Tag

Bình Dương: Hơn 200 doanh nghiệp nguy cơ phá sản, hàng nghìn công nhân mất việc làm

Bạn đọc 08/04/2016 05:23
aa
TTTĐ - Đến đầu tháng 10/2014, không một cơ sở hay doanh nghiệp nào sản xuất gạch Hoffman còn được tồn tại trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Đó là tối hậu thư mà tỉnh này đưa ra mặc dù ngày 22/8/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành lộ trình cho phép các lò gạch đất sét nung sản xuất theo công nghệ Hoffman được tồn tại đến năm 2020.

Bình Dương: Hơn 200 doanh nghiệp nguy cơ phá sản, hàng nghìn công nhân mất việc làm

TTTĐ - Đến đầu tháng 10/2014, không một cơ sở hay doanh nghiệp nào sản xuất gạch Hoffman còn được tồn tại trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Đó là tối hậu thư mà tỉnh này đưa ra mặc dù ngày 22/8/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành lộ trình cho phép các lò gạch đất sét nung sản xuất theo công nghệ Hoffman được tồn tại đến năm 2020.

HY VỌNG VỪA CHỚM ĐÃ TẮT

Vừa qua, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa ký Quyết định số 1469/QĐ-TTg ngày 22/8/2014 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Trong đó, với gạch đất sét nung, Chính phủ không cho phép đầu tư các loại lò thủ công, lò đứng liên tục, lò vòng (lò Hoffman) sử dụng nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) mà khuyến khích đầu tư công nghệ sản xuất gạch đất sét nung kích thước lớn, độ rỗng cao để tiết kiệm tài nguyên, giảm ô nhiễm môi trường. Đối với các cơ sở đang sản xuất gạch đất sét nung bằng lò Tuynel, Chính phủ yêu cầu phải tiếp tục đầu tư hoàn thiện và cải tiến công nghệ để giảm tiêu hao nguyên, nhiên liệu, tiết kiệm tài nguyên; đối với các tỉnh miền Nam khuyến khích đầu tư công nghệ lò tuynen sử dụng nhiên liệu trấu và mùn cưa thay vì sử dụng nhiên liệu hóa thạch là than đá như lâu nay.

Chính phủ còn yêu cầu các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải xây dựng và ban hành lộ trình chấm dứt hoạt động của các loại lò sử dụng công nghệ lạc hậu. Cụ thể, các tỉnh đồng bằng, thành phố trực thuộc Trung ương; khu vực thị xã, thị tứ, khu vực gần khu dân cư, gần khu vực canh tác trồng lúa và hoa màu của các tỉnh còn lại chậm nhất phải chấm dứt hoạt động vào trước năm 2016 với lò thủ công, thủ công cải tiến và chậm nhất vào trước năm 2018 với lò đứng liên tục, lò vòng sử dụng nhiên liệu hoá thạch. Các cơ sở sản xuất nằm ở khu vực các xã thuộc huyện miền núi của các tỉnh xây dựng lộ trình chấm dứt hoạt động chậm nhất hết năm 2017 với lò thủ công, thủ công cải tiến và chậm nhất vào năm 2020 với lò đứng liên tục...

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và đã thắp lên hy vọng cho 200 chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất gạch Hoffman và hàng chục ngàn công nhân làm gạch ở tỉnh Bình Dương. Ông Bùi Trí Dũng, chủ lò gạch Thạch Anh, xã Hội Nghĩa, thị xã Tân Uyên (Bình Dương) cho biết: Khi Phó thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải ký Quyết định số 1469/QĐ-TTg ngày 22/8/2014 và công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng, chúng tôi cứ ngỡ nỗi thống khổ, tiếng kêu cứu bấy lâu nay của các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất gạch Hoffman ở Bình Dương đã được Nhà nước nghe thấy, thấu hiểu và kịp thời có chính sách hỗ trợ, cho phép chúng tôi tiếp tục hoạt động. Thế nhưng, một lần nữa “trời lại phụ lòng người”, dù Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo nhưng lãnh đạo tỉnh Bình Dương vẫn cố tình lắc đầu làm ngơ, không làm theo "coi như xem thường" sự chỉ đạo, quết định của Chính phủ.

