Tag

Các món ăn truyền thống ngày Tết không thể thiếu

BHXH & Đời sống 19/01/2017 06:00
aa
Mâm cỗ Tết của người miền Bắc không chỉ đa dạng về món mà còn chú trọng đến hình thức và màu sắc của các món ăn.

Các món ăn truyền thống ngày Tết không thể thiếu


Ngày nay do cuộc sống bận rộn mà phần lớn các gia đình đều làm món ăn ngày Tết miền Bắc khá giản tiện, rất ít người nấu đủ các món như mâm cỗ xưa.

Tuỳ theo mỗi gia đình mà người ta chuẩn bị những món ăn khác nhau, nhưng không thể thiếu các món chính như: bánh chưng, dưa hành, giò lụa, giò thủ, nem, canh măng,... để mâm cỗ ngày Tết luôn được trọn vẹn ý nghĩa đoàn viên, may mắn.

1. Bánh chưng

- 650gr nếp

- 400gr đậu xanh không vỏ

- 300gr thịt ba rọi hoặc thịt heo nửa nạc nửa mỡ

- Lá chuối, lá dong

Các món ăn truyền thống ngày Tết không thể thiếu

Bánh chưng xanh tự nhiên và thơm ngon (Ảnh Làm sao)


Trước khi làm bánh chưng, bạn sẽ phải tiến hành ngâm gạo nếp trước. Tốt nhất bạn nên ngâm nếp để qua đêm, hoặc là chí ít cũng phải trước 4 tiếng. Bạn cũng nên ngâm nếp chung với lá chuối hoặc lá dứa để nếp có màu xanh đẹp, đồng thời cũng giúp cho nếp thơm hơn. Đậu xanh không vỏ cũng nên ngâm tầm 4 tiếng hoặc để qua đêm là tốt nhất.

Sau khi đã ngâm nếp xong, bạn nên đổ nếp ra rổ và để cho ráo nước. Rắc khoảng 1 – 2 thìa muối vào và dùng tay trộn đều nếp lên. Đậu xanh cũng làm như tương tự. Bạn đổ đậu ra cho ráo nước rồi trộn với ít muối và tiêu. Tiếp đến, bạn ướp thịt lợn với muối, tiêu và đường.

Để gói bánh chưng vuông vức và đẹp không phải là chuyện dễ. Để thuận tiện hơn, bạn nên chuẩn bị cho mình một chiếc khuôn bánh chưng để việc gói bánh dễ làm hơn. Tiếp theo thì bạn cắt ra 4 miếng lá chuối.

Xếp lá chuối bằng cách gấp mép dưới lên và gấp mép bên trái qua để tạo đường nếp cho lá. Cũng tiến hành thao tác tương tự cho 3 miếng lá chuối còn lại. Sau đó đặt 4 miếng lá chuối xuống dưới khuôn rồi đổ nếp vào.

Bạn rải đều nếp ở cả 4 góc khuôn và để lõm ở giữa. Cho đậu xanh vào đó rồi để thịt lợn lên rồi lại đến đậu xanh. Cuối cùng, bạn lại rải nếp phủ lên. Cố gắng làm sao để cho lượng nếp và đậu xanh ở trên và dưới được đồng đều nhau.

Cuối cùng, bạn gói bánh và dùng dây lạt buộc lại. Bạn cũng nên nhớ không nên buộc quá chặt vì trong quá trình nấu trong nồi bánh sẽ còn tiếp tục nở ra nữa.

Bạn cho chiếc bánh mà mình mới gói vào nồi và đổ nước ngập mặt bánh. Thời gian để luộc một chiếc bánh cỡ nhỏ là khoảng tầm 5 tiếng, với chiếc bánh lớn thì sẽ cần nhiều thời gian hơn.


