Tag

“Bún mắng cháo chửi” và văn hóa kinh doanh

Văn hóa 29/08/2017 17:00
aa
TTTĐ.VN- Hà Nội đang lấy ý kiến rộng rãi nhằm xây dựng một Quy chế về văn hoá kinh doanh. Nhiều phóng viên cả báo hình, báo giấy cũng đến hỏi tôi về hiện tượng “bún mắng cháo chửi” ở Hà Nội đã nổi tiếng “thế giới” vì nhiều hãng truyền thông quốc tế đã làm phóng sự về hiện tượng này. Đấy có phải là văn hoá kinh doanh của đất kinh kỳ thăng Long trong thời đại mới không? Với góc độ của một người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, đồng thời cũng là “người rất sành ăn”… Lão Khoa thấy thế nào?

“Bún mắng cháo chửi”  và văn hóa kinh doanh


- Ôi chao! Tôi đâu phải người sành ăn, cũng phông phải là nhà Hà Nội học, tôi chỉ là một công dân của Hà Nội, và Công dân Hạng ba. Nghĩa là dân ngụ cư, là người nhà quê lên Hà Nội. Nói như giáo sư Sử học Trần Quốc Vượng, thì người Hà Nội gốc bây giờ ít lắm. Họ lại ở ở tập trung mãi tận Lâm Đồng, hoặc ngày xưa là “mấy anh đánh cá trên sông Tô Lịch”. Sông Tô Lịch có thể quăng chài thả cá chỉ còn trong dĩ vãng. Người Hà Nội bây giờ hầu hết là dân nhà quê, lại còn có cả đồng bào thiểu số.

Về quán bún chửi ở phố Ngô Sỹ Liên, tôi đã ăn rồi. Gọi là bún chửi nhưng thực ra bà chủ quán chỉ nói tục thôi chứ có chửi bới ai đâu. Có điều bún của bà ấy phải nói là ngon. Về chuyện nói tục thì nói chung là dân mình cũng quen với cái đó rồi. Tôi cũng có một ông bạn thân. Ông là một nhà văn, nhà hoạt động xã hội nổi tiếng, nhưng rất hay nói tục. Tôi phàn nàn thì ông ấy bảo, không nói tục chua chân răng và nhạt mồm lắm, mà đời nó cũng mất đi bao nhiêu thi vị. Nhiều khi ngồi với ông ấy trong hàng quán, tôi cũng rất ngại, chỉ sợ có khi ông ấy nói tục, người ta quay lại thấy cái mặt mình, mà cái mặt mình thì chẳng biết dấu vào đâu được. Ngượng lắm. Ông bạn tôi không phải người xấu. Cũng đừng nghĩ ông ấy bậy bạ, thậm chí rất đứng đắn, đầy nhân văn. Thế nhưng ông ấy cứ hay nói tục. Khổ thế chứ. Có lần, chúng tôi tới một tỉnh miền núi. Người tiếp cơm chúng tôi là một vị khách quan trọng, một đồng chí phó chủ tịch tỉnh, lại là một phụ nữ rất xinh đẹp, từng là một cô giáo vô cùng đoan trang. Tôi đã có một đề nghị là “thôi, ông nói tục ở chỗ nào cũng được nhưng chỉ có điều trước người đẹp thì xin ông lịch sự giúp tôi cái. Ông hãy giữ gìn môi trường trong sạch giúp tôi trong khoảng 3 tiếng đồng hồ. Nghĩa là ông không nói tục tôi sẽ trả ông 1.000 euro”.