Theo ông Dũng, ngày 4-9 vừa qua, UBND tỉnh Bình Dương đã có Văn bản 2983/UBND-TD trả lời đơn khiếu nại, kiến nghị của ông, đại diện cho hàng trăm cơ sở, doanh nghiệp sản xuất gạch Hoffman trên địa bàn tỉnh Bình Dương - và Văn bản 2949/UBND-TD ngày 3-9-2014 trả lời phúc đáp kiến nghị của Văn phòng luật sư Phạm Sơn. Theo nội dung của các văn bản này, UBND tỉnh Bình Dương đã bác bỏ hết những nguyện vọng chính đáng của người dân. Đáng lưu ý là UBND tỉnh Bình Dương không hề đả động đến Quyết định 1469/QĐ-TTg ngày 22-8-2014 của Thủ tướng Chính phủ “Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”. Điều này có nghĩa là tỉnh đã “bất tuân” quyết định của cấp trên vì theo quyết định này, doanh nghiệp sản xuất gạch Hoffman phải được phép hoạt động thêm vài năm nữa. Nhưng tỉnh lại "không đồng tình" cố dìm cơ sở, doanh nghiệp sản xuất gạch hoffman và người dân lao động vào chỗ chết.

Bức xúc trước cách làm việc “trời ơi đất hỡi” của UBND tỉnh Bình Dương, bà Bùi Thị Ngọc Ánh, chủ một cơ sở sản xuất gạch Hoffman ở huyện Phú Giáo bộc bạch: Từ khi tỉnh Bình Dương có chủ trương đóng cửa các lò gạch Hoffman, đứng trước nguy cơ bị “khai tử”, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất gạch Hoffman ở Bình Dương đã kêu cứu khắp nơi, từ các cơ quan ban ngành của tỉnh đến các bộ ngành Trung ương. Nhận được đơn của doanh nghiệp, ngày 2-7-2014, Thanh tra Chính phủ có Văn bản số 2492/TDXLĐ-XLĐ chuyển nội dung đơn khiếu nại đến UBND tỉnh Bình Dương và yêu cầu lãnh đạo tỉnh này xem xét, giải quyết theo thẩm quyền. Tiếp đến, ngày 1-8-2014, đến lượt Thanh tra Bộ Xây dựng lại ra Văn bản số 422/TTr-KNTC về việc chuyển đơn của 200 doanh nghiệp sản xuất gạch xây dựng theo công nghệ Hoffman trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến UBND tỉnh này. “Để ổn định tình hình kinh tế, xã hội tại địa phương và đảm bảo cuộc sống của người lao động tại các doanh nghiệp, tránh khiếu kiện vượt cấp, Thanh tra Bộ Xây dựng chuyển đơn và đề nghị UBND tỉnh Bình Dương xem xét, giải quyết theo thẩm quyền” - văn bản của Thanh tra Bộ Xây dựng lưu ý. “Khi các bộ ngành vào cuộc, chúng tôi đã khấp khởi hy vọng, để rồi lại thất vọng tràn trề. Một khi các quyết định của Chính phủ được ban hành, nếu người dân không thực hiện thì bị chính quyền kiểm tra, nhắc nhở, xử phạt. Nay, lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương không thi hành quyết định của Chính phủ, cố tình nhắm mắt làm ngơ thì sẽ bị cấp nào xử phạt?”, bà Ánh thắc mắc.

QUYẾT ĐỊNH “KHAI TỬ” BẤT THƯỜNG

Theo luật sư Phạm Hồng Sơn, Trưởng văn phòng Luật sư Phạm Sơn (Hà Nội), quyết định của UBND tỉnh Bình Dương về việc “khai tử” các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất gạch Hoffman trên địa bàn tỉnh này có rất nhiều điểm bất thường. Luật sư Sơn phân tích: Trước đây, trong nhiều cuộc họp báo về vấn đề liên quan, lãnh đạo tỉnh Bình Dương luôn khẳng định phải cưỡng chế các doanh nghiệp, sản xuất gạch Hoffman vì các đơn vị hoạt động không phép, chưa được sự đồng ý của chính quyền địa phương và không phù hợp với quy hoạch. Tuy nhiên, từ khi hàng chục rồi hàng trăm lò gạch Hoffman ra đời đến nay, tỉnh Bình Dương vẫn đều đặn cho phép Công ty Điện lực cấp điện phục vụ cho hoạt động sản xuất gạch ở đây. Không những thế, tỉnh còn thu thuế “không sót một đồng” và yêu cầu các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất gạch phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước và địa phương. Hàng trăm lò gạch không phải là cái tăm, con kiến, nếu tỉnh Bình Dương đã xác định các doanh nghiệp này vi phạm, tại sao không cưỡng chế từ mấy năm trước mà phải chờ đến nay?

