Tag

Bộ trưởng GD-ĐT đưa ra 5 nhóm giải pháp cấu trúc lại giáo dục đại học

Giáo dục 16/01/2017 17:14
aa
Theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ, những yếu kém của chất lượng giáo dục đại học bộc lộ ngày càng rõ khiến xã hội lo ngại và bức xúc.

Bộ trưởng GD-ĐT đưa ra 5 nhóm giải pháp cấu trúc lại giáo dục đại học

Đánh giá chất lượng đào tạo ĐH thời gian qua, tại hội nghị “Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại học” vừa diễn ra tại Đà Nẵng, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng, chất lượng giáo dục ĐH đã có những bước chuyển tích cực, một số trường, ngành có đột phá (chương trình tiên tiến, chất lượng cao).

Tuy nhiên xét trong một số trường, một số ngành chất lượng đào tạo vẫn chưa đồng đều. Xét theo yêu cầu của thị trường và nền kinh tế, chất lượng nguồn nhân lực của chúng ta vẫn chưa theo kịp. Sinh viên ra trường còn thất nghiệp hoặc rất khó khăn trong tìm việc. Những bất cập yếu kém của chất lượng giáo dục ĐH bộc lộ ngày càng rõ khiến xã hội lo ngại và bức xúc.

Lý giải nguyên nhân chính của tồn tại này ở góc độ trách nhiệm của nhà cung cấp nguồn nhân lực, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng có 3 nguyên nhân chính. Đó là đội ngũ cán bộ giảng viên chưa đáp ứng năng lực, cơ sở vật chất không đảm bảo, kinh phí đầu tư để đào tạo cho một sinh viên quá thấp. Thực tế ở Việt Nam hiện nay tính chi phí đào tạo khoảng 500 USD/sinh viên/năm; trong khi các nước chi phí đào tạo khá cao như ở Mỹ khoảng 16.000 USD (trường công), 36.000 USD (trường tư).

bo truong phung xuan nha dua ra 5 nhom giai phap cho giao duc dai hoc hinh 1
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ

Hệ thống chính sách giáo dục còn bất cập, năng lực quản trị ĐH còn kém. Đối với vấn đề đào tạo, hiện nay chủ yếu các trường dựa vào kinh nghiệm, nguồn lực vốn có của mình khi xây dựng các chương trình đào tạo. Điều này dẫn đến việc nhiều ngành đào tạo có thế mạnh trước đây thì hiện nay tuyển sinh khó khăn, còn những ngành mới thị trường đang có nhu cầu lại không đào tạo, khiến cho sinh viên tốt nghiệp ĐH ra trường thất nghiệp ngày một nhiều. Điều đó cho thấy cách tiếp cận đào tạo hiện nay của các trường không còn phù hợp.

Yêu cầu đặt ra phải nâng cao chất lượng giáo dục ĐH, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đã cấp bách, không thể chậm trễ hơn nữa. Nhất là khi Việt Nam đã hội nhập thị trường lao động với các nước ASEAN.

Xuất phát từ quan điểm trong lộ trình nỗ lực nâng cao chất lượng giáo dục ĐH, cả trường công lập và ngoài công lập đều cùng phải đồng hành, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã vạch ra 5 nhóm giải pháp để chấn chỉnh lại toàn bộ hệ thống giáo dục ĐH, khắc phục những bất cập yếu kém để nâng cao chất lượng giáo dục ĐH, gắn đào tạo với nhu cầu, tạo việc làm cho sinh viên.

Nhóm giải pháp thứ nhất, tiến hành rà soát lại toàn bộ hệ thống các trường ĐH. Coi đây là giải pháp căn cơ cấp bách và lâu dài, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nêu rõ, “Để thực giải pháp này, các trường phải tiến hành kiểm định.

Dự kiến, từ nay đến tháng 6/2017 sẽ tiếp tục triển khai kiểm định các trường theo bộ tiêu chí kiểm định đã ban hành. Đến tháng 1/2018 sẽ tiến hành kiểm định theo tiêu chí AUN. Đồng thời, cùng với những đánh giá của thị trường, kết quả kiểm định chính là phương thức phân tầng xếp hạng thay vì hành chính.

