Tag

Chuyện cảm động phía sau quầy hàng “không đồng”

Phóng sự 10/01/2017 09:59
aa
TTTĐ - Ở phường Lê Lợi, Thành phố Bắc Giang có một quầy hàng “không đồng”. Sở dĩ người ta gọi đó là quầy hàng “không đồng” bởi lẽ người mua hàng (là những người nghèo) có thể đến đó và chọn những món đồ mà mình thích nhưng không phải trả tiền.

Chuyện cảm động phía sau quầy hàng “không đồng”

Chuyện cảm động phía sau quầy hàng “không đồng”

Chuyện cảm động phía sau quầy hàng “không đồng”

Ngày hội của người nghèo

Mặc dù mới được thành lập chừng hơn 2 tháng nhưng quầy hàng “không đồng” đã thu hút được rất nhiều lượng khách là những người nghèo trên địa bàn phường Lê Lợi và nhiều phường lân cận của TP. Bắc Giang tới “mua” hàng.

Để có được quầy hàng ý nghĩa này nhiều cán bộ của phường Lê Lợi đã phải đi đến từng cửa hàng quần áo, giày dép trên địa bàn phường để vận động họ quyên góp những món hàng lỗi mốt nhưng vẫn còn rất mới, chưa qua sử dụng.

Trước sự nhiệt tình và đầy tâm huyết của các cán bộ phường, nhiều cửa hàng đã không những đồng ý mà còn tự nguyện chở những bao tải quần áo, giày dép tới trụ sở UBND phường Lê Lợi để quyên góp.

Vì muốn gian hàng được phong phú và hữu ích hơn, các tổ chức đoàn thể của phường còn đi vận động quyên góp tiền của những nhà hảo tâm. Từ số tiền thu được, các đoàn thể này sẽ đi mua sách, bút sau đó trưng bày tại gian hàng. Như vậy sẽ không chỉ giúp những người nghèo có được quần áo, giày dép mới mà còn có thể giúp các trẻ em nghèo có sách bút đến trường.


Chuyện cảm động phía sau quầy hàng “không đồng”

Quầy hàng giá "không đồng" dành cho người nghèo.

Bà Nguyễn Thị Thanh, Chủ tịch UBND phường Lê Lợi cho biết: “Những nhà hảo tâm, những chủ cửa hàng, doanh nghiệp nhỏ có thể đến UBND phường để ủng hộ người nghèo bằng tiền, bằng hiện vật vào tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngoài giờ chúng tôi vẫn phân công người tiếp nhận”.


Hàng sau khi được các chủ cửa hàng mang tới quyên góp sẽ được nhập vào một nhà kho của ủy ban phường. Sau đó sẽ được chính các cán bộ đại diện cho các đoàn thể như Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh… phân loại cẩn thận. Đến ngày mở cửa, hàng sẽ được chuyển tới một địa điểm cạnh Trạm y tế phường Lê Lợi để bày bán.


Bà Thanh chia sẻ thêm: “Hiện phường vẫn chưa có được địa điểm nên phải mượn tạm một nơi để bày hàng. Chúng tôi mong muốn sẽ mượn được một địa điểm gần chợ trung tâm để không chỉ người nghèo trên địa bàn phường mà tất cả những người nghèo ở bất kể nơi đâu đi qua nhìn thấy cũng có thể ghé vào chọn đồ. Bởi người nghèo ở đâu cũng cần được giúp đỡ như nhau”.


Ngày đầu khai trương, quầy hàng đã đón tiếp xấp xỉ 200 lượt khách. Không khí tưng bừng náo nhiệt như một ngày hội. Có mặt tại quầy hàng từ rất sớm, bà Nguyễn Thị Nga – một người nghèo xúc động: “Được đến đây, được chọn những bộ quần áo, những đôi dép mới đem về cho cháu tôi sung sướng lắm.


Nhiều lúc đi qua các cửa hàng trên phố thấy quần áo đẹp cũng chỉ dám đứng nhìn từ xa thôi vì mình làm gì có tiền mà mua. Hằng ngày ăn uống còn chưa no nói gì đến chuyện mua sắm quần áo đẹp. Thế mà hôm nay nhờ có gian hàng này tôi đã có được quà đem về cho cháu mình. Tôi vui lắm”
.


Cầm trên tay chiếc áo khoác gió dày dặn, anh Phạm Đức Hiệp nói giọng rưng rưng: “Mình quê ở Hòa Bình xuống đây làm công nhân xây dựng. Mùa đông đến nhưng cũng chỉ có một chiếc áo len thôi, nhiều lúc nằm ở lán gió thốc vào lạnh lắm.


