Tag

Bài 83: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực tư pháp

Phóng sự 20/09/2017 08:05
aa
TTTĐ.VN - Trong năm 2016 và 2017, nhiều dịch vụ công trong lĩnh vực tư pháp từ cấp xã đến thành phố đã được ngành tư pháp Thủ đô triển khai thực hiện, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC), giảm thời gian, chi phí thực hiện thủ tục hành chính (TTHC), phục vụ tốt hơn người dân Hà Nội.

Bài 83: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực tư pháp

>> Tạo đột phá xây dựng nền hành chính hành động và phục vụ:
Bài 82: Xung kích, sáng tạo mạng lại sự hài lòng cho người dân và doanh nghiệp


Năm 2017 mặc dù có biến động về tổ chức, chuyển giao lãnh đạo Sở và trong xu thế chung cắt giảm biên chế hành chính, khối lượng công việc ngày càng nhiều nhưng công tác tư pháp của thành phố Hà Nội đã tiếp tục được duy trì, tổ chức tốt, có những chuyển biến tích cực.

Một trong những dấu ấn đáng kể của ngành Tư pháp Hà Nội là việc tích cực, chủ động triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền điện tử. Trong năm 2016 và 2017, nhiều dịch vụ công của thành phố trong lĩnh vực tư pháp từ cấp xã đến thành phố đã được triển khai thực hiện, góp phần đẩy mạnh CCHC, giảm thời gian, chi phí thực hiện TTHC, phục vụ tốt hơn người dân Thủ đô.


Bài 83: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực tư pháp
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long và Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung làm việc với sở Tư pháp TP Hà Nội ngày 15/9

Theo Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Ngô Anh Tuấn, trong 8 tháng đầu năm, công tác tư pháp trên địa bàn TP được Sở Tư pháp, các sở ngành, quận, huyện triển khai đồng bộ, toàn diện. Dịch vụ công lĩnh vực tư pháp ở cấp huyện, xã có tỷ lệ giải quyết cao. Đã có 184.492 hồ sơ trực tuyến dịch vụ công cấp độ 3 cấp xã, phường được giải quyết (94,6%), 138 hồ sơ dịch vụ công cấp độ 4 được thực hiện. Đặc biệt, dịch vụ công về đăng ký khai sinh – cấp thẻ BHYT – đăng ký thường trú… được rút ngắn thời gian xuống còn 5-7 ngày sau hơn 1 năm triển khai được người dân ủng hộ.

Việc rà soát, đơn giản hóa TTHC được thực hiện với các nhóm thủ tục hành chính về: An toàn thực phẩm; quy hoạch – kiến trúc; bảo trợ xã hội, chính sách người có công; chăn nuôi, trồng trọt, thủy lợi, đê điều; khoa học công nghệ; giáo dục đào tạo.

Sở Tư pháp đã chủ động phối hợp với các Sở ngành để xây dựng kế hoạch thực hiện, quy trình liên thông các TTHC lĩnh vực lý lịch tư pháp, cấp thẻ lao động; thay đổi, cải chính hộ tịch, điều chỉnh đăng ký thường trú; công chứng, đăng ký quyền sử dụng đất, thuế để trình UBND thành phố ban hành quyết định triển khai.

Thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố, Sở Tư pháp đã phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông triển khai thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 tại các quận về thủ tục cấp trích lục (khai sinh, khai tử, kết hôn); triển khai tại cấp phường thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 các thủ tục: Liên thông đăng ký khai sinh-cấp thẻ bảo hiểm y tế, đăng ký thường trú cho trẻ dưới 6 tuổi; đăng ký kết hôn; đăng ký giám hộ…

Hiện tại, Sở đang tổ chức tập huấn tiến thới hoàn thành kết nối về kỹ thuật giữa hệ thống dịch vụ công trực tuyến của thành phố với phần mềm cấp mã số định danh của Bộ Tư pháp triển khai đồng loạt đối với 584 xã, phường; thực hiện thử nghiệm thủ tục Đăng ký chứng thực mức độ 3, trích lục hộ tịch nâng lên mức 4 tại quận Long Biên.

