Tag

Bài 28: Tăng cường đối thoại giải quyết những vấn đề bức xúc dân sinh

Phóng sự 09/05/2017 08:10
aa
TTTĐ.VN - Nhận thấy đối thoại với nhân dân là việc cần thiết nhằm đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng cũng như nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, củng cố niềm tin của nhân dân, huyện Phúc Thọ (Hà Nội) đã nỗ lực từng bước đưa hoạt động đối thoại với dân trở thành nền nếp, ngày càng đổi mới, đi vào chiều sâu…

Bài 28: Tăng cường đối thoại giải quyết những vấn đề bức xúc dân sinh

>> Tạo đột phá, xây dựng nền hành chính hành động và phục vụ:
Bài 20: Cần nhiều sáng kiến để gần dân hơn
Bài 21: Nhiều vi phạm cần xử lý dứt điểm
Bài 22: Nhiều chuyển biến trong cải cách hành chính tại Cục thuế Hà Nội
Bài 23: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp biến thành nhà xưởng trái phép
Bài 24: Đẩy mạnh xây dựng “chính quyền điện tử”
Bài 25: Một nền hành chính phục vụ đang thành hình
Bài 26: Xử lý triệt để điểm trông xe trái phép
Bài 27: Đào tạo chuyên môn, thái độ tác phong làm việc cho cán bộ cơ sở

Phúc Thọ là địa phương đầu tiên của thành phố thực hiện tiếp xúc, đối thoại với người dân. Theo Bí thư Huyện ủy Phúc Thọ Hoàng Mạnh Phú, ban đầu, việc tiếp xúc, đối thoại được thực hiện với các vụ việc liên quan đến đất đai. Trước các vụ việc xuất hiện những vấn đề bức xúc, lãnh đạo huyện đã kịp thời vào cuộc, nắm bắt tình hình và tiến hành đối thoại với người dân. Trước đó, Huyện ủy giao cho MTTQ và Ban Dân vận có kế hoạch tiếp nhận ý kiến của nhân dân để phục vụ cho cuộc đối thoại. Trên cơ sở đó, phân loại ra các lĩnh vực, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn rà soát đánh giá kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành; giải quyết các kiến nghị chính đáng của nhân dân. Sau khi Bí thư Huyện ủy và Chủ tịch UBND Huyện đối thoại với nhân dân, Huyện ủy Phúc Thọ tiếp tục chỉ đạo Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã, thị trấn đối thoại với người dân địa phương...


Bài 28: Tăng cường đối thoại giải quyết những vấn đề bức xúc dân sinh
Lãnh đạo huyện Phúc Thọ trao đổi với người dân bên lề các cuộc tiếp xúc, đối thoại.

Ba năm qua, từ các cuộc đối thoại còn nhiều nội dung chung chung, càng về sau, các cuộc đối thoại càng đi vào cụ thể, theo các chuyên đề. Trong năm 2015 và 2016, ngoài các cuộc đối thoại chính, Bí thư Huyện ủy đã đối thoại với cán bộ, đảng viên và nhân dân cụm 1, thị trấn Phúc Thọ để giải quyết những vấn đề dân sinh bức xúc; đối thoại với 80 cán bộ, đảng viên và nhân dân cụm 8, xã Võng Xuyên để giải quyết các vụ việc mâu thuẫn, khiếu kiện kéo dài…

Kinh nghiệm thực hiện đối thoại với nhân dân ở Phúc Thọ là trước hết phải thể hiện rõ sự trân trọng ý kiến đóng góp, phản ánh của người dân. Sau mỗi cuộc đối thoại, ngoài những kiến nghị có thể trả lời trực tiếp, huyện chỉ đạo tổng hợp tất cả các ý kiến của người dân, phân loại rồi giao cho UBND huyện và các ngành chỉ đạo giải quyết. Việc giải quyết các kiến nghị của người dân phải theo tiêu chí rõ ràng, công khai, minh bạch; nói rõ cách giải quyết, viện dẫn cụ thể; vấn đề kiến nghị nào chưa giải quyết được, vượt quá thẩm quyền cũng phải nêu rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan…

