Tag

Bài 95: Họa sĩ trẻ tự bảo vệ mình trước vấn nạn tranh giả

Nhịp sống trẻ 21/10/2017 07:41
aa
TTTĐ.VN - Quá trình hội nhập tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng kéo theo nhiều thách thức với giới họa sĩ, nhất là họa sĩ trẻ. Một trong những cơ hội tìm cách “ăn theo” đó chính là vấn nạn tranh giả. Là những họa sĩ được đào tạo bài bản, có phong cách sáng tác riêng với cá tính và bút pháp độc đáo, các họa sĩ trẻ đang tự bảo vệ mình trước tình trạng sao chép tranh gây nên nhiều phiền nhiễu.

Bài 95: Họa sĩ trẻ tự bảo vệ mình trước vấn nạn tranh giả

>> Thanh niên với vấn đề hội nhập - Khát vọng vươn xa
Bài 93: Phát huy vai trò của nữ doanh nhân thời hội nhập

Không nên quá bi quan

Nạn tranh giả không phải bây giờ mới bùng phát ở Việt Nam mà đã âm ỉ từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, trước đó giới sao chép chỉ nhắm vào tranh của những họa sĩ nổi tiếng như Nguyễn Gia Trí, Nam Sơn, Nguyễn Tường Lân… Đặc biệt nhất phải kể đến danh họa Bùi Xuân Phái, người mà giới chuyên môn phải hài hước và chua xót bình luận rằng ông còn… sáng tác nhiều hơn sau khi qua đời. Tranh “Phố Phái” đã trở thành trường phái mà thi thoảng lại thấy “mọc” ra một tác phẩm khiến các nhà thẩm định phải đau đầu. Chính con trai ông, họa sĩ Bùi Thanh Phương đã nhiều lần phải lên tiếng để phân định thật giả. Vào cuối tháng bảy vừa qua, bức tranh “Phố cũ” của Bùi Xuân Phái mang ra đấu giá dù bị nghi ngờ và họa sĩ Bùi Thanh Phương xác định là giả vẫn được trả tới 12.500 USD.


Bài 95: Họa sĩ trẻ tự bảo vệ mình trước vấn nạn tranh giả
Bức tranh “Phố cũ” của danh họa Bùi Xuân Phái bị nghi là giả nhưng vẫn bán đấu giá được 12.500 USD

Mấy năm trước, họa sĩ Văn Thơ từng phải mang dao rạch từng bức tranh khi nó được “gắn mác” tên ông. Năm 2016, họa sĩ Thành Chương từng quyết liệt “làm ầm” lên khi tình cờ phát hiện bức tranh ông vẽ một người bạn, thời điểm 1971-1972 được đổi thành bức “Trừu tượng” của họa sĩ Tạ Tỵ khi đi xem triển lãm “Những bức tranh trở về từ châu Âu” tại TP Hồ Chí Minh. Gần đây nhất, phải kể đến chuyện “bi hài” về tranh giả của họa sĩ Phạm An Hải. Chuyện là một nhà sưu tập mua được năm bức tranh của Phạm An Hải với giá 285 triệu đồng, loanh quanh thế nào khi mang đi đóng khung lại chọn đúng cửa hàng có quen biết với họa sĩ. Thấy nghi, chủ cửa hàng gọi hỏi xác minh thì các bên đều… ngã ngửa vì bức “Dư âm phố cổ” vẫn còn treo ở nhà họa sĩ. Hai bức khác của họa sĩ Nguyễn Rô Hùng bị xóa chữ kí và làm giả chữ kí của Phạm An Hải.