Song song với kiểm định, Bộ sẽ tiến hành quy hoạch lại mạng lưới các trường ĐH một cách mạch lạc. Với các trường không trực thuộc Bộ chủ quản, sẽ khuyến khích đẩy mạnh tự chủ, theo lộ trình.

Nhóm giải pháp thứ hai là tăng cường các yếu tố đảm bảo chất lượng gồm đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, cơ sở vật chất. Với đội ngũ giáo viên, sẽ tiến hành rà soát, quy hoạch lại ngành nghề để tính cơ số giáo viên trên nguyên tắc hợp lý, có lộ trình chuyển đổi, ưu tiên đầu tư cho những ngành mới triển vọng.

Bên cạnh việc xây dựng Đề án tăng cường năng lực giảng viên, Bộ cũng sẽ ưu tiên sử dụng nguồn kinh phí từ đề án 911 để đào tạo tiến sĩ cho giảng viên các trường ĐH, không phân biệt công tư. Ngoại trừ một số trường thực hiện nhiệm vụ chính trị sẽ được ưu tiên hơn, tất cả các trường còn lại đều tham gia thị trường giáo dục, cạnh tranh một cách lành mạnh”.

Xây dựng chuẩn về trình độ, bằng cấp cho giáo viên và đội ngũ lãnh đạo các trường. Không chỉ đội ngũ giảng viên, đội ngũ lãnh đạo nhà trường (Hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng trường, Phó hiệu trưởng…) cũng phải được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý đạt chuẩn.

Riêng với trường công lập, đội ngũ cán bộ kế cận phải qua lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, được cấp chứng chỉ mới được đưa vào quy hoạch nhân sự lãnh đạo.

Nhóm giải pháp thứ ba là vấn đề tài chính. Bộ trưởng yêu cầu các trường phải cân đối chất lượng với giá, đi sâu vào chất lượng, không chạy theo số lượng. Với các trường công, Bộ trưởng yêu cầu khi xây dựng giá học phí phải có lộ trình, không đẩy giá không đúng với chất lượng và điều kiện đảm bảo chất lượng. Đa dạng hóa nguồn thu, không chỉ tập trung vào một nguồn thu từ học phí như hiện nay (chiếm tới 95-97%)

Nhóm giải pháp thứ 3, đó là đẩy mạnh quản trị ĐH theo hướng tự chủ. Bộ trưởng yêu cầu các trường tự rà soát lại các ngành đào tạo trên cơ sở bám sát thị trường lao động, quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế của Chính phủ tầm nhìn 5-10 năm theo hướng chuyển từ từ thâm dụng lao động rẻ sang thâm dụng khoa học công nghệ.

Nhóm giải pháp thứ tư liên quan đến chính sách cơ chế. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh, đây là giải pháp là căn bản, nền tảng cho 03 nhóm giải pháp đã nêu trên. Theo đó, ngành GD sẽ rà soát lại toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới GD nói chung, GD ĐH nói riêng, mà trọng tâm 3 nhóm vấn đề đã nêu ở trên.

Nhóm giải pháp thứ năm là truyền thông để định hướng xã hội, tuyên truyền, giải thích phân tích chính sách, giới thiệu quảng bá các thành tựu và bảo vệ những điểm mạnh của trường trước những luận điểm thông tin sai trái. Mỗi trường ĐH phải xây dựng một bộ phận truyền thông chuyên nghiệp./.