Còn nếu dùng nồi áp suất thì thời gian luộc của bạn sẽ được rút ngắn xuống bớt, chỉ còn tầm 1 tiếng. Bạn cũng cần chuẩn bị thêm một nồi nước sôi để khi nước trong nồi luộc cạn thì châm thêm nước vào được kịp thời. Khi luộc bánh được nửa thời gian thì trở bánh lại cho chín đều.

Sau khi bánh chín thì vớt bánh ra rồi cho ngay vào nồi nước lạnh ngâm trong khoảng 20 phút. Sau đó để bánh chưng ráo nước rồi dùng vật hơi nặng đè lên bánh để ép nước ra. Ép trong khoảng 5 – 8 tiếng là được.

2. Xôi gấc

- 2 bát gạo nếp

- 1 quả gấc

- 60gr dừa nạo

- 5 thìa nước cốt dừa

- Đường trắng

Các món ăn truyền thống ngày Tết không thể thiếu

Xôi gấc đỏ dẻo và béo ngậy (Ảnh Báo phụ nữ)

Ngâm gạo nếp với nước pha muối loãng để qua đêm (từ 6-8 tiếng). Sau đó bổ đôi quả gấc, vét hạt gấc ra bát, cho thêm một thìa rượu trắng cùng với ít muối rồi trộn đều.

Gạo đổ ra rổ để ráo nước rồi cho phần thịt gấc vào cùng, dùng tay để bóp hạt gấc và phần thịt gấc được trộn đều với gạo nếp.

Cho nước sôi vào nồi cơm điện và ấn nút "Cook", tiếp đến cho gạo trộn gấc vào giá hấp của nồi cơm, chọc vài lỗ để cho hơi nước lên trên dễ dàng hơn. Trong quá trình nấu bạn đảo xôi vài lần để cho xôi được chín đều.

Sau hai lần ấn nút "cook" là xôi chín lúc này bạn cho thêm nước cốt dừa và đường vào xôi và đánh đều. Lượng đường cho vào tùy theo sở thích ăn ngọt của gia đình bạn. Đậy nắp nồi và để đồ thêm 10 phút nữa cho đường và nước cốt dừa thấm đều vào hạt xôi là được.

Cho xôi gấc ra đĩa rồi rắc dừa tươi bào sợi lên ngay lúc xôi còn nóng để ăn kèm. Từng hạt xôi gấc đỏ thắm xen lẫn với mùi thơm, béo ngậy của nước cốt dừa và dừa tươi, những miếng xôi gấc dừa ngon ngọt, đẹp mắt sẽ làm một món mà bạn nên thử nấu cho gia đình mình thưởng thức ngày Tết.


3. Thịt nấu đông

- Tai lợn

- Thịt chân giò

- Nấm hương, mộc nhĩ, hành khô

- Nước mắm ngon và tiêu đập dập

Các món ăn truyền thống ngày Tết không thể thiếu

Cách làm món thịt đông ngon và đơn giản (Ảnh Dân Việt)

Thịt chân giò, cạo sạch lông rồi rửa sạch thái miếng khổ vừa bằng bao diêm. Tai lợn cũng cần cạo sạch và khử hôi bằng cách sát muối và dấm sau đó thì thái nhỏ.

Phần thịt chân giò nếu có nhiều mỡ thì nên lạng bỏ bớt ra, nếu không thích ăn tai lợn thì bạn phải thay thế bằng một miếng da lợn cỡ bằng bàn tay để thịt có thể đông lại được nhé.

Đun một nồi nước, bạn nên cho ít muối, hành khô bóc vỏ đã đập dập (hoặc là đầu hành trắng cũng được) và một ít gừng đập dập để chần thịt.

Thịt sau khi được chần trong nước có hành và gừng sẽ giảm đi mùi hôi và sạch hơn. Chần xong thịt bạn cần xả qua nước và để ráo. Ướp thịt với một thìa nước mắm ngon để trong 30 phút cho ngấm.


