoại thành phía Tây Nam Thủ đô lại kết hợp xây dựng nếp sống thanh lịch, văn minh với gìn giữ nét văn hóa truyền thống xứ Đoài. Ở vùng Hà Tây (cũ), nhiều tập tục lạc hậu vẫn còn rơi rớt, cho nên nhiều địa phương chọn việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang, việc cưới làm trọng tâm. Cho đến nay, phần lớn các đám cưới, đám tang ở các huyện Ba Vì, Đan Phượng, Quốc Oai... đều được thực hiện theo nếp sống mới. Còn ở thị xã Sơn Tây, xây dựng đời sống văn hóa được kết hợp với triển khai các tiêu chí văn hóa trong xây dựng nông thôn mới…

Giáo dục từ mỗi gia đình

Hà Nội, trung tâm chính trị, lịch sử của cả nước, nơi hội tụ những tinh hoa văn hóa của mọi miền đất nước để tạo nên nét đẹp điển hình của bản sắc văn hóa Việt Nam, của người Tràng An thanh lịch, hào hoa. Hà Nội cũng chính là nơi có nhiều di tích lịch sử quốc gia quan trọng, nhiều đình chùa miếu mạo thờ cúng những bậc anh hùng, những người hiền tài của đất nước, nơi có nhiều danh lam thắng cảnh với một hệ thống các viện bảo tàng… luôn hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Đó là những điểm tham quan cần thiết mà mỗi học sinh Hà Nội cần biết, cần đến. Có điều trong mỗi gia đình, các bậc ông bà cha mẹ chưa thật ý thức đầy đủ để giúp các cháu học sinh hiểu tường tận để từ đó biết yêu quí, tự hào về những di tích lịch sử của thủ đô Hà Nội như: Tháp Rùa, Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, chùa Một Cột, Bảo tàng Lịch sử, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam...

Một thực tế rất đáng phải suy nghĩ là không ít gia đình trong những ngày nghỉ - nhất là trong dịp nghỉ hè chỉ chú ý cho con em đi chơi ở các siêu thị, nhà hát hoặc ăn uống ở những nhà hàng mà ít đưa các cháu đến tham quan những di tích lịch sử của Hà Nội. Đây là điều đáng buồn vì các em là học sinh người Hà Nội nhưng sự hiểu biết về văn hóa, danh thắng và những di tích lịch sử của Thủ đô lại quá ít. Vì vậy, trách nhiệm của các bậc ông bà, cha mẹ, của nhà trường và toàn xã hội là phải giúp học sinh biết quí trọng, tự hào trước những di sản văn hóa, những di tích lịch sử mà ông cha ta từ ngàn năm xưa đã để lại cho hậu thế…

Chẳng phải đi đâu xa, những điểm cần tham quan du lịch, những nơi cần đến của Hà Nội vô cùng phong phú, hấp dẫn và mang tính giáo dục cao đối với mỗi học sinh Hà Nội. Các bậc ông bà, cha mẹ hãy là “người bạn” đồng hành tin cậy của các con, các cháu, chỉ dẫn cho các cháu về gốc tích, ý nghĩa lịch sử, giá trị văn hóa, giá trị thẩm mĩ của mỗi di tích, mỗi danh lam thắng cảnh mà các cháu được đến. Sự tích Hồ Gươm, những văn bia tôn vinh những Tiến sĩ tài cao đức sáng trong văn miếu Quốc Tử Giám... sẽ mãi là những bài học về lịch sử sinh động, sâu sắc, hữu ích giúp học sinh có trí tuệ minh mẫn, có tâm hồn trong. Đó chẳng phải là điều tất cả chúng ta đang ước muốn hay sao?

