Tag

Công tác chuẩn bị, ứng phó với thiên tai: Cần phát huy tốt phương châm “bốn tại chỗ”

BHXH & Đời sống 11/10/2017 12:13
aa
TTTĐ.VN - Việt Nam là một trong những quốc gia chịu nhiều tác động do thiên tai và biến đổi khí hậu. Những năm gần đây, tình hình thiên tai diễn ra ngày càng nhiều và diễn biến hết sức phức tạp, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Để ứng phó với thiên tai, các cấp, ngành đã chủ động lên kế hoạch chuẩn bị và các phương án ứng phó, khắc phục hậu quả và tái thiết sau thiên tai.

Công tác chuẩn bị, ứng phó với thiên tai: Cần phát huy tốt phương châm “bốn tại chỗ”

Công tác chuẩn bị luôn sẵn sàng


Theo số liệu thống kê của Cục Ứng phó và Khắc phục hậu quả thiên tai, trong khoảng 20 năm gần đây, thiên tai làm chết, mất tích khoảng 10.800 người, thiệt hại về GDP bình quân hàng năm khoảng 20.000 tỉ đồng (1-1,5%GDP). Ý thức được hậu quả nặng nề do thiên tai gây ra và tầm quan trọng của công tác phòng, tránh, giảm nhẹ thiên tai, nên nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và toàn thể nhân dân Việt Nam luôn dành sự quan tâm, trú trọng cho công tác chuẩn bị, ứng phó, khắc phục hậu quả và tái thiết sau thiên tai.

Trao đổi với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô về công tác chuẩn bị ứng phó với thiên tai trong năm nay, ông Nguyễn Đức Quang, Phó Chánh văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Cục trưởng Cục Ứng phó và Khắc phục hậu quả thiên tai, Tổng cục Phòng chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho hay: “Để đáp ứng yêu cầu cho việc ứng phó hiệu quả với thiên tai, Chính phủ ta đã có sự đầu tư kỹ lưỡng từ bước chuẩn bị cho việc ứng phó. Trước hết, đối với công tác dự báo, cảnh báo thiên tai, luôn được quan tâm hàng đầu, được chú trọng đầu tư để có chất lượng đảm bảo, giúp người dân chủ động phòng, tránh và các cơ quan chức năng có thông tin chất lượng để ra các quyết định chỉ đạo ứng phó thiên tai hiệu quả, kịp thời”.


Công tác chuẩn bị, ứng phó với thiên tai: Cần phát huy tốt phương châm “bốn tại chỗ”

Ông Nguyễn Đức Quang, Phó Chánh văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai


Theo ông Quang, cần phải trang bị thiết bị vật tư cần thiết, xây dựng cơ sở dữ liệu thiên tai quốc gia trên bản đổ trực tuyến, các công cụ hỗ trợ ra quyết định như vận hành hồ chứa theo thời gian thực, theo dõi, giám sát thiên tai bằng hình ảnh, giám sát tàu thuyền hoạt động trên biển qua vệ tinh, quản lý lũ tổng hợp,… Trong đó đã sử dụng công nghệ bay chụp thu thập thông tin về thiên tai để thực hiện trong các trận lũ quét, sạt lở đất, sạt lở bờ sông, bờ biển, ngập lụt…

Bên cạnh đó, để làm tốt công tác phòng chống thiên tai, các cấp trong bộ máy phòng, chống thiên tai phải tổ chức trực ban 24/7, có sự liên lạc chặt chẽ và linh động, luôn theo sát, nắm bắt thông tin, tính toán, dự đoán tình huống tham mưu cho lãnh đạo kịp thời. Đặc biệt, Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai, Tổng cục Phòng, chống thiên tai cần tổ chức các hội nghị Quản lý đê, phòng chống, thiên tai, để nâng cao kiến thức, trao đổi kinh nghiệm thực tiễn, các biện pháp phòng, tránh, giám nhẹ thiên tai, lập kế hoạch ứng phó,…cho cán bộ các cấp và nhân dân. Phát hành các ấn phẩm, làm phim,… để thông tin, tuyên truyền các kiến thức và chính sách của Đảng, nhà nước tới nhân dân và các đối tượng cần thiết khác.