Nấm hương, mộc nhĩ ngâm nở rồi thái nhỏ (không cần thái quá nhỏ vì thái nhỏ lúc nấu xong mộc nhĩ sẽ bị nhũn mà còn độ giòn). Cho chảo lên bếp, cho thêm ít dầu ăn vào xào qua nấm hương, mộc nhĩ cùng với ít hạt nêm cho đậm đà rồi để riêng.

Cho thịt chân giò và tai vào chảo xào một lúc cho thịt săn lại tiếp đến cho thêm ít hạt nêm lúc xào.


Thịt sau khi xào sơ rồi cho vào nồi để nấu. Dùng nồi áp suất để có thể tiết kiệm thời gian nấu. Chú ý là đổ nước ngập mặt thịt, khi nước sôi phải hớt bọt cho thật sạch như vậy món thịt đông mới trong không bị đục. Sau khi hớt bọt xong mới đóng nắp nồi áp suất để đun.

Sau khi đun được 15 phút thì thịt chín mềm, bạn mở nắp và cho tiếp nấm hương, mộc nhĩ, hạt tiêu rang đập dập vào nồi và đun thêm 10 phút nữa là được (bây giờ không cần đóng nắp nồi áp suất nữa).

Tỉa vài bông hoa bằng cà rốt và đặt dưới đáy bát trước khi múc thịt đông vào để khi úp thịt đông ra sẽ đẹp mắt.

Cất thịt đông vào tủ lạnh trong khoảng 4 - 6 tiếng cho thịt đông lại. Khi ăn thì dùng dao lách thành bát để úp thịt đông ra đĩa được dễ hơn. Với cách làm món thịt đông này, đảm bảo bạn sẽ có món ăn ngon miệng.

4. Dưa hành

- 1kg hành củ

- Muối

- Đường

- 1/2 củ gừng

- Ớt: 3-4 quả

Các món ăn truyền thống ngày Tết không thể thiếu

Cách muối hàng củ ngon và không bị hăng (Ảnh Báo phụ nữ)


Hành nếu chọn loại hành tía là ngon nhất còn không thì chọn hành trắng cũng được và chọn đều củ thì sau khi muối hành sẽ ngọt, giòn hơn. Sau khi mua về cần ngâm hành vào nước gạo trong khoảng vài tiếng cho loại bỏ lớp bụi bẩn và để lớp vỏ bên ngoài sẽ tự bong và khi rửa sẽ sạch đất bám ở gốc hành.

Bóc bỏ lớp vỏ hành bên ngoài rồi cắt bớt rễ, để lại gốc hành. Không nên cắt gốc thì sẽ tránh được việc hành bị nhũn và ủng. Để hành ra rổ cho ráo nước. Gừng rửa sạch, cạo vỏ rồi đập dập.


Cho hành vào lọ hoặc bình cùng với khoảng 200gr muối tinh, xóc đều để trong khoảng 2 - 3 ngày; thỉnh thoảng lại xóc đều để hành ra hết nước đen.

Pha khoảng 3 thìa đường cùng chút muối vào với nước ấm. Đổ nước vừa pha vào lọ rồi đổ hành và gừng vào khuấy đều, nước phải đổ ngập hành; khuấy đều rồi nêm nếm cho vừa đủ độ mặn ngọt và có mùi thơm của gừng.

Nếu thấy nhạt thì bạn thêm chút muối. Đậy nắp kĩ để khoảng 1 tuần đến 10 ngày là ăn được.


Dưa hành ăn cùng thịt đông hoặc bánh chưng đều rất ngon, khiến những món ăn có nhiều đạm của ngày Tết trở nên bớt ngán hơn và hấp dẫn hơn.

5. Canh măng

- 300gr măng khô

- 1 móng giò, 2 khúc sườn vai

- Hành khô, dầu ăn, hành tươi, gia vị, mì chính, nước mắm

Các món ăn truyền thống ngày Tết không thể thiếu

Cách nấu canh măng khô ngày tết mang lại hương vị thơm ngon, hấp dẫn (Ảnh VTC)


Bạn lấy măng khô ngâm vào nước trong 3 ngày và mỗi ngày đều cần phải thay nước mới. Ngày cuối cùng lấy măng ra và ngâm tiếp tục ngâm vào trong nước gạo từ 3 – 4 giờ.