Thực hiện tinh thần hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, trong 8 tháng đầu năm, Sở Tư pháp đã đăng 270 bài giải đáp cho doanh nghiệp; tổ chức 12 buổi tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng hỗ trợ pháp lý cho hơn 1.000 lượt doanh nghiệp tham dự. Tuy nhiên, tiến độ rà soát, chuẩn hóa, đơn giản TTHC của TP còn chậm, nhiều TTHC của các sở, ngành chậm được công bố. TTHC trong lĩnh vực tư pháp do Bộ Tư pháp ban hành còn rườm rà, không phù hợp, khó thực hiện; một số TTHC liên thông với bộ như: cấp chứng chỉ hành nghề luật sư cho người miễn tập sự; bổ nhiệm công chức viên; bổ nhiệm Thừa phát lại, quản tài viên... giải quyết còn chậm so với quy định.

Tại buổi làm việc giữa Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long với Sở Tư pháp TP Hà Nội mới đây, Bộ trưởng Lê Thành Long đánh giá cao những kết quả mà ngành Tư pháp Hà Nội đã đạt được, trong đó phải kể đến thành công trong ứng dụng CNTT trong các hoạt động tư pháp, thành lập các tổ chức nghề tư pháp.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp cũng lưu ý, Hà Nội cần làm tốt công tác thanh tra kiểm tra; tham mưu, phát huy hơn nữa vai trò “gác cổng” cho các cấp chính quyền Hà Nội tránh trường hợp khiếu nại… Đồng thời, đề nghị Sở Tư pháp Hà Nội tăng cường phối hợp giữa với các Vụ chuyên môn của Bộ; tham mưu tốt hơn nữa trong một số nhiệm vụ của ngành tư pháp liên quan đến lĩnh vực mới của ngành cũng như cố gắng làm tốt công tác thanh tra kiểm tra đối với các hoạt động hành nghề luật sư để tạo điều kiện phát huy hiệu quả hoạt động của đội ngũ.

Tin liên quan

Đọc thêm

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu" Phóng sự

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu"

TTTĐ - Quá trình thâm nhập, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tận mắt chứng kiến những cánh rừng vùng biên giới tại hai xã Ia Púch và Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, đang ngày đêm "rỉ máu"
Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng Phóng sự

Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng

TTTĐ - Bên cạnh những khu tái định cư còn nhiều bất cập, thì Khu tái định cư Thủy điện Đăk Mi 1, do Công ty Cổ phần Quang Đức Kon Tum làm chủ đầu tư đang đem lại niềm vui, cuộc sống ấm no cho 37 hộ dân thôn Kon Năng, xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei (Kon Tum).
Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên Phóng sự

Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên

TTTĐ - Chiều 9/12, tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, đoàn công tác của báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tới dự lễ cầu siêu, dâng hương tri ân những anh hùng hi sinh trên các mặt trận của tỉnh Hà Giang.
Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư? Phóng sự

Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư?

TTTĐ - Loạt bài phản ánh của báo Tuổi trẻ Thủ đô cho thấy nhiều bất cập tại các khu tái định cư thuộc dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn ở huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đang cần được tháo gỡ.
Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong Phóng sự

Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong

TTTĐ - Khi người dân chuyển về khu tái định cư đã phát hiện nhiều bất cập khiến các hộ dân “đi không được, ở cũng không xong”. Thậm chí, có hộ dân phải “bỏ của chạy lấy người”...
Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư Phóng sự

Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư

TTTĐ – Câu chuyện đầu tư khu tái định cư cho người dân vùng thiên tai, khó khăn tại huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) không được tính toán thấu đáo, dẫn đến dự án rơi vào cảnh hoang phế, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng Phóng sự

Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng

TTTĐ - Liên quan đến việc triển khai Chỉ thị 24/CT-TU của Thành uỷ Hà Nội, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có cuộc trao đổi...
Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu Phóng sự

Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu

TTTĐ - Chỉ thị 24 được Ban Thường vụ, Thường trực Quận ủy xác định là “luồng gió” mới trong thực hiện kỷ luật, kỷ cương thực thi công vụ.
Bài 3: Thủ đô tiên phong Phóng sự

Bài 3: Thủ đô tiên phong

TTTĐ - Chỉ thị số 24-CT/TU về “Tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố Hà Nội” được cho là "liều thuốc" hữu hiệu.
Bài 2: Nỗi đau từ “khối u ác tính” Phóng sự

Bài 2: Nỗi đau từ “khối u ác tính”

TTTĐ - Chỉ thị 24 - cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám nhận việc khó - là cách chữa trị đầu tiên tung ra giữa lúc cả xã hội đang cần một biện pháp hữu hiệu để điều trị căn bệnh trầm kha.
Xem thêm