Đấy chỉ là những ví dụ tiêu biểu trong rất nhiều thật - giả lẫn lộn khiến cho thị trường tranh của Việt Nam phần nào hỗn loạn và có những khoảng tối khó phân định. Ngày trước, các danh họa của Việt Nam khi bị làm giả thường là những người được các nhà sưu tập nước ngoài mua và đánh giá cao, tiêu biểu cho nền hội họa của dân tộc. Ngày nay, thế giới phẳng, hội nhập tạo cơ hội cho các nhà sưu tập trong nước cũng có khả năng mua tranh của họa sĩ nước mình. Các họa sĩ trẻ với tài năng và sự sáng tạo, tư duy đổi mới cũng từng bước tạo dựng được tên tuổi, được các nhà sưu tập trong và ngoài nước để ý. Thị trường tranh trong nước hay thị trường xuyên lục địa sôi động kéo theo việc tranh bị làm giả ngày càng nhiều. Đó là một điều đáng buồn. Song với không ít người, vấn nạn tranh giả lại là một “tín hiệu” cho thấy thị trường mĩ thuật Việt Nam đang bước vào giai đoạn “dậy thì”. Tức là phải có cái hay, cái khác lạ và ngày càng nhiều bức tranh có giá trị thì việc làm giả tranh mới “rầm rộ” đến mức như vậy. Việc bị làm giả tranh càng thúc đẩy những họa sĩ, đặc biệt là họa sĩ trẻ phải tìm tòi, đổi mới, sáng tạo, ghi dấu ấn để tranh của mình dù có bị làm giả thì cũng không thể “bắt chước như thật” được.

Tự bảo vệ mình

Đúng là chỉ có các họa sĩ đang còn sáng tác và nhất là họa sĩ trẻ mới có cơ hội “cãi” được với dư luận rằng đó có phải là tranh của mình hay không. Đối với các danh họa đã khuất, nhà phê bình Phan Cẩm Thượng nhận định: “Không có cách nào để bảo vệ tác phẩm của các họa sĩ quá cố”. Ông cũng chua xót cho rằng: “Thị trường tranh ở Việt Nam mới manh nha hình thành nhưng lại không có luật kinh doanh riêng. Giới mỹ thuật hoàn toàn bất lực”. Họa sĩ trẻ Trịnh Minh Tiến, người sáng lập dự án Real Art (Nghệ thuật đích thực) cũng đồng tình ý kiến này và cho rằng nghệ sĩ nói chung cái tôi rất cao nhưng lại ngại, không muốn “dây dưa” đến kiện tụng.

Trở lại trường hợp của họa sĩ Thành Chương, mặc dù cơ quan chức năng đã xác định 15 bức trong đó có tranh của ông trong cuộc triển lãm “Những bức tranh trở về từ châu Âu” là giả nhưng sự việc cũng dừng ở đó, không có biện pháp hay hình thức xử lí. Còn với họa sĩ Phạm An Hải, không khó để truy ra “thủ phạm” làm nhái tranh của mình nhưng đau lòng đó lại là chỗ anh em quen biết, cùng là người trong nghề cả. Nhà điêu khắc Đinh Công Đạt cũng từng nghĩ đến chuyện đi kiện kẻ dám ngang nhiên trưng bày và bán con kiến, vốn là sản phẩm “độc quyền” của anh khiến tên anh được bạn bè thân thiết gọi là “Đạt kiến” nhưng rồi lại thôi, lí do: “Tôi bận lắm, mải theo kiện thì dở hết việc quan trọng”.

Nhiều trường hợp “được vạ thì má đã sưng” cho thấy, kinh nghiệm để tránh bị làm giả lần sau thì tốt nhất chuyên tâm vào làm tranh cho thật tốt để không ai có thể bắt chước. Hay nói cách khác có thể vẽ lại được gần giống nhưng không thể chuyển tải được tinh thần, kĩ thuật mà họa sĩ đã sử dụng hay thổi hồn vào tác phẩm nguyên bản. Các họa sĩ trẻ Vũ Đình Tuấn, Bùi Minh Tâm cũng không “ngại” việc các tác phẩm mới được đưa lên mạng internet. Bùi Minh Tâm khẳng định, mỗi bức tranh của anh được vẽ với những kĩ thuật riêng, lớp lang với nhiều trình tự và rất mất thời gian, kì công, tỉ mỉ, làm giả được không phải là điều đơn giản. Họa sĩ Vũ Đình Tuấn thì cho rằng, với những kĩ thuật như vẽ trên lụa, đắp chi tiết bằng vàng lá mà các anh dày công nghiên cứu, sáng tạo trên nền tảng truyền thống của mĩ thuật nước nhà kết hợp với những công nghệ tiên tiến, hiện đại của thế giới, việc sao chép tranh của anh là rất khó.