Tin liên quan

Đọc thêm

Thưởng tiền cho sinh viên nam đăng ký ngành giáo dục mầm non Giáo dục

Thưởng tiền cho sinh viên nam đăng ký ngành giáo dục mầm non

TTTĐ – Đại diện trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng cho biết, trường vừa có quyết định thưởng 5 triệu đồng cho sinh viên nam đăng ký học ngành giáo dục mầm non, ngành học mà rất nhiều năm qua không có sinh viên nam.
Học sinh lớp 12 tập dượt đăng ký thi tốt nghiệp THPT Giáo dục

Học sinh lớp 12 tập dượt đăng ký thi tốt nghiệp THPT

TTTĐ - Hôm nay, ngày 24/4, học sinh lớp 12 trên cả nước có thể thử đăng ký thi tốt nghiệp trung học phổ thông trên hệ thống quản lý thi.
19 giáo viên dạy giỏi chương trình giáo dục thường xuyên được khen thưởng Giáo dục

19 giáo viên dạy giỏi chương trình giáo dục thường xuyên được khen thưởng

TTTĐ - Ngày 23/4, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố chương trình giáo dục thường xuyên (GDTX) cấp THPT năm học 2023-2024.
Tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ với sinh viên Giáo dục

Tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ với sinh viên

TTTĐ - Tiếng Anh hiện nay được xem là công cụ giao tiếp toàn cầu, là "chìa khóa" để đến với khối lượng tri thức, kiến thức đồ sộ của nền văn minh thế giới. Vì vậy, hiểu biết và sử dụng tiếng Anh một cách thành thạo sẽ giúp học sinh tiếp cận kiến thức và thông tin đa dạng từ các nguồn toàn cầu.
Nhiều cơ hội việc làm tại các doanh nghiệp cho sinh viên Giáo dục

Nhiều cơ hội việc làm tại các doanh nghiệp cho sinh viên

TTTĐ - Sáng 23/4, Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội (HCCT) đã tổ chức thành công “Ngày hội việc làm và Hợp tác doanh nghiệp” năm 2024 với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp và gần 200 sinh viên Nhà trường.
Sinh viên Đại học VinUniversity xuất sắc đạt ngôi vị quán quân Giáo dục

Sinh viên Đại học VinUniversity xuất sắc đạt ngôi vị quán quân

TTTĐ - Sau 4 tháng diễn ra, Cuộc thi Giải quyết tình huống kinh doanh HSBC (HSBC Business Case Competition - HSBC BCC) 2024 do Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam) (HSBC Việt Nam) phối hợp cùng Quỹ học bổng VietSeeds tổ chức đã chính thức tiến đến vòng chung kết cấp quốc gia.
Nhiều địa phương gặp khó trong xây dựng trường chuẩn quốc gia Giáo dục

Nhiều địa phương gặp khó trong xây dựng trường chuẩn quốc gia

TTTĐ - Thực tiễn việc xây dựng trường chuẩn quốc gia vẫn còn nhiều khó khăn vì các quận nội thành sĩ số học sinh tăng nhanh, trong khi hạ tầng trường lớp đáp ứng không kịp. Cùng với đó, việc thực hiện một số dự án trường chuẩn quốc gia chậm, do phải được phê duyệt về công tác phòng cháy, chữa cháy.
Mang sân chơi về vùng cao, thu hút học sinh đến trường Giáo dục

Mang sân chơi về vùng cao, thu hút học sinh đến trường

TTTĐ - Bên cạnh nhiệm vụ học tập, hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh là nhu cầu chính đáng của trẻ em. Ở một số xã vùng sâu, vùng xa khó khăn, việc tạo những sân chơi ý nghĩa để thu hút học sinh đến lớp đang được các trường học vùng cao nỗ lực thực hiện.
Phụ huynh sốt sắng tìm cửa "ngách" cho con vào trường điểm Giáo dục

Phụ huynh sốt sắng tìm cửa "ngách" cho con vào trường điểm

TTTĐ - Để con được vào trường mà mình mong muốn, nhiều phụ huynh không ngại ngần tìm cửa “ngách”, nhờ cậy các mối quan hệ, trả lệ phí cao, thậm chí chuyển hộ khẩu đến nhà người thân.
Tiến tới phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi Giáo dục

Tiến tới phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 173/TB-VPCP ngày 22/4/2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp của Ủy ban Quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Xem thêm