Tag

Bài 48: Đồng tiền có liền văn minh?

Văn hóa 29/12/2016 14:06
aa
TTTĐ - Người Hà Nội ngày càng giàu lên, thể hiện rõ ở mức sống, mức thu nhập và cả những loại hình giải trí ngày càng phát triển. Đã qua rồi cái thời đói kém, vậy mà nhiều khi người ta có cảm giác người Hà Nội vẫn còn túng thiếu nhiều lắm...

Bài 48: Đồng tiền có liền văn minh?

>> Xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh
* Bài 40: Để lại cho con những thứ còn quý hơn tiền bạc…
* Bài 41: Sự tiếp nhận văn hóa ngoại lai
* Bài 42: Yêu động vật nhưng cần có ý thức bảo vệ môi trường
* Bài 43: Kí ức bi tráng ở phố Khâm Thiên năm 1972
* Bài 44: Thanh niên Hà Nội nghiêng mình trước dấu tích lịch sử
* Bài 45: “Bức tranh” văn hóa đa sắc màu của Hà Nội
* Bài 46: Để lễ Giáng sinh vui và ý nghĩa
* Bài 47: Hình ảnh mẫu mực của công chức Hà Nội



Bài 48: Đồng tiền có liền văn minh?
Khách hàng lịch sự hỏi han về sản phẩm khi mua rau tại cửa hàng rau sạch.



Chị Phượng vô cùng bức xúc khi kể lại sự việc chị chứng kiến tận mắt. Đấy là gần nhà chị mới mở một cửa hàng rau sạch. Để quảng cáo và cũng là khuyến khích khách đến mua sắm, cửa hàng có bày một kệ đựng rau cho không phía bên ngoài. Ai cũng hiểu rằng sau khi vào cửa hàng mua các loại rau thì mới được chọn thêm những thứ rau bày bên ngoài mà không bị tính tiền thêm.


Thế mà có một đôi trai gái đi xe máy đắt tiền, mặc sành điệu đỗ xịch trước cửa, liên tục quát nhân viên bán hàng “Túi đâu?”. Mấy chiếc túi đưa ra là mấy lần cô gái gần như giằng lấy, nhét các loại rau vào rồi cứ thế ngồi lên xe, móc điện thoại gọi về nhà: “Mẹ ơi con lấy được rau rồi nhé” và cả hai phóng thẳng. Cả nhân viên bán hàng và cả khách “đứng hình”. Bảo là bị ăn cướp thì hơi quá lời nhưng tất cả đều chỉ biết buột miệng: “Vô văn hóa”. Bà mẹ ở nhà có thể hiểu nhầm rằng đấy là rau cho không nhưng chàng trai cô gái kia còn trẻ chí ít cũng phải hiểu rằng phải mua rau bên trong thì mới được tặng thêm rau bày bên ngoài. Làm gì có chuyện người ta bày ra đấy như làm từ thiện. Mà kể cả từ thiện thì khi lấy rau rồi cũng nên nói lời cảm ơn chứ không thể hồn nhiên lấy không như vậy được.


Nói đến từ thiện, chị Nga bức xúc kể về chuyện có lần chị đi bán sản phẩm để ủng hộ đồng bào vùng cao. Mấy bà lớn tuổi sáng lướt qua một lần, gần trưa qua một lần, chiều lại qua một lần, ăn thử hết thứ này đến thứ khác rồi mới bỏ ra vài nghìn lẻ để mua mà còn nhặt thêm bằng được cho quá số cân thì mới chịu. Các bà còn “hạch sách” đủ kiểu, rằng có đúng đi bán hàng từ thiện không hay là đi buôn, sản phẩm này có đúng lấy từ vùng cao không hay là hàng Tàu? Có bà còn “cặn kẽ” đến mức độ hỏi lấy hàng ở đâu, giá gốc bao nhiêu để bà “đi buôn cùng cho vui”… Biết là “kính lão đắc thọ” nhưng chị Nga rất khó chịu với những bà này, chị phải cố kìm nén chứ không là nổi khùng lên đôi co. Các bà có nghèo khó đến mức độ thiếu thốn gì đâu nhưng cứ làm như thể vài nghìn lẻ là quý hiếm lắm, mua thế là bố thí cho người bán.