Bí thư Huyện ủy Phúc Thọ Hoàng Mạnh Phú cho biết thêm, nhờ thực hiện đối thoại với nhân dân, bản thân người cán bộ, công chức có thể đánh giá xem công việc mình làm đến đâu, hiệu quả thế nào; giúp cho cán bộ, công chức nâng cao ý thức trách nhiệm, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; giúp lãnh đạo huyện nắm bắt, giải quyết kịp thời những kiến nghị, những vấn đề dân sinh bức xúc; mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền với nhân dân ngày càng bền chặt, gần gũi thân thiết, củng cố niềm tin, tạo nên đồng thuận xã hội. Đây cũng là giải pháp nâng cao trách nhiệm của các cá nhân, tập thể liên quan, phát huy tinh thần dân chủ, đồng thời ngăn chặn hành vi lợi dụng đối thoại để đả kích, nói xấu gây mất đoàn kết.

Tại các buổi làm việc và tiếp xúc với cử tri huyện Phúc Thọ mới đây , UVBCT, Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải yêu cầu các cấp chính quyền phải xây dựng, giữ gìn và bảo vệ sự đồng thuận trong dân; đồng thời nhấn mạnh chỉ có đối thoại mới nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của dân, tăng cường sát dân, giảm quan liêu của hệ thống chính quyền.

Đánh giá cao cách làm này của huyện Phúc Thọ, Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu, huyện cần tiếp tục phát huy và làm tốt hơn nữa việc giải quyết những tâm tư, nguyện vọng của người dân. Nếu làm tốt công tác này thì những bức xúc trong dân, những khó khăn của địa phương sẽ được giải quyết sớm, phát huy được thế mạnh, phát triển các mục tiêu KT- XH một cách bền vững…

(còn nữa)


Tin liên quan

Đọc thêm

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu" Phóng sự

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu"

TTTĐ - Quá trình thâm nhập, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tận mắt chứng kiến những cánh rừng vùng biên giới tại hai xã Ia Púch và Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, đang ngày đêm "rỉ máu"
Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng Phóng sự

Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng

TTTĐ - Bên cạnh những khu tái định cư còn nhiều bất cập, thì Khu tái định cư Thủy điện Đăk Mi 1, do Công ty Cổ phần Quang Đức Kon Tum làm chủ đầu tư đang đem lại niềm vui, cuộc sống ấm no cho 37 hộ dân thôn Kon Năng, xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei (Kon Tum).
Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên Phóng sự

Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên

TTTĐ - Chiều 9/12, tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, đoàn công tác của báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tới dự lễ cầu siêu, dâng hương tri ân những anh hùng hi sinh trên các mặt trận của tỉnh Hà Giang.
Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư? Phóng sự

Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư?

TTTĐ - Loạt bài phản ánh của báo Tuổi trẻ Thủ đô cho thấy nhiều bất cập tại các khu tái định cư thuộc dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn ở huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đang cần được tháo gỡ.
Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong Phóng sự

Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong

TTTĐ - Khi người dân chuyển về khu tái định cư đã phát hiện nhiều bất cập khiến các hộ dân “đi không được, ở cũng không xong”. Thậm chí, có hộ dân phải “bỏ của chạy lấy người”...
Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư Phóng sự

Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư

TTTĐ – Câu chuyện đầu tư khu tái định cư cho người dân vùng thiên tai, khó khăn tại huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) không được tính toán thấu đáo, dẫn đến dự án rơi vào cảnh hoang phế, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng Phóng sự

Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng

TTTĐ - Liên quan đến việc triển khai Chỉ thị 24/CT-TU của Thành uỷ Hà Nội, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có cuộc trao đổi...
Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu Phóng sự

Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu

TTTĐ - Chỉ thị 24 được Ban Thường vụ, Thường trực Quận ủy xác định là “luồng gió” mới trong thực hiện kỷ luật, kỷ cương thực thi công vụ.
Bài 3: Thủ đô tiên phong Phóng sự

Bài 3: Thủ đô tiên phong

TTTĐ - Chỉ thị số 24-CT/TU về “Tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố Hà Nội” được cho là "liều thuốc" hữu hiệu.
Bài 2: Nỗi đau từ “khối u ác tính” Phóng sự

Bài 2: Nỗi đau từ “khối u ác tính”

TTTĐ - Chỉ thị 24 - cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám nhận việc khó - là cách chữa trị đầu tiên tung ra giữa lúc cả xã hội đang cần một biện pháp hữu hiệu để điều trị căn bệnh trầm kha.
Xem thêm