Tag

Bài 21: Nhiều vi phạm cần xử lý dứt điểm

Phóng sự 20/04/2017 10:15
aa
TTTĐ.VN - Nhiều bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng tại Đan Phượng (Hà Nội) đang hoạt động trái phép ảnh hưởng nghiêm trọng tới hành lang thoát lũ và các công trình đê điều. Mặc dù các công trình này đã tồn tại trong suốt một thời gian dài nhưng chưa được chính quyền xử lý triệt để.

Bài 21: Nhiều vi phạm cần xử lý dứt điểm

>> Tạo đột phá, xây dựng nền hành chính hành động và phục vụ:
Bài 20: Cần nhiều sáng kiến để gần dân hơn

Theo quyết định số 711/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội ngày 1/2/2013 về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng cát, sỏi trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, huyện Đan phượng được quy hoạch 6 bãi trung chuyển vật liệu xây dựng (VLXD) với tổng diện tích là 15,41 ha nằm trên địa bàn các xã Liên Trung, Liên Hà, Liên Hồng, Trung Châu, Thọ Xuân, Thọ An. Tuy nhiên, theo thống kê mới nhất của UBND huyện Đan Phượng, toàn huyện có tới 10 bãi chứa, trung chuyển VLXD (xã Hồng Hà 1 bãi, xã Trung châu 2 bãi, xã Thọ An 1 bãi, xã Thọ Xuân 1 bãi , xã Liên Hà 1 bãi và Liên Trung 3 bãi) với tổng diện tích sử dụng là 46.387m2. Các bến này đa phần tự phát vi phạm nghiêm trọng hành lang thoát lũ và công trình đê điều.

Bài 21: Nhiều vi phạm cần xử lý dứt điểm

Bãi tập kết vật liệu trái phép tại huyện Đan Phượng.

Thống kê của chính quyền xã Liên Trung, toàn xã có 3 công ty mở bến tập kết kinh doanh VLXD xâm lấn công trình đê kè, nhiều bến bãi, cát, sỏi chất cao như núi, rộng vài nghìn mét vuông tập kết hàng trăm mét khối cát. Tại thôn Trung, bãi của Công ty TNHH Kinh doanh chế biến nông lâm sản xuất khẩu Chiến Thắng rộng 6.831m2; bãi của Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng Tín Thành Phát rộng 3.064m2. Tại cụm 3, bãi chứa của Công ty TNHH xây dựng Đức Phú rộng 908m2… Điểm chung ở cả 3 bãi này là đều tự ý sử dụng làm bãi trung chuyển VLXD.


Thực tế, các bến bãi bốc xếp hoạt động đã chất tải VLXD với trọng tải quá lớn ảnh hưởng đến các công trình đê kè và hành lang thoát lũ. Tại xã Liên Hà, Công ty Cổ phần Xây dựng và du lịch thương mại Hiếu Hưng đã tự ý sử dụng 2.240m2 đất mái kè Liên Trì, đất hành lang bảo vệ đê để tập kết, chung chuyển VLXD. Tương tự, cũng tại xã này Công ty Cổ phần Xây dựng và Du lịch Thương mại Tuấn Quỳnh cũng tự ý sử dụng 1.299 m2 đất mái kè Liên Trì để trung chuyển VLXD. Điều đáng nói là, quá trình hút cát từ tàu thuyền lên các bãi tập kết VLXD đã mang theo lượng nước lớn thấm xuống đất là nguyên nhân làm yếu hành lang bảo vệ đê và gây sạt lở bờ sông.

Cùng với hoạt động tập kết, trung chuyển VLXD, tình trạng khai thác mỏ cát xây dựng, cát san lấp trên địa bàn huyện cũng diễn ra khá phức tạp. Thực tế, hoạt động khai thác cát trái phép thường diễn ra vào ban đêm, đường địa giới giữa huyện Đan Phượng và huyện Mê Linh, huyện Đông Anh lại nằm ở lòng sông Hồng dẫn đến khó khăn trong công tác xử lý vi phạm. Trong năm 2016, qua phối hợp với CATP, các lực lượng chức năng huyện Đan Phượng đã bắt giữ 14 vụ khai thác trái phép, xử phạt 464 triệu đồng; 3 tháng đầu năm 2017 bắt giữ 8 vụ và đang hoàn thiện hồ sơ xử phạt.

