Tag

Bài 16: Sống chung cùng ô nhiễm

Phóng sự 09/04/2017 16:16
aa
TTTĐ.VN - Trong suốt một thời gian dài, người dân tại xã Xuân Thu (Sóc Sơn, Hà Nội) phải sống chung với tình trạng ô nhiễm khói bụi hôi thối do rác ngập triền đê. Những “núi” rác thải cao chót vót chiếm cả phần đường của người tham gia giao thông nhưng không được xử lý khiến người dân hết sức bức xúc.

Bài 16: Sống chung cùng ô nhiễm

>> Tạo đột phá, xây dựng nền hành chính hành động và phục vụ:
* Bài 10: Siết chặt kỷ cương trong công tác quản lý đô thị
* Bài 11: Giải pháp bền vững trong lập lại trật tự vỉa hè
* Bài 12: Xử lý nghiêm cán bộ vi phạm pháp luật
* Bài 13: Giải quyết công việc theo hướng hiệu quả, tránh bệnh hình thức
* Bài 14: Chiếm vỉa hè, lòng đường bất chấp chỉ đạo của thành phố
* Bài 15: Khắc phục tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm

Bài 16: Sống chung cùng ô nhiễm
Chất thải rắn công nghiệp lấn chiếm cả lòng đường nhưng không bị xử lý.

Trong khi thành phố Hà Nội đang quyết liệt ra quân, lập lại trật tự vỉa hè, lòng đường thì tại xã Xuân Thu (Sóc Sơn, Hà Nội) đang diễn ra tình trạng rác thải ngập đường đi gây bức xúc trong dư luận. Theo ghi nhận của phóng viên, dọc tuyến đường đê thôn Thu Thủy, xã Xuân Thu tràn ngập rác thải công nghiệp với đủ loại như bao tải, vỏ lốp cao su, hộp nhựa chất thành từng đống lớn, lấn chiếm cả đường đi của người dân trong xã. Nhiều đống rác thải tại đây đang bốc cháy tạo ra những mùi thôi thối nồng nặc. Trong số những đống rác bốc cháy ven đường, có đống rác nằm đối diện cổng Trường Trung học cơ sở Xuân Thu và cách Trạm y tế xã Xuân Thu chưa đầy 200m.

Tại đây, có ít nhất hai cơ sở giặt, nghiền bao tải và tái chế nhựa, đốt dây điện lấy lõi đồng liên tục nhả khói và xả nước màu trắng đục ra đường, trôi xuống sông.Dưới kênh mương, rác thải dân sinh ngập ngụa, lấp kín cả cống mương rồi ứ đọng một chỗ, khiến nước mương đen ngòm. Có đoạn, xác động vật (gà, chó) ruồi nhặng bâu kín, khiến ô nhiễm càng trở nên trầm trọng hơn.

Anh Nguyễn Văn Thống, người dân tại thôn Xuân Lai, xã Xuân Thu cho biết: “Tình trạng đổ rác, đốt rác thải ở khu vực này đã diễn ra từ nhiều năm qua, khiến môi trường bị ô nhiễm nặng nề. Đặc biệt là khi người ta đốt rác, khói đen, khí độc lại bay vào nhà, cho dù đóng kín cửa cũng không chịu được.”

Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Hữu Tuấn, Chủ tịch UBND xã Xuân Thu cho biết, toàn xã có 3 thôn (Thu Thủy, Yên Phú, Xuân Lai) nhưng đến nay mới chỉ có 2 thôn có tổ thu gom rác thải. Riêng thôn Xuân Lai, đa phần người dân vẫn theo thói quen vứt rác bừa bãi ra đường. Điều đáng nói là, toàn xã Xuân Thu có hơn 2.500 hộ dân, thì thôn Xuân Lai chiếm hơn một nửa dân số, trên 1.500 hộ dân. Trong đó, hơn 1.000 hộ dân không chịu đóng phí hàng tháng (3000 – 5000 đồng/khẩu/tháng) để duy trì tổ thu gom rác. Thay vào đó, người dân tự ý vứt trực tiếp rác thải ra ven đường, kênh mương.

“Trước đây, chính quyền xã hỗ trợ hoàn toàn kinh phí 3 tháng đầu, sau đó các hộ dân phải đóng phí. Vì thế, thời gian đầu, thôn Xuân Lai cũng có tổ thu gom rác. Tuy nhiên, về sau phải đóng phí thì người dân thôn này không chịu hợp tác, nên tổ thu gom rác đã phải dừng hoạt động,” ông Tuấn phân trần.

Vẫn theo lời ông Tuấn, để giải quyết bài toán rác thải nông thôn, từ năm 2010 đến nay, chính quyền xã Xuân Thu đã thực hiện các giải pháp tuyên truyền, vận động bà con đóng kinh phí để chi trả cho hoạt động làm sạch môi trường nhưng phần lớn người dân thôn Xuân Lai vẫn không chịu hợp tác.