Rõ ràng, lợi thế của các họa sĩ trẻ trong việc tự bảo vệ mình ở thời hội nhập chính là việc có thể chủ động “chống sao chép” ngay từ khi ý tưởng về một tác phẩm mới hình thành và có thể theo suốt nó trong nhiều năm sau đó. Họa sĩ Bùi Minh Tâm chia sẻ kinh nghiệm rằng, anh chỉ làm việc với các gallery uy tín. Đồng thời anh cũng khuyên những người mua tranh nên tìm hiểu kĩ về các tác phẩm mình định sưu tầm hay kinh doanh. Những bức tranh thật bao giờ cũng đi kèm đầy đủ giấy tờ, chữ kí của các bên liên quan. Còn họa sĩ Lại Tiến Định, người từng tổ chức nhiều triển lãm, kết nối được với hầu hết các họa sĩ trẻ cả nước khẳng định, bất cứ họa sĩ nào anh mời tham gia triển lãm đều đã được anh theo dõi một thời gian dài. Họa sĩ ấy phải khẳng định được tài năng, sức bật, sự sáng tạo, tham gia những triển lãm trong và ngoài nước nào, với tác phẩm nào. Thậm chí, anh còn nắm được chặt chẽ cả thời gian sáng tác các tác phẩm trong triển lãm để tránh tình trạng chính các họa sĩ cũng không sòng phẳng với tác phẩm và tên tuổi của mình.

Họa sĩ Vũ Đình Tuấn thì chỉ làm việc với những người được anh “thử lửa” bằng một cuộc chuyện trò, trao đổi về quan niệm nghệ thuật, kiến thức, niềm đam mê, yêu thích… Khi nhìn sâu vào trong mắt người đó, phát hiện ra những ý đồ không trong sáng, không thực sự vị nghệ thuật thì anh nhất quyết không cộng tác.

Vẫn biết rằng để họa sĩ vừa tự sáng tác vừa tự bảo vệ mình là một việc “cực chẳng đã” và không khác gì “sống chung với lũ”. Tuy nhiên, trong thời đại hội nhập, trong khi chờ luật của Việt Nam chặt chẽ hơn và muốn tác phẩm của mình vươn ra được với thế giới thì xem ra đó là cách hữu hiệu nhất.

(còn nữa)

Tin liên quan

Đọc thêm

Khánh thành không gian đọc sách, tương tác và sinh hoạt Đội Nhịp sống trẻ

Khánh thành không gian đọc sách, tương tác và sinh hoạt Đội

TTTĐ - Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên toàn quốc lần thứ V, năm 2024 cấp Trung ương, chiều 24/4, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức chương trình trao tặng và bàn giao công trình “Không gian đọc sách, tương tác và sinh hoạt Đội” tại Nhà Thiếu nhi tỉnh Điện Biên.
Tuổi trẻ Thủ đô tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Điện Biên Phủ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tuổi trẻ Thủ đô tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Điện Biên Phủ

TTTĐ - Sáng 24/4, đoàn công tác của tuổi trẻ Thủ đô do đồng chí Chu Hồng Minh, UVBTV Trung ương Đoàn, Thành ủy viên, Bí thư Thành đoàn Hà Nội làm trưởng đoàn đã tới dâng hương, tưởng niệm và tham quan các di tích lịch sử tại TP Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên).
TP HCM: Lan tỏa lòng yêu nước đến tuổi trẻ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