Thêm nữa, văn bản số 896/BXD-VLXD ngày 1-6-2012 của Bộ Xây dựng nêu rõ: “Với lò vòng, lò vòng cải tiến (hay còn gọi là lò Hoffman) không sử dụng nguyên liệu hóa thạch, mà sử dụng phế liệu của nghành nông nghiệp (trấu, mùn cưa, vỏ hạt điều…), tùy điều kiện của từng địa phương có thể cho phép tồn tại”. Trên thực tế, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất theo công nghệ Hoffman đều đạt yêu cầu về chất lượng sản phẩm, về tiêu chuẩn môi trường đồng thời tận dụng được tất cả các nguyên liệu là phế thải rất sẵn có tại địa phương như mùn cưa, trấu, vỏ hạt điều, vỏ cà phê…, giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm giá thành sản phẩm (giá thành từ 400 - 500 đồng/viên gạch) và đáp ứng nhu cầu của thị trường tại Bình Dương. Vậy tại sao, UBND tỉnh Bình Dương lại phải “ép chết” doanh nghiệp?

Ngoài ra, lộ trình thực hiện chính sách về quản lý vật liệu xây dựng, định hướng của Chính phủ về việc từng bước hạn chế tiến tới chấm dứt sử dụng vật liệu xây dựng sản xuất từ đất sét nung được ban hành và có hiệu lực trên cả nước. Trong khi các tỉnh khác ở cùng khu vực như Vĩnh Long, Đồng Nai, Tây Ninh… vẫn cấp phép và hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chuyển đổi từ công nghệ sản xuất thủ công sang công nghệ Hoffman với mức từ 50 đến 70 triệu đồng/doanh nghiệp thì tỉnh Bình Dương lại kiên quyết “khai tử” 200 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất gạch Hoffman, đẩy người lao động đến bước đường cùng. Tại sao lại có sự khác biệt đến thế? Phải chăng lãnh đạo tỉnh Bình Dương cho rằng, chính sách của nhà nước có hiệu lực ở đâu thì ở, tới Bình Dương thì “có cũng như không”?

Luật sư Phạm Hồng Sơn cho rằng: “Chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước khi ban hành là được áp dụng thống nhất trên cả nước, nhằm mục đích phát triển kinh tế xã hội, tạo công ăn việc làm cho người dân, đảm bảo một xã hội công bằng, văn minh. Đã là sản xuất gạch nung, dù theo công nghệ nào (Tuynel hoặc Hoffman) cũng sẽ bị chấm dứt sau năm 2020 theo đúng lộ trình của Chính phủ. Vậy tại sao lãnh đạo tỉnh Bình Dương ra lệnh “khai tử” đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất bằng công nghệ Hoffman (đầu tư thấp, giá thành rẻ, chất lượng tốt…), còn các doanh nghiệp sản xuất bằng công nghệ Tuynel (mặc dù chi phí đầu tư và giá thành cao, chất lượng chỉ tương đương Hoffman) nhưng lại được ưu ái cho tiếp tục hoạt động? Tại sao trong lúc nền kinh tế thế giới suy thoái nghiêm trọng, tác động trực tiếp đến Việt Nam, mỗi tháng có hàng chục ngàn doanh nghiệp phải giải thể, phá sản, sự cố gắng, nỗ lực của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất gạch theo công nghệ Hoffman trên địa bàn tỉnh Bình Dương lại không được khuyến khích?”.

NHIỀU HỆ LỤY ĐAU LÒNG

Ngày 30-6-2014, nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất gạch Hoffman trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã bị niêm phong, yêu cầu phải tháo dỡ. Đến đầu tháng 10 tới đây, tối hậu thư của UBND tỉnh Bình Dương đưa ra là doanh nghiệp, cơ sở sản xuất gạch Hoffman phải bị cưỡng chế, chấm dứt hoạt động hoàn toàn, nếu doanh nghiệp cơ sở nào không chấp hành, tỉnh sẽ có biện pháp mạnh tay, mặc cho những hậu quả cả về kinh tế lẫn xã hội đã xảy ra trước mắt.