Lấy măng đã ngâm ra và đem luộc cho đến khi chín. Sau đó, bạn vớt ra rồi xé nhỏ măng thành những miếng vừa ăn. Tiếp đến, bạn ướp măng với ½ thìa gia vị, ½ thìa mì chính rồi trộn đều và để trong 30 phút cho măng ngấm gia vị. Cuối cùng, bạn cho măng vào chảo xào với hành khô và dầu phi thơm cho đến khi măng săn lại.

Bạn tiến hành chặt nhỏ móng giò và xương sườn rồi đem bỏ vào nồi nước sôi để rửa xương. Sau đó, bạn vớt giò ra và đem rửa dưới vòi nước lạnh cho rơi hết vụn xương. Tiếp đến, bạn cho giò vào nồi và thêm chút gia vị rồi xào thơm.

Bạn đổ nước cho ngập thịt, vặn lửa nhỏ và hầm cho đến khi mềm xương, sau bạn đổ lượng măng vừa xào vào nồi thịt và đun sôi thêm tầm 10 – 15 phút. Bạn cũng nên nêm thêm một thìa mắm vào cho món canh thêm ngon ngọt.

Đến lúc này thì coi như món canh măng của bạn đã hoàn thành. Bạn múc canh ra bát và cho thêm hành lên trên để tăng thêm độ thẩm mỹ cho món canh măng.

6. Nem rán

- 500gr thịt sấn vai xay

- 1 củ đậu, 1 củ cà rốt

- 1 củ hành tây

- Hành tươi, rau mùi

- Mộc nhĩ, nấm hương, 1 quả trứng gà

- 30gr miến khô

- Gia vị, hạt tiêu

- Bánh đa nem

Các món ăn truyền thống ngày Tết không thể thiếu
(Ảnh Kiến thức)

Để làm món nem rán ngon, bạn nên chọn phần thịt lợn sấn nhiều nạc sẽ mềm hơn. Thịt lợn sấn mua về rồi băm nhỏ, hành tây thái nhỏ, củ đậu và cà rốt thái sợi hoặc là thái hạt lựu thật bé.


Mộc nhĩ, nấm hương ngâm nước nóng rồi bỏ chân, rửa sạch lại với nước rồi thái sợi bé. Miến ngâm nước ấm cho mềm rồi dùng kéo cắt nhỏ. Tất cả những nguyên liệu này được dùng để trộn với nhau làm nhân nem rán.

Hành lá rửa sạch rồi thái nhỏ phần lá hành. Phần củ còn lại thì bạn đập dập, bằm nhỏ. Cho hành lá vào trộn cùng nguyên liệu làm nem trên sẽ giúp món nem ngon hơn.

Trộn đều các loại nguyên liệu trên với gia vị, hạt tiêu cho vừa khẩu vị là đã xong nhân. Để món nem rán ngon, bạn ướp nhân nem trong vòng 5 - 7 phút cho ngấm đều gia vị. Đập trứng vào rồi trộn đều.

Nhớ cho một quả trứng trước, sau khi đã đảo đều nhân nem, nếu thấy nhân vẫn khô có thể cho thêm một quả nữa, tuy nhiên không nên cho trứng vào quá nhiều sẽ khiến nhân bị ướt, khó quấn thành nem.

Pha 1 thìa giấm và 1 thìa đường với chút nước lọc dùng để nhúng bánh đa nem trước khi gói. Công đoạn này sẽ giúp cho bánh đa mềm ra, khi rán nem giúp nem giòn và vàng hơn. Trải bánh đa nem ra mặt phẳng rồi múc 1 thìa nhân nem vào khoảng 1/3 diện tích tấm bánh đa nem.