Hôm nay có người mách nên mình mới biết để đến đây. Mình chọn được một chiếc áo rét cho mình, một cái cho vợ và hai cái cho hai đứa con nữa. Khi nào có dịp về quê mình sẽ mang đồ về cho vợ con mình. Tháng sau mình sẽ rủ mấy người quê mình đang đi làm thuê ở trên này đến đây. Họ cũng nghèo y như mình đấy”.


Nhiều người đến đây vì họ có nhu cầu thực sự nhưng cũng không ít người đã đến vì tò mò. Ông Lê Anh Quân, sống tại phường Lê Lợi tâm sự: “Dù chẳng phải hộ nghèo nhưng tôi cũng đến đây từ rất sớm. Tôi không có ý định sẽ chọn đồ, tôi chỉ đến đây để xem không khí của gian hàng thôi.


Quả thật tôi thấy xúc động lắm, nhìn thấy nụ cười hạnh phúc của những người nghèo có được món đồ mà mình ưng ý và nhìn thấy cả thái độ nhiệt tình, ân cần của các cán bộ bộ bán hàng. Tự nhiên tôi cảm thấy người nghèo thì bớt tự ti còn cán bộ thì ấm áp, gần dân hơn rất nhiều”.


Chuyện cảm động phía sau quầy hàng “không đồng”

Một số mặt hàng ở quầy "không đồng"

Khi được hỏi, làm cách nào để những người nghèo biết có gian hàng “không đồng” mà tìm tới thì bà Nguyễn Thu Phương, Phó Chủ tịch UBND phường Lê Lợi chia sẻ: “Hiện chúng tôi mới chỉ dùng cách thông báo trên loa phát thanh của phường.


Nhưng mục đích mà phường hướng tới không chỉ là các hộ nghèo trên địa bàn phường mà còn là các hộ nghèo trên toàn thành phố Bắc Giang. Vì thế chúng tôi có dự định sẽ đưa thông báo tới từng xã, phường trên toàn thành phố.


Từ đó các xã, phường sẽ phát loa truyền thanh trên địa bàn của mình. Hoặc một cách khác là phát giấy mời tới từng hộ nghèo. Bởi nhiều người nghèo có thể nghe phong thanh về gian hàng nhưng lại ngại ngùng theo kiểu “khách không mời mà đến”.


Gian hàng “không đồng” mở cửa tự do vì thế ai cũng có thể đến đây và chọn những món hàng mà mình thích đem về. Tuy nhiên, ngoài những người thực sự thuộc diện nghèo và cận nghèo thì vẫn còn một số kẻ có lòng tham muốn tới tranh thủ kiếm chác.


“Đó là điều khó tránh khỏi vì phường cũng không thể làm gắt gao về thủ tục, chẳng hạn như kiểm tra sổ hộ nghèo hoặc có giấy giới thiệu của địa phương. Bởi nếu làm như vậy những người nghèo sẽ cảm thấy rất phiền phức và tự ti.


Thế nên chủ yếu vẫn là dựa vào ý thức của mỗi người. Chúng tôi cũng hạn chế bằng cách mỗi lần tới mua hàng một người chỉ được chọn tối đa là 5 sản phẩm”
– bà Phương cho biết.


Thắp lửa yêu thương


Người đưa ra ý tưởng độc đáo và nhân văn ấy chính là ông Bí thư phường Lê Lợi Nguyễn Quang Bản. Ông bảo: “Trước tháng hành động vì người nghèo tôi cứ trăn trở, không biết nên làm gì để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Nghĩ cách này không được, nghĩa cách kia cũng không được.


Chẳng hạn như việc nếu chúng tôi gom được quần áo, giày dép mà mang phát tới từng hộ nghèo liệu rằng những món đồ đó họ có ưng không, có hợp với họ không. Thế nên tôi thấy nó không khả quan lắm.


Cuối cùng tôi nghĩ ra cách sẽ cùng với các cán bộ của phường Lê Lợi đến đặt vấn đề với các cửa hàng, các doanh nghiệp trên địa bàn phường xin họ ủng hộ những mặt hàng còn mới nhưng không hợp mốt. Số hàng gom được này sẽ được trưng bày tại một gian hàng. Người nghèo có thể đến đây tự chọn món đồ mà mình ưng ý và cảm thấy cần thiết”
.


Để có nguồn hàng thường xuyên cung cấp cho quầy hàng “không đồng”, đích thân ông Bản cũng đã đi đến một số các công ty may lớn ở Bắc Giang (sản xuất hàng đi Châu Âu) để xin quyên góp những hàng quần áo rét nhưng bị lỗi nên bị trả về.


Ông còn xin quyên góp cả những món đồ gia dụng cũ như quạt điện, nồi cơm điện, tivi… để người nghèo có được nhiều hơn sự lựa chọn.

