Tag

Bài 79: Kĩ năng mềm - “Chìa khóa” để bước vào “đấu trường quốc tế”

Nhịp sống trẻ 14/09/2017 12:18
aa
TTTĐ.VN - Phong cách sống, làm việc theo nhóm, quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới... là những kỹ năng thuộc về tính cách, không mang tính chuyên môn nhưng lại vô cùng cần thiết đối với các bạn trẻ trong mọi trường hợp. Tuy nhiên, số đông người trẻ vẫn chưa ý thức việc phải tự trang bị cho mình những kỹ năng này ngoài bằng cấp chuyên môn.

Bài 79: Kĩ năng mềm - “Chìa khóa” để bước vào “đấu trường quốc tế”

>> Thanh niên với vấn đề hội nhập - Khát vọng vươn xa
Bài 78: Muốn thành công phải “máu lửa” đến cùng


Thiếu và yếu “cọ xát”

Theo đánh giá của các nhà tuyển dụng nước ngoài, thanh niên Việt Nam có trình độ văn hoá, chuyên môn và tay nghề, ý chí và nghị lực không thua kém thanh niên các nước. Tuy nhiên, họ còn thua kém thanh niên các nước tiên tiến về kỷ luật lao động, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tham gia các hoạt động quốc tế...

Ông Nguyễn Hữu Tuất, Tổng giám đốc Công ty CP mPos Việt Nam cho biết: “Chúng tôi định hướng là một công ty toàn cầu. Khi đã là một công ty toàn cầu thì con người cũng phải mang tính “toàn cầu”. Muốn làm tốt thì phải có đội ngũ doanh nhân giỏi ở các quốc gia hội tụ về. Năng lực của đội ngũ ở Việt Nam chưa quen với tầm nhìn toàn cầu. Trong khi đó, Singapore có sẵn đội ngũ như vậy. Phải có những người ấy giúp cho mình thì mới thành công được, chưa kể các vấn đề về văn hóa, ngôn ngữ, uy tín. Vì vậy, việc đầu tiên chúng tôi làm ở Singapore là có một CEO người Singapore, một doanh nhân thành đạt. Như vậy, chúng tôi đã có người giỏi, giúp rút ngắn khoảng cách trong các hoạt động”.


Bài 79: Kĩ năng mềm - “Chìa khóa” để bước vào “đấu trường quốc tế”
Đạo diễn trẻ Nguyễn Phi Phi Anh

Thực tế, hiện nay ở Việt Nam nhiều nhà máy có vốn đầu tư của Nhà nước được trang bị những thiết bị máy móc tối tân của Nhật, Đức, Anh và nhiều nước phát triển khác. Tuy nhiên, lao động Việt Nam lại chưa đủ trình độ để vận hành hết năng lực của các thiết bị này.

Bà Lê Hoàng Dung, Giám đốc Cty Giáo dục Quốc tế Halo nhận định: “Người lao động, đặc biệt là sinh viên mới ra trường chưa quen với môi trường công nghiệp, làm việc còn rời rạc, thiếu tính kỷ luật, tác phong chưa chuyên nghiệp doanh nghiệp không hài lòng. Vì thế, ngoài học kỹ năng sống trong nhà trường, bản thân sinh viên cần tăng cường các hoạt động xã hội, học hỏi, tích lũy thêm kỹ năng mềm”.

Trên thực tế, các bạn trẻ không chỉ thiếu kĩ năng mềm mà còn thiếu cả sự chủ động. Điều này được đạo diễn trẻ Nguyễn Phi Phi Anh chứng minh: “Thiếu sự chủ động cũng xuất phát từ việc chưa hiểu rõ về bản thân và môi trường sống xung quanh dẫn đến không biết bản thân đứng ở đâu. Tôi từng biết một số người khi gặp đối phương, không biết mình gặp để làm gì, nói chuyện không đâu vào đâu, cuối cùng bị gán mác “thiếu kỹ năng mềm, mặc dù đặt vào hoàn cảnh khác, chắc là nói giỏi lắm”.

Lạc quan ra “đấu trường quốc tế”

Rõ ràng, khi Việt Nam bước vào thời kì hội nhập, kĩ năng mềm rất quan trọng (kĩ năng ở đây không chỉ là giao tiếp, làm việc nhóm mà còn là tác phong công nghiệp). Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ vẫn không biết mình đang thiếu và nhận thức được mình thiếu cái gì. Nhiều người chưa tìm được cách trang bị nhanh, kịp thời với nhu cầu của cuộc sống.