Quả thật, lúc đó tôi đang có trong tay 1.000 euro, giá euro lúc đấy là khoảng 30 triệu đồng. Và tôi trả thật chứ không phải chuyện đùa. Nói thật, không có nghề nào được trả giá cao như thế, trung bình một tiếng 10 triệu đồng. Thế nhưng ông ấy chỉ giữ được khoảng chừng 2 tiếng sau đó ông ấy lại văng vung tí mẹt lên. Thế nhưng bảo ông ấy vô văn hóa thì cũng không phải, đó là một người cực kỳ tử tế, thậm chí tinh tế và nhạy cảm, còn tốt hơn rất nhiều người ăn nói văn hoa, một người lính dũng cảm, từng đánh hàng trăm trận. Tôi không cổ súy cho việc nói tục, thế nhưng có những người, nói tục như sự giải tỏa. Nó lạ lắm. Tôi nói thế không có nghĩa là tôi ủng hộ việc nói tục, nhưng thực sự đời sống bây giờ nó phong phú đến ô hợp như thế.

Giờ quay lại với bà chủ quán bún chửi, bà ấy rất hay văng tục và nói rất phũ. Ngược lại bún của bà ấy lại ngon. Bà ấy nói tục nhưng không hề có ác ý, chứ nếu như ác ý thật thì chả có ai đến đấy làm gì. Nói tục chỉ để cười với nhau thôi. Cố nhiên, theo tôi đó chỉ là sự cá biệt chứ đấy không phải là văn hóa Thăng Long. Qua đó, chúng ta cũng thấy cuộc sống đúng là muôn màu muôn vẻ. Mình đánh giá thế nào cho đúng là cả một vấn đề.

- Có một thực tế là sau khi quán bún chửi lên sóng CNN của hãng truyền thông Mỹ thì quán lại càng đông khách đến ăn. Vậy theo lão Khoa thì vì sao, vì sự tò mò hay vì dân ta đã quá quen với việc nói tục và họ thấy chuyện đó là bình thường?

- Theo tôi, người ta đến ăn đông thì trước hết món ăn cứ phải ngon cái đã, nếu không ngon thì người ta đến làm gì. Mười CNN quảng cáo cũng bằng không, thậm chí người ta còn chửi báo chí nói bậy. Thứ hai nữa là nó phải sạch. Tuy bà chủ quán văng tục nhưng quán của bà ấy sạch, ăn uống rất vệ sinh. Chỉ có điều là bà ấy cứ thích nói tục. Nó như một kiểu giải tỏa, như nói ra thì bao nhiêu bí bách, bực dọc, có khi cả “khí độc” trong người đều phả ra hết. Cố nhiên tôi vẫn phải nhắc lại là tôi không cổ súy cho việc nói tục nhưng đời sống nó không đơn giản. Có phải ai cũng nói như kiểu ngồi họp chi bộ đâu, ngôn ngữ bên ngoài đôi khi suồng sã.

Tôi cho rằng văn hóa kinh doanh thì cái quan trọng nhất là hàng hóa. Hàng hóa phải tử tế, trước hết nó phải là hàng tốt, không lừa lọc. Chứ còn nói toàn những lời ngọt ngào nhưng sau đó lừa người ta thì đâu phải là văn hóa kinh doanh. Ngôn ngữ lời nói chỉ là một mặt thôi, cái chính vẫn phải là hàng hóa. Có rất nhiều người nói toàn lời hoa mỹ nhưng lại bán thực phẩm bẩn, bán hàng hóa độc hại. Văn hóa kinh doanh trước hết phải trung thực trong buôn bán. Điều này cụ Nguyễn Trãi nói hay lắm, cụ tổng kết về người Việt Nam mình chỉ có mấy chữ thôi, nhưng chuẩn lắm, cụ dặn: “mạnh gắng, khôn ngay, khéo đầy”, tức là với người Việt mình muốn mạnh thì phải cố gắng, sức người Việt mỏng, phải cố gắng mới mạnh được, khôn là sống cho ngay thẳng, khéo là ăn ở đầy đặn. Thăng Long là nơi tập trung tinh hoa của cả nước. Nói như nhà thơ, nhạc sĩ, nhà văn hoá lớn Nguyễn Đình Thi: “Đây lắng hồn núi sông ngàn năm”. Đất Thăng long là đất văn hóa lịch thiệp, trang nhã, đó phải là thứ văn hóa tiêu biểu nhất của cả nước.