Gấp 2 mép của bánh lại và cuộn kín. Quá trình này bạn không cần cuộn quá chặt tay vì khi rán nhân sẽ tiếp tục nở, nếu cuộn chặt tay khi rán nem dễ bị bục.

Làm nóng dầu trong chảo rồi cho nem vào rán ngập dầu hoặc là rán bằng chiều cao nửa miếng nem rồi tiến hành lật. Rán cho đến khi nem vàng, giòn là được.

Trong khi đợi nem rán chín, bạn có thể tranh thủ pha nước chấm nem ăn kèm. Người miền Bắc quen ăn nem với nước chấm vị chua ngọt, món nem có ngon hay không đều phụ thuộc phần nhiều vào nước chấm. Chính vì vậy, các bạn cần phải thật khéo léo khi pha nước chấm nem rán.


7. Giò lụa

- 500gr thịt heo xay sẵn (thường thịt dùng thịt có mỡ và nạc)

- 30gr bột năng hoặc bột bắp

- Gia vị: 1 thìa canh nước mắm; 1/2 thìa cà phê bột nêm; 1/2 thìa cà phê đường; 1 thìa cà phê bột tiêu trắng (tiêu trắng giúp làm giò không bị đen)

- 50ml nước đá lạnh (cần phải thật lạnh)

- 15gr bột nở

Các món ăn truyền thống ngày Tết không thể thiếu

Làm món giò lụa thơm ngon tại nhà (Ảnh Máy xay)

Thịt heo xay cho vào ngăn đá để khoảng 45 phút. Sau 45 phút thì lấy thịt ra rồi cho vào máy xay thịt cùng với bột bắp, bột nở, đường, tiêu trắng, bột nêm, nước mắm rồi ấn máy xay trong 15 giây.

Sau đó cho vào 1 chút nước đá, bấm máy xay thêm 10 giây rồi lại cho 1 ít nước đá nữa. Cứ mỗi đợt máy quay 10 - 15 giây thì lại ngưng 1 chút và bấm xay tiếp cho đến khi nào hết nước lạnh và thịt heo chuyển qua máu trắng hồng, có độ dẻo và dính là đã đạt yêu cầu.

Trải màng bọc thực phẩm xuống bàn. Sau đó, cho 3 miếng lá chuối to lên trên, rồi sau đó mới lấy giò sống cho vào giữa. Để giò sống không bị dính tay bạn thấm vào tay 1 ít nước lạnh.

Nắm hai mép của lá chuối và màng bọc thực phẩm lại với nhau rồi sau đó gói lại (Giống như gói bánh tét).

Gấp 1 đầu giò lại và dựng đứng cây giò lên, cắt bớt phần dư nếu như lá dư nhiều. Dùng tay ấn mình giò sống rồi sau đó gấp lại. Đầu bên kia bạn cũng nên làm như thế. Và cột dây dọc cây giò. Bây giờ bạn lăn tròn cho đòn giò được tròn tròn rồi cột dây ngang.

Cho giò vào hấp trong 30-45 phút kể từ khi nước sôi. Khi giò đã chín bạn lấy ra. Lăn đòn giò lên mặt bàn và để ráo nước.

Cắt giò lụa ra thành từng khoanh tròn xếp thành hoa hồng bày ra đĩa mời khách ngày Tết.

Tin liên quan

Đọc thêm

Công ty Dệt Hòa Khánh đã thanh toán nợ bảo hiểm xã hội BHXH & Đời sống

Công ty Dệt Hòa Khánh đã thanh toán nợ bảo hiểm xã hội

TTTĐ - Thông tin từ Bảo hiểm Xã hội TP Đà Nẵng cho biết, Công ty CP Dệt Hòa Khánh vừa thanh toán 1,350 tỷ đồng tiền nợ bảo hiểm xã hội (BHXH) cho người lao động.
Bảo hiểm xe máy và những giá trị nhân văn cao cả BHXH & Đời sống