Vậy làm thế nào để các bạn trẻ nhận ra được điều đó? Theo các chuyên gia, trang bị kĩ năng mềm khá đơn giản. Chỉ cần mỗi thanh niên không ngừng học hỏi, đọc sách báo về các nền văn hóa, tìm hiểu về lịch sử, tôn giáo, giá trị, phong tục tập quán của các địa phương, các quốc gia. Chính sự học hỏi tích lũy này giúp cho mỗi người có thể hiểu được nhiều nhất về suy nghĩ gì và hành động của người khác trong giao tiếp cá nhân – cá nhân. Không ngừng cải thiện kỹ năng viết - một kênh giao tiếp quan trọng. Viết sao cho rõ ràng, ngắn gọn, tránh sử dụng thành ngữ, tiếng lóng… Làm sao cho người đọc hiểu thông điệp mình muốn gửi đến họ như mình hiểu. Cải thiện kỹ năng nói, cần luyện sao cho trường độ, cao độ, âm lượng và âm vực tiếng nói rõ ràng, dễ hiểu với người nghe. Ngoài ra khi nói, nên kết hợp với ngôn ngữ cử chỉ (động tác tay, chân, nét mặt…) phù hợp với ngữ cảnh để gây ấn tượng với người nghe. Phải biết lắng nghe người khác bởi điều đó biểu thị sự tôn trọng họ.

Bên cạnh đó, các trường học nên đồng hành với các bạn trẻ bằng cách đưa kỹ năng sống vào giảng dạy như một chương trình chính khóa, như một số trường đại học, cao đẳng hiện nay đang làm. Cụ thể, Trường TC Kỹ thuật và Nghiệp vụ Nam Sài Gòn đã thành lập ra một bộ phận giáo dục cộng đồng chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình và cụ thể hóa chương trình đào tạo huấn luyện kỹ năng sống; đồng thời đưa vào chương trình đào tạo như những môn học chính khóa khác. Thời gian thực hiện chương trình đào tạo kỹ năng sống đối với hệ tuyển THCS là 3 năm (tương ứng với 6 học kỳ), THPT là 1,5 năm (tương ứng với 3 học kỳ).

Ông Nguyễn Trí Dũng, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Kỹ thuật và Nghiệp vụ Nam Sài Gòn, cho biết: “Qua quá trình đào tạo kỹ năng sống, ý thức rèn luyện của các em đã nâng lên một bước, các em đã chủ động và tích cực hơn trong cuộc sống cũng như học tập. Bên cạnh đó, ý thức tổ chức kỷ luật trong lao động, bảo vệ môi trường, chấp hành nội quy… cũng tăng lên rõ rệt”.

Trường CĐ Nguyễn Trường Tộ cũng là một trong những đơn vị thực hiện tốt công tác đào tạo kỹ năng sống cho sinh viên, đặc biệt là trong hơn một năm nay. “Chúng ta chuẩn bị gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN cuối năm nay, lao động Việt Nam phải cạnh tranh khốc liệt với lao động các nước khác. Vì thế, ngoài vững chuyên môn còn phải giỏi kỹ năng, do vậy trường đã mở nhiều lớp đào tạo kỹ năng mềm cho các sinh viên. Ở lớp học này, sinh viên sẽ được học theo từng chuyên đề như làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng lắng nghe…”, ông Nguyễn Lê Đình Hải chia sẻ.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế kỹ năng mềm ở người trẻ Việt. Một trong số đó là thiếu môi trường để “cọ xát” nên người trẻ dễ rơi vào tâm lý e ngại, tự ti khi đất nước hội nhập. Theo anh Nguyễn Phi Phi Anh, lỗi không thuộc hoàn toàn ở các bạn trẻ, mà còn phụ thuộc ở nhiều khía cạnh khác như gia đình, xã hội... Vì vậy, cần khuyến khích mỗi người phải biết tự học hỏi, hoàn thiện bản thân tiến tới tự làm chủ cuộc đời của mình.

“Có được tâm trạng lạc quan, tích cực đối với môi trường và các điều kiện đãi ngộ làm việc, các bạn trẻ rất dễ vui với những điều bình thường, nhỏ bé. Đây chính là thứ cần được gìn giữ để các bạn trẻ có thể phát huy hiệu quả công việc, tự tin bước vào “đấu trường quốc tế”, Phi Phi Anh chia sẻ.


Tổ chức Đoàn cần xác định hội nhập quốc tế là một mũi nhọn xung kích; trang bị, vận động và tổ chức cho giới trẻ hăng hái tham gia vào các chủ trương lớn về hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước; trang bị kiến thức đúng đắn về hội nhập quốc tế cho thanh niên; cung cấp thông tin cập nhật, phát động phong trào và cổ vũ thanh niên học ngoại ngữ, tin học; rèn luyện kỹ năng, mở rộng không gian quan hệ quốc tế cho thanh niên, đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động giao lưu quốc tế của Đoàn, học hỏi phong trào thanh niên của các quốc gia thế giới.