Nhằm tăng cường công tác chỉ đạo, ngăn ngừa, xử lý vi phạm về khai thác, tập kết VLXD, từ 2012 đến hết tháng 3/2017, UBND huyện Đan Phương đã ban hành 3 quyết định cùng nhiều văn bản chỉ đạo xử lý. Đơn cử như việc huyện đã chỉ đạo lập barie cấm các xe loại xe hoạt động tại các các bãi chung truyển VLXD và thành lập các tổ canh gác tại các điếm canh đê dọc trục sông Hồng. Đoàn liên ngành của huyện cũng đã tiến hành phạt 7/10 tổ chức, cá nhân đang hoạt động tập kết, trung chuyển VLXD trên địa bàn với tổng số tiền là 51 triệu đồng.

Đề nghị các cơ quan chức năng sớm xử lý dứt điểm tình trạng trên.



Theo thống kê của các cơ quan chức năng cho thấy, toàn thành phố Hà Nội hiện có khoảng 187 bãi chứa vật liệu xây dựng đang hoạt động, trong đó có tới 153 bãi không phép, chỉ 34 bãi có phép. Tại nhiều địa phương còn để xảy ra tình trạng xe quá tải trọng cho phép lưu thông trên đê làm cho mặt đê xuống cấp nghiêm trọng… Nguyên nhân xảy ra các vi phạm kể trên do chính quyền một số địa phương chưa quan tâm chỉ đạo thực hiện việc ngăn chặn giải tỏa; chưa có sự phối hợp hiệu quả giữa chính quyền và các cơ quan chức năng trong xử lý vi phạm. Đáng lưu ý, việc phân định trách nhiệm giữa chính quyền và các cơ quan quản lý tuy đã được quy định tại các văn bản pháp luật về kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm nhưng chưa được phân định và phối hợp tốt trên thực tế.


(còn nữa)




Tin liên quan

Đọc thêm

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu" Phóng sự

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu"

TTTĐ - Quá trình thâm nhập, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tận mắt chứng kiến những cánh rừng vùng biên giới tại hai xã Ia Púch và Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, đang ngày đêm "rỉ máu"
Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng Phóng sự

Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng

TTTĐ - Bên cạnh những khu tái định cư còn nhiều bất cập, thì Khu tái định cư Thủy điện Đăk Mi 1, do Công ty Cổ phần Quang Đức Kon Tum làm chủ đầu tư đang đem lại niềm vui, cuộc sống ấm no cho 37 hộ dân thôn Kon Năng, xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei (Kon Tum).
Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên Phóng sự

Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên

TTTĐ - Chiều 9/12, tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, đoàn công tác của báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tới dự lễ cầu siêu, dâng hương tri ân những anh hùng hi sinh trên các mặt trận của tỉnh Hà Giang.
Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư? Phóng sự

Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư?

TTTĐ - Loạt bài phản ánh của báo Tuổi trẻ Thủ đô cho thấy nhiều bất cập tại các khu tái định cư thuộc dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn ở huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đang cần được tháo gỡ.
Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong Phóng sự

Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong

TTTĐ - Khi người dân chuyển về khu tái định cư đã phát hiện nhiều bất cập khiến các hộ dân “đi không được, ở cũng không xong”. Thậm chí, có hộ dân phải “bỏ của chạy lấy người”...
Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư Phóng sự

Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư

TTTĐ – Câu chuyện đầu tư khu tái định cư cho người dân vùng thiên tai, khó khăn tại huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) không được tính toán thấu đáo, dẫn đến dự án rơi vào cảnh hoang phế, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng Phóng sự

Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng

TTTĐ - Liên quan đến việc triển khai Chỉ thị 24/CT-TU của Thành uỷ Hà Nội, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có cuộc trao đổi...
Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu Phóng sự

Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu

TTTĐ - Chỉ thị 24 được Ban Thường vụ, Thường trực Quận ủy xác định là “luồng gió” mới trong thực hiện kỷ luật, kỷ cương thực thi công vụ.
Bài 3: Thủ đô tiên phong Phóng sự

Bài 3: Thủ đô tiên phong

TTTĐ - Chỉ thị số 24-CT/TU về “Tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố Hà Nội” được cho là "liều thuốc" hữu hiệu.
Bài 2: Nỗi đau từ “khối u ác tính” Phóng sự

Bài 2: Nỗi đau từ “khối u ác tính”

TTTĐ - Chỉ thị 24 - cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám nhận việc khó - là cách chữa trị đầu tiên tung ra giữa lúc cả xã hội đang cần một biện pháp hữu hiệu để điều trị căn bệnh trầm kha.
Xem thêm