TP HCM: Lan tỏa lòng yêu nước đến tuổi trẻ

TTTĐ - Chiều 23/4, nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Thành đoàn TP HCM phối hợp Sư đoàn 367, Quân chủng Phòng không - Không quân, tổ chức chương trình giao lưu truyền thống với chủ đề “Từ Điện Biên khói lửa đến phong trào đấu tranh của Nhân dân Sài Gòn - Gia Định”.
Trung tâm Hỗ trợ Thanh thiếu nhi Việt Nam khởi động Học kỳ Quân đội 2024 Camera 360 trẻ

Trung tâm Hỗ trợ Thanh thiếu nhi Việt Nam khởi động Học kỳ Quân đội 2024

TTTĐ - Trung tâm Hỗ trợ Thanh thiếu nhi Việt Nam, đơn vị thuộc Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chính thức khởi động Học kỳ Quân đội 2024 dành cho các bạn thanh thiếu niên từ 8 đến 15 tuổi.
94.488 công trình thanh niên các cấp được thực hiện Năm Thanh niên tình nguyện 2024

94.488 công trình thanh niên các cấp được thực hiện

TTTĐ - Tháng Thanh niên năm 2024, với chủ đề “Thanh niên xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng” có sự tham gia tích cực, sôi nổi của các cấp bộ Đoàn và hàng triệu đoàn viên, thanh niên cả nước, đã để lại nhiều dấu ấn, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng bằng nhiều hoạt động ý nghĩa.
Không được ép buộc người lao động đi làm thêm trong dịp nghỉ lễ Nhịp sống trẻ

Không được ép buộc người lao động đi làm thêm trong dịp nghỉ lễ

TTTĐ - Sáng 23/4, tại Đông Anh, Hà Nội, báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và pháp luật lao động”.
Lan tỏa tình yêu và văn hóa đọc sách đến các em học sinh Camera 360 trẻ

Lan tỏa tình yêu và văn hóa đọc sách đến các em học sinh

TTTĐ - Vừa qua, tại trường Tiểu học Lô mô nô xốp Mỹ Đình (Hà Nội) đã diễn ra sự kiện “Adventure with words - Phiêu lưu cùng con chữ". Chương trình là một hoạt động ý nghĩa lan tỏa văn hóa đọc sách do nhóm sinh viên của Học viện Báo chí tuyên truyền tổ chức.
Học ECE được hỗ trợ 60% học phí và cơ hội đi Nhật Camera 360 trẻ

Học ECE được hỗ trợ 60% học phí và cơ hội đi Nhật

TTTĐ - Năm 2024, sinh viên theo học ngành Kỹ thuật xây dựng (ECE) tại trường Đại học Việt Nhật (VJU) - Đại học Quốc gia Hà Nội được hỗ trợ đến 60% học phí, với mức thu chỉ còn 25 triệu đồng/năm.
TP HCM: Tuyên dương 148 học sinh, sinh viên tay nghề giỏi Tuổi trẻ học và làm theo Bác

TP HCM: Tuyên dương 148 học sinh, sinh viên tay nghề giỏi

TTTĐ - Sau hơn 1 tháng triển khai, Hội thi Học sinh, sinh viên giỏi nghề lần thứ 15, năm 2024 ghi nhận số thí sinh đoạt giải cao kỷ lục, trong đó có 31 thí sinh đạt giải cao nhất ở các ngành nghề
Tập trung đánh giá 12 chỉ tiêu, 3 nhiệm vụ đột phá nhiệm kỳ Năm Thanh niên tình nguyện 2024

Tập trung đánh giá 12 chỉ tiêu, 3 nhiệm vụ đột phá nhiệm kỳ

TTTĐ - Sáng 23/4, Trung ương Đoàn tổ chức Hội nghị Ban Thường vụ lần thứ VI, khoá XII, nhiệm kỳ 2022 - 2027. Đồng chí Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn và đồng chí Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư Thường trực Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam chủ trì hội nghị.
Xem thêm