Ngoài ra, ông Nguyễn Đức Quang cũng nhấn mạnh, các bộ, ngành, địa phương cần chú trọng việc nâng cao trình độ tổ chức, điều hành, khả năng cơ động ứng phó với các tình huống thiên tai của các cấp, các ngành, nhất là ở cơ sở, qua đó tuyên truyền, nâng cao ý thức cảnh giác chủ động phòng ngừa, sẵn sàng ứng phó với thiên tai trong quần chúng nhân dân.

Chủ động ứng phó với thiên tai

Khi thiên tai xảy ra, thông tin diễn biến thiên tai do bộ máy chuyên trách phòng chống thiên tai nhận được đều được gửi đến các Bộ, ngành, địa phương (đến cấp xã) và nhân dân thông qua các phương tiện truyền thông, truyền hình, báo mạng, trang tin điện tử, mạng xã hội,…để đảm bảo mọi người được biết và chủ động phòng, tránh.

Với mỗi cấp độ rủi ro thiên tai, Chính phủ đã phân cấp trách nhiệm chỉ đạo điều hành ứng phó. Tuy vậy, cho dù cấp độ thiên tai nào thì việc chỉ đạo thực hiện cơ chế phối hợp và phát huy tốt phương châm “bốn tại chỗ” bao gồm chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện vật tư tại chỗ và hậu cần tại chỗ cũng được đặt lên hàng đầu. Bởi khi thiên tai xảy ra, việc chuẩn bị tốt phương châm này sẽ giúp địa phương, cơ sở và người dân xử lý bước đầu, không bị động, bất ngờ khi chưa nhận được sự chi viện, giúp đỡ từ các lực lượng chuyên trách, để nhanh chóng ổn định cuộc sống.

Để chủ động ứng phó hiệu quả, Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai luôn chủ động phối hợp, chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm sự chỉ đạo của Chính phủ về công tác ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Các cơ quan, ban ngành cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tấn, báo chí làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, tạo chuyển biến về nhận thức cho lãnh đạo các cấp và ý thức chủ động của người dân trong phòng, tránh, chủ động ứng phó sự cố, thiên tai. Trong đó, đề cao các biện pháp phòng ngừa, chủ động ứng phó, đi đôi tăng cường dự báo, cảnh báo sớm tình hình thiên tai bão, lũ, dông lốc, nguy cơ lũ quét, sạt lở núi,…

Bên cạnh đó, các địa phương cần chủ động rà soát, lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Cụ thể là thực hiện kiểm soát an toàn thiên tai, điều chỉnh cơ cấu sản xuất phù hợp với khả năng, xu thế diễn biến thiên tai và điều kiện của từng vùng, địa phương nâng cao năng lực của toàn xã hội, nhất là của chính quyền các cấp, cộng đồng doanh nghiệp, người dân trong việc chủ động thực hiện phòng, chống thiên tai với sự hỗ trợ về thông tin cảnh báo, chỉ dẫn phòng, tránh của chính quyền các cấp. Chủ động ứng phó với mọi tình huống thiên tai trên cơ sở chuẩn bị sẵn sàng phương án ứng phó với các kịch bản có thể xảy ra, trong đó có phương án ứng phó với lũ lớn đồng bằng sông Hồng, khu vực miền Trung, kiểm soát lũ đồng bằng sông Cửu Long, ứng phó với bão mạnh, siêu bão,… với mục tiêu cao nhất là bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho người dân, đóng góp vào việc giữ gìn thành quả phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Bên cạnh sự quan tâm và cố gắng của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các cấp chính quyền trong công tác chuẩn bị, sẵn sàng ứng phó với thiên tai nói riêng hay sự nghiệp phòng, chống thiên tai nói chung, thì sự góp sức và ý thức quan tâm, phòng chống của toàn thể nhân dân mang ý nghĩa hết sức to lớn trong việc giảm thiểu đến mức thấp nhất trước những tác hại do thiên tai gây ra đối với cuộc sống của nhân dân ta và sự phát triển kinh tế của nước nhà.