Vậy việc chấn chỉnh lời ăn tiếng nói trong đời sống thường ngày và trong giao tiếp kinh doanh có cần thiết không? Cần lắm chứ. Vì thế, tôi rất ủng hộ chủ trương của Hà Nội, là làm sao để Hà Nội thanh sạch không chỉ là đường phố mà thanh sạch trong cả văn hóa ứng xử. Nhưng cái quan trọng hơn cả lời ăn tiếng nói là phải tử tế, trung thực, đừng có lừa lọc.

Nói về văn hoá kinh doanh thì văn hoá kinh doanh ở Hội An là đẹp nhất, tôi thích nhất. Chứ ở Hà Nội ô hợp lắm, nhiều khi sớm ra, vào hỏi hàng mà không mua là bị chửi ngay, thậm chí người ta còn đốt vía. Coi như một thứ xua tà. Muốn bán hàng mà lại coi khách hàng như ma tà thì bán làm sao? Nhưng ở Hội An thì không phải thế. Có lần vào đó tôi mua một cái quần bò, bà bán hàng hỏi, thế chú mặc một lần hay chú muốn mặc bền. Tôi bảo, tất nhiên là tôi mặc bền chứ. Tôi có phải ma đâu mà mặc áo giấy và chỉ mặc mặc một lần. Thế là bà ấy bảo, nếu chú muốn mua đồ tốt để mặc lâu dài thì chú phải sang cửa hàng bên kia. Thế là bà ấy chỉ cho tôi cửa hàng có đồ tốt hơn hàng của bà ấy. Đấy, có ai buôn bán như vậy không. Thậm chí hàng giả người ta cứ bảo hàng thật để lừa người mua. Đến cả thuốc trị ung thư, là mặt hàng ở tầm quốc gia, liên quan đến tính mạng của con người mà người ta còn đưa cả thuốc giả rồi móc ngoặc với bác sĩ để lừa những con người nghèo khổ đã ở bước đường cùng, thì nhìn về Hội An thấy nó đúng là một “đỉnh cao muôn trượng”. Hà Nội chả có nết buôn bán theo kiểu như vậy. Nhưng Hội An là thế đấy. Đấy mới là văn hóa kinh doanh. Cho nên đến Hội An người ta rất thích là vì thế. Ở Hội An, hàng hóa chỉ có một giá thôi, nhưng ở Hà Nội hay nhiều địa phương khác thì cứ “trông mặt mà đặt giá”, thấy người ngờ nghệch, đặc biệt là gặp khách Tây là tăng giá vót lên ngay. Cái đó có phải là văn hóa kinh doanh không, mặc dù ăn nói có thể rất lịch sự. Cho nên, đi cùng với lời ăn tiếng nói còn nhiều vấn đề khác nữa.

Hà Nội có quy chế ứng xử trong đời sống hàng ngày cũng như trong kinh doanh là rất cần thiết. Chúng ta cần ủng hộ chủ trương đó của Thành phố. Tuy thế đừng cứng nhắc, nếu ai cũng nói với nhau như trong cuộc họp thì không phải là cuộc sống ngoài đời. Nên nhớ, đứng trước bão lốc, thì toàn những cây cứng bị gẫy đổ chứ cây mềm có gẫy đổ đâu, cây lúa cũng vậy, gặp gió là lướt. Cho nên vấn đề làm sao phải mềm mại và phù hợp. Tuỳ theo tình thế mà ứng xử… Dù thế nào, Quy chế về Văn hóa Kinh doanh cũng phải sát thực tế mà nội dung chính là trung thực, vì người tiêu dùng. Đó mới là văn hóa ứng xử của người Việt.