(còn nữa)


Tin liên quan

Đọc thêm

Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam 2024 Văn học

Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam 2024

TTTĐ - Chiều 22/4, Trường Đại học Hòa Bình (Mỹ Đình, Hà Nội) đã tổ chức tọa đàm “Sách và khát vọng phát triển”.
Khai mạc ngày hội văn hóa dân tộc gắn với hội thi tuyên truyền Văn hóa

Khai mạc ngày hội văn hóa dân tộc gắn với hội thi tuyên truyền

TTTĐ - Tối 22/4, tại huyện Ngọc Hồi (tỉnh Kon Tum) đã diễn ra lễ khai mạc ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Ngọc Hồi lần thứ V, năm 2024 gắn với hội thi tuyên truyền lưu động hướng đến kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Trường Sơn - Hồ Chí Minh huyền thoại.
Lễ hội Thập niên sự lệ - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đậm đà bản sắc Văn hóa

Lễ hội Thập niên sự lệ - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đậm đà bản sắc

TTTĐ - Tối 22/4, trong khuôn khổ lễ hội Thập niên sự lệ 2024, đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trao bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tới Lễ hội đền Nguyễn Cảnh Hoan (xã Tràng Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An).
Ý nghĩa chương trình phục dựng di ảnh màu các văn nghệ sĩ Văn hóa

Ý nghĩa chương trình phục dựng di ảnh màu các văn nghệ sĩ

TTTĐ - Sáng 22/4, tổ chức “Trái tim người lính Việt Nam” phối hợp với Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam; Bảo tàng Phụ nữ VN và CLB “Mãi mãi tuổi 20” tổ chức ra mắt Chương trình phục dựng di ảnh màu các văn nghệ sĩ, trí thức đã hi sinh hoặc có công trong kháng chiến.
Hai anh em Oscar và Bella Vũ tỏa sáng với nhạc cổ điển Văn hóa

Hai anh em Oscar và Bella Vũ tỏa sáng với nhạc cổ điển

TTTĐ - Tối 21/4, tại TP Hồ Chí Minh, 2 anh em Oscar Vũ và Bella Vũ đã biểu diễn những nhạc phẩm bất hủ trong chương trình hòa nhạc giao hưởng "Những giấc mơ".
Hai Kiện tướng thể thao Quốc gia vào sơ khảo Mister Vietnam Văn hóa

Hai Kiện tướng thể thao Quốc gia vào sơ khảo Mister Vietnam

TTTĐ - Hai Kiện tướng quốc gia Nguyễn Phúc Lộc - vận động viên bóng chuyền và Trần Lê Quốc Đạt - vận động viên điền kinh chuyên nghiệp có tên trong danh sách 60 gương mặt lọt vào vòng sơ khảo cuộc thi Mister Vietnam mùa 2 - 2024.
Ca sĩ Đàm Thủy Tiên làm đại sứ "Đỉnh cao âm nhạc" Điện ảnh - Âm nhạc

Ca sĩ Đàm Thủy Tiên làm đại sứ "Đỉnh cao âm nhạc"

TTTĐ - Cuộc thi "Đỉnh cao âm nhạc" chính thức được khởi động từ ngày 21/4. Ca sĩ Đàm Thủy Tiên - đại sứ của chương trình sẽ truyền cảm hứng trẻ trung, năng lượng và tràn đầy ước mơ tới các thí sinh.
"ZOOKiZ và Trường Khoa học bí ẩn" đến với thiếu nhi Việt Văn học

"ZOOKiZ và Trường Khoa học bí ẩn" đến với thiếu nhi Việt

TTTĐ - Sáng 21/4, nhân dịp Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2024, Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu 3 tập đầu tiên - khởi đầu cho một xê-ri truyện tranh dài hơi "ZOOKiZ và Trường Khoa học bí ẩn".
Độc đáo lễ hội Sáo Đền Văn hóa

Độc đáo lễ hội Sáo Đền

TTTĐ - Hội Sáo Đền diễn ra từ ngày 24-26/3 Âm lịch hằng năm tại xã Song An, huyện Vũ Thư, Thái Bình. Những ngày diễn ra lễ hội, bà con Nhân dân cùng du khách thập phương tìm về một trong những chiếc nôi của làn điệu chèo ngọt ngào nổi tiếng.
Đọc sách hôm nay, thành công mai sau Văn học

Đọc sách hôm nay, thành công mai sau

TTTĐ - Ngày 20/4, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã chính thức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc 2024 với chủ đề “Thế giới tôi đọc”. Đây là sự kiện chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4), Ngày Sách và Bản quyền Thế giới (23/4).
Xem thêm