Tệ hơn, chị Ngọc cũng đi bán hàng từ thiện mà còn bị lấy trộm tiền, phải đền. Chả là bà khách “sồn sồn” kia, mặt bự phấn, tay đeo đầy nhẫn vàng, mua vài chục nghìn tiền hàng thôi nhưng đưa hẳn tờ 500 nghìn. Khi chị Ngọc lấy tiền ra trả lại thì bà vọc tay vào túi của chị, chọn hết tờ nọ đến tờ kia, bảo phải lấy tiền mới. Khách đông, không có kinh nghiệm quản lí tiền nên sau khi bà khách kia đi, đếm lại chị Ngọc thấy mất hai triệu đồng. Phải bỏ tiền ra đền xót ruột đã đành, chị Ngọc còn buồn một nỗi sao người ra vẻ giàu có thế mà đi lấy cả những đồng tiền từ thiện? Chẳng bỏ thêm giúp đỡ được người nghèo khó thì thôi còn nhân cơ hội ăn trộm những đồng tiền hảo tâm như vậy, thật không xứng đáng làm người tử tế.


Những người như vậy nếu nghèo khó hẳn, đi xin còn được người ta cho nhưng rõ ràng trông có điều kiện mà chắc chắn hoàn cảnh chả thiếu thốn gì nhưng vẫn luôn tỏ ra là người bần tiện. Đó có thể do thói quen cò kè chi chút từ thuở nghèo đói còn sót lại nhưng nó cũng thể hiện con người không văn minh, tự làm mình hèn đi. Chẳng giàu nghèo béo tốt gì khi cố vơ về mình thêm mớ rau, quả ớt nhưng nó thể hiện bộ mặt của mỗi người. Cũng giống như trường hợp ở khu dân cư nọ khi tổ chức Trung thu, Tết thiếu nhi cho các cháu. Bình thường ở nhà bánh kẹo ê hề nhưng các bà, các mẹ bế cháu, bế con ra bao giờ cũng phải lao vào tranh cướp bằng được phần nhiều về mình như thể “của chùa”, không lấy thì sợ thiệt, người khác lấy hết phần. Nhiều trung tâm thương mại trong những ngày khai trương chỉ sợ “vỡ trận” bởi đồ bày ra, nhất là tiệc ngọt, đồ ăn thử, khách vãng lai đến chen vét sạch, quan khách trố mắt nhìn, thậm chí phải đứng nép vào một chỗ sợ bị giẫm đạp lên chân, chen ngã.


Như vậy đâu phải những người đó nghèo mà về cơ bản là lòng tham có sẵn trong người. Có tiền mà vẫn tham lam, vơ vét những thứ không phải của mình dù chỉ là nhỏ nhặt thì lòng tham đã biến thành tính xấu, thành sự thiếu văn hóa trong cư xử cộng đồng. Điều này dù “tế nhị”, rất khó để thay đổi, nhắc nhở nhưng rõ ràng nếu muốn văn minh hơn thì mỗi người cần phải tự ý thức hình ảnh của mình để không làm ảnh hưởng đến bộ mặt của cả thành phố.