(còn nữa)

Tin liên quan

Đọc thêm

Học ECE được hỗ trợ 60% học phí và cơ hội đi Nhật Camera 360 trẻ

Học ECE được hỗ trợ 60% học phí và cơ hội đi Nhật

TTTĐ - Năm 2024, sinh viên theo học ngành Kỹ thuật xây dựng (ECE) tại trường Đại học Việt Nhật (VJU) - Đại học Quốc gia Hà Nội được hỗ trợ đến 60% học phí, với mức thu chỉ còn 25 triệu đồng/năm.
TP HCM: Tuyên dương 148 học sinh, sinh viên tay nghề giỏi Tuổi trẻ học và làm theo Bác

TP HCM: Tuyên dương 148 học sinh, sinh viên tay nghề giỏi

TTTĐ - Sau hơn 1 tháng triển khai, Hội thi Học sinh, sinh viên giỏi nghề lần thứ 15, năm 2024 ghi nhận số thí sinh đoạt giải cao kỷ lục, trong đó có 31 thí sinh đạt giải cao nhất ở các ngành nghề
Tập trung đánh giá 12 chỉ tiêu, 3 nhiệm vụ đột phá nhiệm kỳ Năm Thanh niên tình nguyện 2024

Tập trung đánh giá 12 chỉ tiêu, 3 nhiệm vụ đột phá nhiệm kỳ

TTTĐ - Sáng 23/4, Trung ương Đoàn tổ chức Hội nghị Ban Thường vụ lần thứ VI, khoá XII, nhiệm kỳ 2022 - 2027. Đồng chí Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn và đồng chí Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư Thường trực Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam chủ trì hội nghị.
Cách sĩ tử giải nhiệt cuộc sống trong ngày nắng nóng gay gắt Giáo dục

Cách sĩ tử giải nhiệt cuộc sống trong ngày nắng nóng gay gắt

TTTĐ - Học tập, nghỉ ngơi khoa học kết hợp chơi thể thao, dã ngoại, giải nhiệt cuộc sống bằng thức uống có nguồn gốc tự nhiên, tốt cho sức khỏe như Trà Xanh Không Độ là cách nhiều sĩ tử đang thực hiện để xua tan căng thẳng mệt mỏi, vượt qua ngày nắng nóng trong lúc cao điểm ôn thi hiện nay.
Nữ sinh viên và đề tài khoa học thanh niên trong chuyển đổi số Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Nữ sinh viên và đề tài khoa học thanh niên trong chuyển đổi số

TTTĐ - Đinh Khánh Vi, sinh năm 2002 là sinh viên năm cuối ngành Công tác Thanh niên - Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam. Vi được đánh giá là cô gái năng động, sáng tạo, đạt nhiều thành tích nổi bật trong học tập và hoạt động phong trào Đoàn.
Hỗ trợ 60% học phí cho bạn trẻ theo ngành Kỹ thuật xây dựng Camera 360 trẻ

Hỗ trợ 60% học phí cho bạn trẻ theo ngành Kỹ thuật xây dựng

TTTĐ - Trường Đại học Việt Nhật (VJU) - Đại học Quốc gia Hà Nội được ra đời từ mối quan hệ hợp tác giữa hai Chính phủ Việt Nam, Nhật Bản và các tổ chức, doanh nghiệp Nhật Bản. VJU cam kết về mặt chất lượng đào tạo, để có thể cung cấp nguồn lực chất lượng cao cho thị trường lao động của hai quốc gia và các nước Đông Nam Á trong lĩnh vực công nghệ tiên tiến, khoa học xã hội liên ngành hướng tới phát triển bền vững.
Bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ Đoàn Nhịp sống trẻ

Bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ Đoàn

TTTĐ - Tại trại huấn luyện, 90 cán bộ Đoàn, cán bộ Hội sinh viên các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn TP Đà Nẵng được tham gia các chuyên đề, giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm, nghiệp vụ, kỹ năng trong công tác đoàn và phong trào thanh niên.
Hơn 7,6 tỷ đồng hỗ trợ các địa phương xuyên suốt hành trình Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Hơn 7,6 tỷ đồng hỗ trợ các địa phương xuyên suốt hành trình

TTTĐ - Sáng 22/4, Trung ương Đoàn tổ chức gặp mặt báo chí thông tin về Hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”. Dự chương trình có đồng chí Nguyễn Phạm Duy Trang, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương; Nguyễn Minh Triết, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam.
Người lớn đừng làm thay con trẻ trong phong trào “Kế hoạch nhỏ” Bản tin công tác Đội

Người lớn đừng làm thay con trẻ trong phong trào “Kế hoạch nhỏ”

TTTĐ - Những ngày qua, câu chuyện nộp giấy vụn triển khai phong trào “Kế hoạch nhỏ” tại một trường THCS tại quận Hoàng Mai (Hà Nội) đã gây xôn xao dư luận và có nhiều luồng ý kiến trái chiều. Trước sự việc trên Phó Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương Lê Anh Quân đã có trao đổi cùng bạn đọc báo Tuổi trẻ Thủ đô để làm rõ chủ trương của Hội đồng Đội Trung ương về phong trào ý nghĩa này.
Đà Nẵng: Xây dựng mục tiêu cá nhân cho học sinh Nhịp sống trẻ

Đà Nẵng: Xây dựng mục tiêu cá nhân cho học sinh

TTTĐ - Tọa đàm xây dựng mục tiêu cá nhân dành cho học sinh khối THCS năm 2024 nhằm hỗ trợ kỹ năng thực hành xã hội, giảm áp lực học tập và nâng cao nhận thức giá trị bản thân cho các em.
Xem thêm