Chuyện cảm động phía sau quầy hàng “không đồng”

“Lợn tiết kiệm ủng hộ người nghèo” của ông Bản.

Đến phòng làm việc của ông Bản, chúng tôi không khỏi bất ngờ khi nhìn thấy một con lợn nhựa để ở một góc tủ. Trên con lợn nhựa đó có dán tờ giấy ghi dòng chữ “Lợn tiết kiệm ủng hộ người nghèo”.

Như thấy sự tò mò của chúng tôi, ông Bản giải thích: “Con lợn này tôi mua là để nhét tiền tiết kiệm hằng tháng ủng hộ người nghèo. Chi bộ tôi có 20 đảng viên, tôi vận động mỗi người mỗi tháng bỏ ra 10 nghìn cho vào quỹ ủng hộ người nghèo.

Bản thân tôi mỗi tháng cũng sẽ dành ra số tiền là 200 nghìn đồng. Như vậy là có thể nhận đỡ đầu việc học hành cho 2 cháu có hoàn cảnh khó khăn có tiền đóng học trên địa bàn phường”.

Để thiết thực đóng góp vào gian hàng “không đồng”, ông Bản đã mổ con lợn tiết kiệm của mình lấy tiền mua sách bút ủng hộ học sinh nghèo.

Không những thế người đảng viên này còn muốn sẽ quyên góp tiền mua bánh kẹo, đồ chơi bày ở quầy hàng vào những ngày như Tết thiếu nhi hay rằm Trung thu để những đứa trẻ nghèo khi đến đó sẽ được ăn và được chọn những món đồ chơi mà mình yêu thích.

Ông Bản mong ước mô hình quầy hàng “không đồng” này sẽ được nhân rộng ở nhiều địa phương. Nhiều quầy hàng “không đồng” được mở đồng nghĩa với nhiều người nghèo sẽ có thêm những bộ quần áo mới và những vật dụng cần thiết phục vụ cho cuộc sống của họ.

Tin liên quan

Đọc thêm

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu" Phóng sự

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu"

TTTĐ - Quá trình thâm nhập, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tận mắt chứng kiến những cánh rừng vùng biên giới tại hai xã Ia Púch và Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, đang ngày đêm "rỉ máu"
Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng Phóng sự

Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng

TTTĐ - Bên cạnh những khu tái định cư còn nhiều bất cập, thì Khu tái định cư Thủy điện Đăk Mi 1, do Công ty Cổ phần Quang Đức Kon Tum làm chủ đầu tư đang đem lại niềm vui, cuộc sống ấm no cho 37 hộ dân thôn Kon Năng, xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei (Kon Tum).
Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên Phóng sự

Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên

TTTĐ - Chiều 9/12, tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, đoàn công tác của báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tới dự lễ cầu siêu, dâng hương tri ân những anh hùng hi sinh trên các mặt trận của tỉnh Hà Giang.
Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư? Phóng sự

Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư?

TTTĐ - Loạt bài phản ánh của báo Tuổi trẻ Thủ đô cho thấy nhiều bất cập tại các khu tái định cư thuộc dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn ở huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đang cần được tháo gỡ.
Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong Phóng sự

Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong

TTTĐ - Khi người dân chuyển về khu tái định cư đã phát hiện nhiều bất cập khiến các hộ dân “đi không được, ở cũng không xong”. Thậm chí, có hộ dân phải “bỏ của chạy lấy người”...
Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư Phóng sự

Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư

TTTĐ – Câu chuyện đầu tư khu tái định cư cho người dân vùng thiên tai, khó khăn tại huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) không được tính toán thấu đáo, dẫn đến dự án rơi vào cảnh hoang phế, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng Phóng sự

Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng

TTTĐ - Liên quan đến việc triển khai Chỉ thị 24/CT-TU của Thành uỷ Hà Nội, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có cuộc trao đổi...
Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu Phóng sự

Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu

TTTĐ - Chỉ thị 24 được Ban Thường vụ, Thường trực Quận ủy xác định là “luồng gió” mới trong thực hiện kỷ luật, kỷ cương thực thi công vụ.
Bài 3: Thủ đô tiên phong Phóng sự

Bài 3: Thủ đô tiên phong

TTTĐ - Chỉ thị số 24-CT/TU về “Tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố Hà Nội” được cho là "liều thuốc" hữu hiệu.
Bài 2: Nỗi đau từ “khối u ác tính” Phóng sự

Bài 2: Nỗi đau từ “khối u ác tính”

TTTĐ - Chỉ thị 24 - cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám nhận việc khó - là cách chữa trị đầu tiên tung ra giữa lúc cả xã hội đang cần một biện pháp hữu hiệu để điều trị căn bệnh trầm kha.
Xem thêm