Tag

Cắt tóc vỉa hè - một nét văn hóa của người Hà Nội

Phóng sự 03/04/2017 18:50
aa
TTTĐ.VN - Cắt tóc vỉa hè là nghề khá thích hợp dành cho những người cao niên, đã về hưu. Chỉ cần 1 chiếc gương, 1 chiếc bàn nhỏ, vài ba chiếc ghế và bộ dụng cụ cắt tóc là các ông thợ già có thể hành nghề. Dù chỉ kiếm được đồng lương ít ỏi nhưng đối với những người thợ lâu năm ấy, nghề cắt tóc đã trở thành thú vui tao nhã lúc về già.

Cắt tóc vỉa hè - một nét văn hóa của người Hà Nội

Nghề cắt tóc trên vỉa hè Hà Nội bắt đầu nở rộ vào cuối những năm 80, đầu năm 90 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, vài năm gần đây, con số này giảm sút đáng kể bởi sự cạnh tranh gay gắt của các salon. Trong vài tháng trở lại đây, từ sau chiến dịch ra quân giành lại vỉa hè cho người đi bộ của thành phố nhiều tay kéo đã phải tính đến chuyện bỏ nghề.

Cầm lấy tờ báo cũ đặt trên bốt điện, anh Hùng thả mình xuống cái ghế đệm vốn dành cho khách. Khi không có người vào cắt tóc, anh thường chơi game trên điện thoại hoặc đọc báo. “Trước đây mỗi ngày được 7 - 10 khách, ông thợ nào khéo thì được hơn chục nghìn đồng, ngày cũng vài ba trăm, đủ nuôi vợ nuôi con. Giờ thì chỉ còn phân nửa”, anh Hùng lắc đầu thở dài. Người thợ hơn 10 năm trong nghề đang có ý định đổi nghề nếu tình trạng không khá hơn.

Tác động của sự thay đổi về kinh tế, văn hóa, xã hội khiến không còn nhiều người mặn mà với nghề "vít đầu vít cổ" khách. Đa phần những thợ cắt tóc còn sót lại hiện nay là những người trung và cao niên. Họ bám trụ với nghề một phần vì mưu sinh, phần lớn là vì đam mê.

Cắt tóc vỉa hè - một nét văn hóa của người Hà Nội
Với nhiều người thợ già, đam mê là thứ duy nhất khiến họ không từ bỏ cây kéo. “Mình làm bao nhiêu năm rồi, muốn bỏ cũng không bỏ được. Không đi vài hôm là người đau nhức ngay”, ông Đoàn chia sẻ


Từng làm thợ chụp ảnh gần 20 năm trước khi chuyển sang nghề cắt tóc, theo ông Đoàn (75 tuổi) cắt tóc cũng như chụp ảnh, cũng đòi hỏi tính thẩm mỹ và sự tỉ mỉ cao. “Nếu người cầm máy ảnh phải biết lựa chọn góc máy để mẫu của mình đẹp nhất thì người cầm kéo cũng vậy. Mỗi gương mặt, mỗi vóc dáng, tính cách… lại hợp với một kiểu tóc khác nhau. Cùng là kiểu cua nhưng không phải người nào cũng giống người nào. Người thợ cắt tóc như chúng tôi không chỉ cầm kéo để cắt tóc mà còn phải biết tư vấn kiểu đầu phù hợp cho khách”.

Không mất tiền thuê địa điểm, không tốn chi phí điện nước và những thiết bị đắt tiền là ưu thế lớn nhất của những người thợ này. Chỉ cần cái ghế dựa đầu, cái gương, cái kéo là có thể trang trải cuộc sống ở nơi phố thị. Tuy nhiên, giống như bao người kiếm cơm trên vỉa hè khác, những người cắt tóc đang phải đối mặt với những sự thay đổi lớn, ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của họ.

Cắt tóc vỉa hè - một nét văn hóa của người Hà Nội

Sau chiến dịch vỉa hè, Hà Nội hiện chỉ còn vài nơi tập trung những người chăm sóc mái tóc cho thiên hạ.
Khi vắng khách, những người thợ cắt tóc vỉa hè thường lướt điện thoại hay ngồi đọc báo. Nhiều người còn chạy xe ôm, sửa giầy, sửa khóa… để có thêm thu nhập


Cắt tóc vỉa hè - một nét văn hóa của người Hà Nội

Làm việc ở ngoài đường nên thời tiết là một trong những yếu tố quyết định lớn đến thu nhập của những người thợ cắt tóc vỉa hè. Trong khi các salon vẫn hoạt động dù nắng hay mưa, dù sáng hay tối thì những người thợ này lại gặp nhiều trở ngại khi mặt trời khuất bóng. “Mùa hè thì tầm 6 rưỡi, 7 giờ tối nghỉ làm còn mùa đông thì sớm hơn vì trời nhanh tối. Nắng thì còn đỡ chứ mưa gió là thất thu ngay.” Một người thợ cắt tóc chia sẻ