Tin liên quan

Đọc thêm

7 đơn vị nghệ thuật biểu diễn phục vụ Nhân dân Điện ảnh - Âm nhạc

7 đơn vị nghệ thuật biểu diễn phục vụ Nhân dân

TTTĐ - Chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm Ngày Quốc tế lao động (1/5/1886 - 1/5/2024), 7 đơn vị nghệ thuật của Hà Nội tổ chức nhiều đêm biểu diễn phục vụ Nhân dân Thủ đô. Hoạt động này được diễn ra tại trung tâm một số quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố.
Thí sinh thuyết trình, hùng biện để lan tỏa tình yêu với sách Văn hóa

Thí sinh thuyết trình, hùng biện để lan tỏa tình yêu với sách

TTTĐ - Năm 2024, Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc thành phố Hà Nội với yêu cầu cao hơn, quy mô và chất lượng hơn. Điểm nổi bật của cuộc thi năm nay là mở rộng đối tượng dự thi cho các em đang học tập tại các trường quốc tế trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Lê Thanh Phong tiết lộ về điệu tứ hoa trong dân ca Ví, Giặm Văn hóa

Lê Thanh Phong tiết lộ về điệu tứ hoa trong dân ca Ví, Giặm

TTTĐ - “Hoàng tử Ví, Giặm” Lê Thanh Phong tiết lộ về điệu Tứ hoa trong dân ca Ví, Giặm trong đêm nhạc "Quê ơi là quê".
Hà Nội tuyên truyền, cổ động trực quan có trọng điểm, thiết thực Văn hóa

Hà Nội tuyên truyền, cổ động trực quan có trọng điểm, thiết thực

TTTĐ - Hà Nội đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, cổ động trực quan nhằm tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng bộ, tầng lớp Nhân dân và lực lượng vũ trang Thủ đô về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ.
70 tác phẩm đặc sắc khắc họa chân thực “Đường lên Điện Biên” Văn hóa

70 tác phẩm đặc sắc khắc họa chân thực “Đường lên Điện Biên”

TTTĐ - Bằng ngôn ngữ tạo hình phong phú, triển lãm "Đường lên Điện Biên" trưng bày 70 tác phẩm hội họa, đồ họa, điêu khắc, ký họa, áp phích… của 34 tác giả, sáng tác trải dài từ năm 1949 - 2009.
SBOOKS livestream lan tỏa văn hóa đọc Văn hóa

SBOOKS livestream lan tỏa văn hóa đọc

TTTĐ - Hòa chung không khí Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, đội ngũ SBOOKS đã tổ chức livestream tại gian hàng tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam 2024 Văn học

Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam 2024

TTTĐ - Chiều 22/4, Trường Đại học Hòa Bình (Mỹ Đình, Hà Nội) đã tổ chức tọa đàm “Sách và khát vọng phát triển”.
Khai mạc ngày hội văn hóa dân tộc gắn với hội thi tuyên truyền Văn hóa

Khai mạc ngày hội văn hóa dân tộc gắn với hội thi tuyên truyền

TTTĐ - Tối 22/4, tại huyện Ngọc Hồi (tỉnh Kon Tum) đã diễn ra lễ khai mạc ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Ngọc Hồi lần thứ V, năm 2024 gắn với hội thi tuyên truyền lưu động hướng đến kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Trường Sơn - Hồ Chí Minh huyền thoại.
Lễ hội Thập niên sự lệ - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đậm đà bản sắc Văn hóa

Lễ hội Thập niên sự lệ - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đậm đà bản sắc

TTTĐ - Tối 22/4, trong khuôn khổ lễ hội Thập niên sự lệ 2024, đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trao bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tới Lễ hội đền Nguyễn Cảnh Hoan (xã Tràng Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An).
Ý nghĩa chương trình phục dựng di ảnh màu các văn nghệ sĩ Văn hóa

Ý nghĩa chương trình phục dựng di ảnh màu các văn nghệ sĩ

TTTĐ - Sáng 22/4, tổ chức “Trái tim người lính Việt Nam” phối hợp với Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam; Bảo tàng Phụ nữ VN và CLB “Mãi mãi tuổi 20” tổ chức ra mắt Chương trình phục dựng di ảnh màu các văn nghệ sĩ, trí thức đã hi sinh hoặc có công trong kháng chiến.
Xem thêm