Ông Hoàng Văn Khuê, chủ DNTN Thuận Thuận Phát ở thị xã Tân Uyên (Bình Dương) phân tích, năm 2009, tỉnh Bình Dương đồng ý cho Công ty TNHH một thành viên Việt Linh (huyện Phú Giáo) thí điểm xây dựng lò và sản xuất gạch theo công nghệ Hoffman. Mô hình này được các cấp ngành của tỉnh đánh giá cao và đề xuất cho triển khai rộng rãi. Chủ trương này khiến các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất gạch ở Bình Dương “mừng như bắt được vàng” vì họ không biết phải chuyển sang là gạch theo công nghệ gì cho phù hợp sau khi chấm dứt hoạt động theo phương thức thủ công. Thời điểm này, thấy hướng mở từ mô hình thí điểm của tỉnh, hàng trăm chủ lò gạch đã vay tiền của người thân, ngân hàng từ 8 đến 10 tỷ đồng để xây lò gạch Hoffman. Sau mấy năm hoạt động, đến nay, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất gạch vẫn chưa thu hồi lại vốn. Chưa kể lãi ngân hàng thời điểm đi vay rất cao, doanh nghiệp đa phần làm ra chỉ đủ trả nợ. Giờ đây, lãi mẹ đẻ lãi con, tỉnh Bình Dương lại bức tử lò gạch Hoffman thì doanh nghiệp thiệt hại nặng nề về kinh tế. Nếu tính trung bình, mỗi lò gạch đầu tư khoảng 10 tỷ đồng thì với 200 lò gạch, các doanh nghiệp mất đến 2.000 tỷ đồng. Chưa kể, lò gạch chết, tỉnh cũng mất một nguồn thu ngân sách không nhỏ. Còn về mặt xã hội, hàng chục ngàn công nhân lò gạch trước nay đang có việc làm với mức thu nhập ổn định, nay bỗng dưng mất việc, không biết phải đi đâu về đâu. Họ mất việc, mất thu nhập, không chỉ ảnh hưởng đến bản thân họ mà còn cha mẹ già, con cái còn đi học của họ nữa. “Họ làm lãnh đạo ở trên cao mà sao chẳng bao giờ nhìn xuống để thấy “dân đen con đỏ” đang sống cực khổ đến thế nào? Trước khi ra quyết sách gì cũng phải nghĩ đến lợi ích của dân trước tiên mới phải chứ?”, ông Khuê bức xúc.

Từ ngày gạch Hoffman bị niêm phong, khai tử trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến nay, thị trường gạch xây dựng ở tỉnh này đã có dấu hiệu rối loạn. Cụ thể là trong tháng 6, gạch Tuynel đã liên tục tăng giá và hiện đã tăng lên 15-20%. Ông Trần Đình Thanh, một hộ nghèo ở huyện Phú Giáo than thở: Gia đình khó khăn nhưng chúng tôi gom góp được ít tiền, định sửa lại nhà cho đàng hoàng để chuẩn bị cưới vợ cho con. Ai dè, tỉnh cấm không cho người ta sản xuất gạch Hoffman nữa, trong khi gạch Tuynel giá lại cao ngất ngưỡng, chúng tôi mới mua được 1 xe đã “cháy túi” rồi. Giờ nhà đã dở ra, sửa lại cho hoàn chỉnh thì không có tiền mà để dở dở ương ương như vậy thì coi sao đặng? Tỉnh làm khó dân nghèo chúng tôi quá./.

Nhóm PV điều tra

Tin liên quan

Đọc thêm

Một người dân đi làm thủ tục đất đai hơn 10 năm chưa xong Đường dây nóng

Một người dân đi làm thủ tục đất đai hơn 10 năm chưa xong

TTTĐ - Một người dân tại phường Phú Thọ, TP Thủ Dầu Một mua đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thế nhưng khi làm thủ tục sang tên lại bị kéo dài từ năm 2012 đến tận nay vẫn chưa xong.
Khởi tố 5 đối tượng vụ phá rừng tự nhiên tại Đăk Pxi Đường dây nóng

Khởi tố 5 đối tượng vụ phá rừng tự nhiên tại Đăk Pxi

TTTĐ - Cơ quan CSĐT, Công an huyện Đăk Hà đã khởi tố bị can và bắt bị can để tạm giam với 5 đối tượng trong vụ phá rừng tự nhiên tại xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà (tỉnh Kon Tum) mà báo Tuổi trẻ Thủ đô phản ánh.
Hải Phòng sẽ cưỡng chế thu hồi đất hộ bà Phạm Thị Thu Trang Đường dây nóng