Tin liên quan

Đọc thêm

Công ty Dệt Hòa Khánh đã thanh toán nợ bảo hiểm xã hội BHXH & Đời sống

Công ty Dệt Hòa Khánh đã thanh toán nợ bảo hiểm xã hội

TTTĐ - Thông tin từ Bảo hiểm Xã hội TP Đà Nẵng cho biết, Công ty CP Dệt Hòa Khánh vừa thanh toán 1,350 tỷ đồng tiền nợ bảo hiểm xã hội (BHXH) cho người lao động.
Bảo hiểm xe máy và những giá trị nhân văn cao cả BHXH & Đời sống

Bảo hiểm xe máy và những giá trị nhân văn cao cả

TTTĐ - Trả lời tại phiên chất vấn của Đại biểu Quốc hội ngày 18/3, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho hay, thời gian vừa qua, tai nạn xe máy chiếm khoảng 63% trong các vụ việc. Vì vậy, bảo hiểm xe máy là bảo hiểm bắt buộc vì quyền lợi người dân.
Cách lấy lại mật khẩu trên ứng dụng VssID BHXH & Đời sống

Cách lấy lại mật khẩu trên ứng dụng VssID

TTTĐ - Nhiều người tham gia bảo hiểm xã hội và cài đặt ứng dụng bảo hiểm xã hội (VssID) trên điện thoại nhưng sau thời gian sử dụng lại quên mật khẩu và không biết cách nào để lấy lại...
Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền BHXH, BHYT BHXH & Đời sống

Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền BHXH, BHYT

TTTĐ - Bảo hiểm xã hội (BHXH) quận Hoàng Mai (Hà Nội) đã phối hợp với UBND các phường, Bưu điện Trung tâm 6 và ban, ngành liên quan tăng cường tuyên truyền về BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình đến Nhân dân trên địa bàn quận.
Bệnh nhân sử dụng ứng dụng VssID, CCCD gắn chip hoặc VNeID BHXH & Đời sống

Bệnh nhân sử dụng ứng dụng VssID, CCCD gắn chip hoặc VNeID

TTTĐ - Bộ Y tế đề nghị các cơ sở y tế tiếp đón người bệnh đi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) bằng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, căn cước công dân (CCCD) gắn chip hoặc VneID.
Mất thẻ, quên mã số in trên thẻ BHYT có được thanh toán? BHXH & Đời sống

Mất thẻ, quên mã số in trên thẻ BHYT có được thanh toán?

TTTĐ - Nhiều người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) băn khoăn nếu đi bệnh viện nhưng mất thẻ BHYT, quên mã số in trên thẻ thì có được đảm bảo quyền lợi, mức hưởng hay không?
Phối hợp liên ngành phát triển số người tham gia BHXH BHXH & Đời sống

Phối hợp liên ngành phát triển số người tham gia BHXH

TTTĐ - Trong năm 2023, Bảo hiểm xã hội (BHXH) quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã ký kết quy chế phối hợp với Liên đoàn Lao động quận, Hội Liên hiệp phụ nữ quận và UBND 8 phường trên địa bàn nhằm phát triển số người tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT).
Công ty Dệt Hòa Khánh hứa thanh toán nợ bảo hiểm xã hội Xã hội

Công ty Dệt Hòa Khánh hứa thanh toán nợ bảo hiểm xã hội

TTTĐ - Lãnh đạo Công ty CP Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng cho biết, sẽ thanh toán hơn 1,3 tỷ đồng tiền nợ bảo hiểm xã hội cho người lao động chậm nhất vào ngày 16/4/2024, mong muốn BHXH thành phố Đà Nẵng tạo điều kiện cho Công ty được thanh toán với lịch trình nêu trên.
Điểm tựa an sinh vững chắc cho những người yếu thế trong xã hội BHXH & Đời sống

Điểm tựa an sinh vững chắc cho những người yếu thế trong xã hội

TTTĐ - Trải qua hơn một năm triển khai, chương trình bảo hiểm vi mô “An bình yên vui - An sinh hạnh phúc” của Bảo hiểm Bảo Việt đã đạt được những thành tựu đáng kể, góp phần cải thiện đời sống của hàng ngàn gia đình và thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hơn 10.400 tỷ đồng BHXH & Đời sống

Chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hơn 10.400 tỷ đồng

TTTĐ - Theo thông tin của Bảo hiểm xã hội Hà Nội, 3 tháng đầu năm 2024, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Hà Nội đã chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH hằng tháng cho 594.013 người, số tiền 10.483 tỷ đồng.
Xem thêm