(còn nữa)


Tin liên quan

Đọc thêm

7 đơn vị nghệ thuật biểu diễn phục vụ Nhân dân Điện ảnh - Âm nhạc

7 đơn vị nghệ thuật biểu diễn phục vụ Nhân dân

TTTĐ - Chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm Ngày Quốc tế lao động (1/5/1886 - 1/5/2024), 7 đơn vị nghệ thuật của Hà Nội tổ chức nhiều đêm biểu diễn phục vụ Nhân dân Thủ đô. Hoạt động này được diễn ra tại trung tâm một số quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố.
Thí sinh thuyết trình, hùng biện để lan tỏa tình yêu với sách Văn hóa

Thí sinh thuyết trình, hùng biện để lan tỏa tình yêu với sách

TTTĐ - Năm 2024, Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc thành phố Hà Nội với yêu cầu cao hơn, quy mô và chất lượng hơn. Điểm nổi bật của cuộc thi năm nay là mở rộng đối tượng dự thi cho các em đang học tập tại các trường quốc tế trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Lê Thanh Phong tiết lộ về điệu tứ hoa trong dân ca Ví, Giặm Văn hóa

Lê Thanh Phong tiết lộ về điệu tứ hoa trong dân ca Ví, Giặm

TTTĐ - “Hoàng tử Ví, Giặm” Lê Thanh Phong tiết lộ về điệu Tứ hoa trong dân ca Ví, Giặm trong đêm nhạc "Quê ơi là quê".
Hà Nội tuyên truyền, cổ động trực quan có trọng điểm, thiết thực Văn hóa

Hà Nội tuyên truyền, cổ động trực quan có trọng điểm, thiết thực

TTTĐ - Hà Nội đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, cổ động trực quan nhằm tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng bộ, tầng lớp Nhân dân và lực lượng vũ trang Thủ đô về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ.
70 tác phẩm đặc sắc khắc họa chân thực “Đường lên Điện Biên” Văn hóa

70 tác phẩm đặc sắc khắc họa chân thực “Đường lên Điện Biên”

TTTĐ - Bằng ngôn ngữ tạo hình phong phú, triển lãm "Đường lên Điện Biên" trưng bày 70 tác phẩm hội họa, đồ họa, điêu khắc, ký họa, áp phích… của 34 tác giả, sáng tác trải dài từ năm 1949 - 2009.
SBOOKS livestream lan tỏa văn hóa đọc Văn hóa

SBOOKS livestream lan tỏa văn hóa đọc

TTTĐ - Hòa chung không khí Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, đội ngũ SBOOKS đã tổ chức livestream tại gian hàng tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam 2024 Văn học

Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam 2024

TTTĐ - Chiều 22/4, Trường Đại học Hòa Bình (Mỹ Đình, Hà Nội) đã tổ chức tọa đàm “Sách và khát vọng phát triển”.
Khai mạc ngày hội văn hóa dân tộc gắn với hội thi tuyên truyền Văn hóa

Khai mạc ngày hội văn hóa dân tộc gắn với hội thi tuyên truyền

TTTĐ - Tối 22/4, tại huyện Ngọc Hồi (tỉnh Kon Tum) đã diễn ra lễ khai mạc ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Ngọc Hồi lần thứ V, năm 2024 gắn với hội thi tuyên truyền lưu động hướng đến kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Trường Sơn - Hồ Chí Minh huyền thoại.
Lễ hội Thập niên sự lệ - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đậm đà bản sắc Văn hóa

Lễ hội Thập niên sự lệ - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đậm đà bản sắc

TTTĐ - Tối 22/4, trong khuôn khổ lễ hội Thập niên sự lệ 2024, đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trao bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tới Lễ hội đền Nguyễn Cảnh Hoan (xã Tràng Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An).
Ý nghĩa chương trình phục dựng di ảnh màu các văn nghệ sĩ Văn hóa

Ý nghĩa chương trình phục dựng di ảnh màu các văn nghệ sĩ

TTTĐ - Sáng 22/4, tổ chức “Trái tim người lính Việt Nam” phối hợp với Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam; Bảo tàng Phụ nữ VN và CLB “Mãi mãi tuổi 20” tổ chức ra mắt Chương trình phục dựng di ảnh màu các văn nghệ sĩ, trí thức đã hi sinh hoặc có công trong kháng chiến.
Xem thêm