Bảo hiểm xe máy và những giá trị nhân văn cao cả

TTTĐ - Trả lời tại phiên chất vấn của Đại biểu Quốc hội ngày 18/3, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho hay, thời gian vừa qua, tai nạn xe máy chiếm khoảng 63% trong các vụ việc. Vì vậy, bảo hiểm xe máy là bảo hiểm bắt buộc vì quyền lợi người dân.
Cách lấy lại mật khẩu trên ứng dụng VssID BHXH & Đời sống

Cách lấy lại mật khẩu trên ứng dụng VssID

TTTĐ - Nhiều người tham gia bảo hiểm xã hội và cài đặt ứng dụng bảo hiểm xã hội (VssID) trên điện thoại nhưng sau thời gian sử dụng lại quên mật khẩu và không biết cách nào để lấy lại...
Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền BHXH, BHYT BHXH & Đời sống

Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền BHXH, BHYT

TTTĐ - Bảo hiểm xã hội (BHXH) quận Hoàng Mai (Hà Nội) đã phối hợp với UBND các phường, Bưu điện Trung tâm 6 và ban, ngành liên quan tăng cường tuyên truyền về BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình đến Nhân dân trên địa bàn quận.
Bệnh nhân sử dụng ứng dụng VssID, CCCD gắn chip hoặc VNeID BHXH & Đời sống

Bệnh nhân sử dụng ứng dụng VssID, CCCD gắn chip hoặc VNeID

TTTĐ - Bộ Y tế đề nghị các cơ sở y tế tiếp đón người bệnh đi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) bằng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, căn cước công dân (CCCD) gắn chip hoặc VneID.
Mất thẻ, quên mã số in trên thẻ BHYT có được thanh toán? BHXH & Đời sống

Mất thẻ, quên mã số in trên thẻ BHYT có được thanh toán?

TTTĐ - Nhiều người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) băn khoăn nếu đi bệnh viện nhưng mất thẻ BHYT, quên mã số in trên thẻ thì có được đảm bảo quyền lợi, mức hưởng hay không?
Phối hợp liên ngành phát triển số người tham gia BHXH BHXH & Đời sống

Phối hợp liên ngành phát triển số người tham gia BHXH

TTTĐ - Trong năm 2023, Bảo hiểm xã hội (BHXH) quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã ký kết quy chế phối hợp với Liên đoàn Lao động quận, Hội Liên hiệp phụ nữ quận và UBND 8 phường trên địa bàn nhằm phát triển số người tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT).
Công ty Dệt Hòa Khánh hứa thanh toán nợ bảo hiểm xã hội Xã hội

Công ty Dệt Hòa Khánh hứa thanh toán nợ bảo hiểm xã hội

TTTĐ - Lãnh đạo Công ty CP Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng cho biết, sẽ thanh toán hơn 1,3 tỷ đồng tiền nợ bảo hiểm xã hội cho người lao động chậm nhất vào ngày 16/4/2024, mong muốn BHXH thành phố Đà Nẵng tạo điều kiện cho Công ty được thanh toán với lịch trình nêu trên.
Điểm tựa an sinh vững chắc cho những người yếu thế trong xã hội BHXH & Đời sống

Điểm tựa an sinh vững chắc cho những người yếu thế trong xã hội

TTTĐ - Trải qua hơn một năm triển khai, chương trình bảo hiểm vi mô “An bình yên vui - An sinh hạnh phúc” của Bảo hiểm Bảo Việt đã đạt được những thành tựu đáng kể, góp phần cải thiện đời sống của hàng ngàn gia đình và thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hơn 10.400 tỷ đồng BHXH & Đời sống

Chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hơn 10.400 tỷ đồng

TTTĐ - Theo thông tin của Bảo hiểm xã hội Hà Nội, 3 tháng đầu năm 2024, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Hà Nội đã chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH hằng tháng cho 594.013 người, số tiền 10.483 tỷ đồng.
Xem thêm