Hải Phòng sẽ cưỡng chế thu hồi đất hộ bà Phạm Thị Thu Trang

TTTĐ - UBND huyện An Dương, thành phố Hải Phòng vừa thông tin về việc cưỡng chế thu hồi đất để giải phóng mặt bằng thực hiện Dự án đầu tư xây dựng nút giao khác mức tại ngã tư đường Tôn Đức Thắng – Máng Nước – Quốc lộ 5, xã An Đồng, huyện An Dương.
Gia đình liệt sĩ có dấu hiệu bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản? Đường dây nóng

Gia đình liệt sĩ có dấu hiệu bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản?

TTTĐ - Tin tưởng “cò làm bìa đỏ”, gia đình ông Nguyễn Văn Phụng (con của liệt sĩ Nguyễn Văn Vượng) ở Kiền Bái, Thuỷ Nguyên, Hải Phòng, đã bị Hoàng Anh Đức và một số đối tượng lừa bán thửa đất 104m2 trị giá 1,5 tỷ đồng và 300 triệu đồng tiền vay tín chấp.
Những phản ánh của báo Tuổi trẻ Thủ đô đã được làm rõ Đường dây nóng

Những phản ánh của báo Tuổi trẻ Thủ đô đã được làm rõ

TTTĐ - Gần 1 năm ròng rã, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã kiên trì đeo bám, tìm hiểu vụ việc cấp đất trái quy định, trái thẩm quyền. Với sự vào cuộc quyết liệt và tinh thần cầu thị, đến nay các ngành chức năng tỉnh Kon Tum đã có báo cáo chính thức về hàng loạt sai phạm trong việc quản lý đất đai xảy ra tại Công ty TNHH MTV 732 (Công ty 732) trong việc cấp đất cho các cá nhân.
Xây dựng sai phép, Công ty San Hô Xanh Côn Đảo bị phạt Đường dây nóng

Xây dựng sai phép, Công ty San Hô Xanh Côn Đảo bị phạt

TTTĐ - Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Du lịch San Hô Xanh Côn Đảo về hành vi xây dựng sai phép.
Người dân xã Tân Triều hạn chế tắm giặt vì thiếu nước sạch Đường dây nóng

Người dân xã Tân Triều hạn chế tắm giặt vì thiếu nước sạch

TTTĐ - Mới vào nắng nóng đầu hè đã xảy ra tình trạng thiếu nước sạch trên diện rộng do nguồn nước sông Đà không đủ cung cấp. Tại khu vực Triều Khúc (xã Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội) nguồn nước đến nhỏ giọt, chỉ có vào buổi sáng khiến người dân lo lắng, nhiều gia đình phải hạn chế tắm giặt để tiết kiệm nước sinh hoạt.
Công ty HPP bị "quỵt tiền", chủ đầu tư nói không liên quan? Đường dây nóng

Công ty HPP bị "quỵt tiền", chủ đầu tư nói không liên quan?

TTTĐ - Chủ đầu tư dự án thi công trụ sở UBND phường Chính Gián (TP Đà Nẵng) cho biết không liên quan đến Công ty HPP, THL, do các đơn vị này không trúng thầu.
Tỉnh Kon Tum chỉ đạo điều tra vụ phá rừng tự nhiên Đăk Pxi Đường dây nóng

Tỉnh Kon Tum chỉ đạo điều tra vụ phá rừng tự nhiên Đăk Pxi

TTTĐ - Sau khi báo Tuổi trẻ Thủ đô phản ánh tình trạng phá rừng tự nhiên quy mô lớn tại xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, Ủy ban Nhân dân tỉnh Kon Tum (UBND) đã chỉ đạo yêu cầu điều tra, làm rõ đối tượng và hành vi trong vụ phá rừng trái phép.
Thực tế thửa đất mua đúng luật bị giả mạo hồ sơ ủy quyền chiếm đoạt Đường dây nóng

Thực tế thửa đất mua đúng luật bị giả mạo hồ sơ ủy quyền chiếm đoạt

TTTĐ - Sau loạt bài phản ánh vụ mua đất đúng luật bị người khác dùng hồ sơ ủy quyền giả mạo mua bán chiếm đoạt ở tỉnh Long An được bạn đọc quan tâm và Công an huyện Đức Huệ phục hồi điều tra, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô tìm hiểu thêm thực tế thửa đất.
Xem thêm