Cắt tóc vỉa hè - một nét văn hóa của người Hà Nội

Thợ cắt tóc vỉa hè thường hành nghề ở những nơi có bờ tường thoáng hay trên những con phố có nhiều cây cổ thụ để thuận tiện cho việc đặt gương, kê bàn. Dù không mất tiền thuê địa điểm nhưng họ lại phải đối mặt với nhiều khó khăn khác. Đứng một mình trên cả con phố thì ít khách, loanh quanh vài người khách quen. Đứng cùng nhiều người để tạo thành một tụ điểm thì phải cạnh tranh nhau về tốc độ.
Tuy vậy nhưng họ lại sống hòa thuận với nhau, chẳng mấy khi tranh giành khách


Cắt tóc vỉa hè - một nét văn hóa của người Hà Nội

Với đồ nghề đơn giản, không cầu kỳ như trong tiệm nên phần lớn những người cắt tóc ở vỉa hè là khách bình dân, không yêu cầu cao về tạo kiểu. Dưới bóng mát của hàng cây xanh, họ thoải mái ngồi để những tay kéo tỉa tót cho mái đầu của mình



Cắt tóc vỉa hè - một nét văn hóa của người Hà Nội

Một người thợ 9x còn bám trụ với nghề trên đường Yên Phụ


Cắt tóc vỉa hè - một nét văn hóa của người Hà Nội

Nhiều người ngại cắt tóc cho trẻ con bởi nhiều đứa trẻ không chịu ngồi yên, có khi phải dỗ dành khá lâu

Tin liên quan

Đọc thêm

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu" Phóng sự

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu"

TTTĐ - Quá trình thâm nhập, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tận mắt chứng kiến những cánh rừng vùng biên giới tại hai xã Ia Púch và Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, đang ngày đêm "rỉ máu"
Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng Phóng sự

Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng

TTTĐ - Bên cạnh những khu tái định cư còn nhiều bất cập, thì Khu tái định cư Thủy điện Đăk Mi 1, do Công ty Cổ phần Quang Đức Kon Tum làm chủ đầu tư đang đem lại niềm vui, cuộc sống ấm no cho 37 hộ dân thôn Kon Năng, xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei (Kon Tum).
Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên Phóng sự

Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên

TTTĐ - Chiều 9/12, tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, đoàn công tác của báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tới dự lễ cầu siêu, dâng hương tri ân những anh hùng hi sinh trên các mặt trận của tỉnh Hà Giang.
Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư? Phóng sự

Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư?

TTTĐ - Loạt bài phản ánh của báo Tuổi trẻ Thủ đô cho thấy nhiều bất cập tại các khu tái định cư thuộc dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn ở huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đang cần được tháo gỡ.
Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong Phóng sự

Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong

TTTĐ - Khi người dân chuyển về khu tái định cư đã phát hiện nhiều bất cập khiến các hộ dân “đi không được, ở cũng không xong”. Thậm chí, có hộ dân phải “bỏ của chạy lấy người”...
Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư Phóng sự

Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư

TTTĐ – Câu chuyện đầu tư khu tái định cư cho người dân vùng thiên tai, khó khăn tại huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) không được tính toán thấu đáo, dẫn đến dự án rơi vào cảnh hoang phế, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng Phóng sự

Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng

TTTĐ - Liên quan đến việc triển khai Chỉ thị 24/CT-TU của Thành uỷ Hà Nội, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có cuộc trao đổi...
Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu Phóng sự

Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu

TTTĐ - Chỉ thị 24 được Ban Thường vụ, Thường trực Quận ủy xác định là “luồng gió” mới trong thực hiện kỷ luật, kỷ cương thực thi công vụ.
Bài 3: Thủ đô tiên phong Phóng sự

Bài 3: Thủ đô tiên phong

TTTĐ - Chỉ thị số 24-CT/TU về “Tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố Hà Nội” được cho là "liều thuốc" hữu hiệu.
Bài 2: Nỗi đau từ “khối u ác tính” Phóng sự

Bài 2: Nỗi đau từ “khối u ác tính”

TTTĐ - Chỉ thị 24 - cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám nhận việc khó - là cách chữa trị đầu tiên tung ra giữa lúc cả xã hội đang cần một biện pháp hữu hiệu để điều trị căn bệnh trầm kha.
Xem thêm