“Cái khó ở đây là mật khẩu dân số thôn Xuân Lai quá đông, lượng rác người dân thải ra mỗi tháng rất lớn, nhưng một số người dân vẫn chưa nhìn nhận được vấn đề ảnh hưởng đến môi trường nên không đóng góp kinh phí. Đó cũng là lý do khiến lượng rác người dân vứt ra môi trường rất khó xử lý. Mỗi tháng trung bình mỗi hộ dân vùng nông thôn như nhà tôi, vứt khoảng 20kg rác, như vậy lượng rác mỗi tháng mà 1.000 hộ dân tại thôn Xuân Lai đổ thải bừa bãi ra môi trường sẽ chiếm khoảng trên dưới 200 tấn. Đây thực sự là vấn đề nhức nhối, khiến chúng tôi rất đau đầu”, ông Tuấn thở dài nói.

Riêng về tình trạng rác thải công nghiệp ngổn ngang trên triền đê, lấn chiếm cả phần đường của người tham gia giao thông tại thôn Thu Thủy, ông Tuấn cho biết, thôn Thu Thủy về cơ bản người dân đều làm nghề thu mua phế liệu, trong đó có phế liệu là dây điện nên họ thường đốt để lấy lõi kim loại, khiến không khí bị ô nhiễm.

“Trong việc này, xã cũng đã có kế hoạch hằng năm, cũng như tổ chức tuyên truyền đến từng hộ dân.Tuy nhiên, vì nhu cầu cuộc sống nên việc xử lý triệt để là rất khó. Đơn cử là, khi lực lượng chức năng xuống kiểm tra thì các hộ dân không dám đốt, nhưng vào buổi sáng sớm hay buổi đêm thì họ lại tranh thủ đốt để lấy đồng nên thực tế vẫn ảnh hưởng rất lớn đến môi trường”, ông Tuấn thẳng thắn nói.

Khi được hỏi về hướng xử lý tình trạng đổ rác, đốt rác bừa bãi nêu trên, ông Tuấn khẳng định: “Trong thời gian tới chính quyền xã sẽ tiếp tục tuyên truyền đến từng người dân, ngõ xóm về tác hại của việc đổ rác, đốt rác thải bừa bãi, ảnh hưởng tới môi trường xung quanh. Ngoài ra, chính quyền xã Xuân Thu cũng sẽ cố gắng hỗ trợ một khoản kinh phí, sớm thành lập các tổ thu gom rác trải đều trên địa bàn, nhằm giảm tải ô nhiễm tại địa phương.

Đề nghị các cơ quan chức năng sớm vào cuộc xử lý dứt điểm tình trạng trên.

(còn nữa)


Tin liên quan

Đọc thêm

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu" Phóng sự

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu"

TTTĐ - Quá trình thâm nhập, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tận mắt chứng kiến những cánh rừng vùng biên giới tại hai xã Ia Púch và Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, đang ngày đêm "rỉ máu"
Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng Phóng sự

Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng

TTTĐ - Bên cạnh những khu tái định cư còn nhiều bất cập, thì Khu tái định cư Thủy điện Đăk Mi 1, do Công ty Cổ phần Quang Đức Kon Tum làm chủ đầu tư đang đem lại niềm vui, cuộc sống ấm no cho 37 hộ dân thôn Kon Năng, xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei (Kon Tum).
Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên Phóng sự

Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên

TTTĐ - Chiều 9/12, tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, đoàn công tác của báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tới dự lễ cầu siêu, dâng hương tri ân những anh hùng hi sinh trên các mặt trận của tỉnh Hà Giang.
Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư? Phóng sự

Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư?

TTTĐ - Loạt bài phản ánh của báo Tuổi trẻ Thủ đô cho thấy nhiều bất cập tại các khu tái định cư thuộc dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn ở huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đang cần được tháo gỡ.
Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong Phóng sự

Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong

TTTĐ - Khi người dân chuyển về khu tái định cư đã phát hiện nhiều bất cập khiến các hộ dân “đi không được, ở cũng không xong”. Thậm chí, có hộ dân phải “bỏ của chạy lấy người”...
Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư Phóng sự

Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư

TTTĐ – Câu chuyện đầu tư khu tái định cư cho người dân vùng thiên tai, khó khăn tại huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) không được tính toán thấu đáo, dẫn đến dự án rơi vào cảnh hoang phế, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng Phóng sự

Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng

TTTĐ - Liên quan đến việc triển khai Chỉ thị 24/CT-TU của Thành uỷ Hà Nội, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có cuộc trao đổi...
Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu Phóng sự

Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu

TTTĐ - Chỉ thị 24 được Ban Thường vụ, Thường trực Quận ủy xác định là “luồng gió” mới trong thực hiện kỷ luật, kỷ cương thực thi công vụ.
Bài 3: Thủ đô tiên phong Phóng sự

Bài 3: Thủ đô tiên phong

TTTĐ - Chỉ thị số 24-CT/TU về “Tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố Hà Nội” được cho là "liều thuốc" hữu hiệu.
Bài 2: Nỗi đau từ “khối u ác tính” Phóng sự

Bài 2: Nỗi đau từ “khối u ác tính”

TTTĐ - Chỉ thị 24 - cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám nhận việc khó - là cách chữa trị đầu tiên tung ra giữa lúc cả xã hội đang cần một biện pháp hữu hiệu để điều trị căn bệnh trầm kha.
Xem thêm