Tag

Gia đình 4 đời làm nghề sửa máy ảnh ở đất Hà thành

Người Hà Nội 23/06/2017 13:55
aa
TTTĐ.VN - Hầu hết giới chơi ảnh ở Hà Nội đều biết đến anh Nguyễn Ngọc Long, thợ sửa chữa máy ảnh ở địa chỉ số 4 Hòa Mã (Hai Bà Trưng, Hà Nội). Người ta biết đến Long và cửa hàng sửa chữa máy ảnh Long Tân Binh bởi anh là đời thứ 4 nối nghiệp này.

Gia đình 4 đời làm nghề sửa máy ảnh ở đất Hà thành

Hiệu ảnh nổi tiếng một thời

Cách đây hơn nửa thế kỉ, hầu hết giới chơi ảnh ở Hà Nội và các tỉnh lân cận đều biết tiếng cụ Nguyễn Văn Đoàn - thợ sửa chữa máy ảnh ở 15 Phùng Khắc Khoan (Hai Bà Trưng, Hà Nội). Thăng trầm cùng nghề nhiếp ảnh Việt Nam trong nửa thế kỉ qua, cụ Đoàn cùng các con cháu của mình đã lặng lẽ chứng kiến những biến chuyển trong ngành ảnh. Cụ Đoàn còn nhớ cha mình - cụ Nguyễn Văn Mão thời Pháp thuộc chuyên sửa chữa các dụng cụ nhiếp ảnh tại hiệu ảnh Hương Ký, Khánh Ký, là những hiệu ảnh có nổi tiếng ở Hà Nội thời bấy giờ. Cả hai đều có chủ là người "làng nhiếp ảnh" Lai Xá, trong đó hiệu Khánh Ký do ông Nguyễn Đình Khánh làm chủ đã mở từ năm 1892.

Từ nhỏ, ông Đoàn thường đi theo xem cha mình thao tác, dần dà cũng giúp được nhiều việc. Mỗi ngày thêm chút kinh nghiệm, ông Đoàn đã tự tay lần mò sửa được các loại máy ảnh đơn giản thời bấy giờ như Teuca, Rollelex, Flexcarel, Deliel... khi mới 19 tuổi.


Gia đình 4 đời làm nghề sửa máy ảnh ở đất Hà thành
Những chiếc máy ảnh cổ tại cửa hàng.

Sau ngày chính quyền Cách mạng tiếp quản Thủ đô năm 1954, ông Đoàn nghiên cứu sửa chữa thêm các loại máy ảnh Nhật Bản đưa từ miền Nam ra. Công việc khi đó cũng chưa có gì nặng nề bởi lượng người sử dụng máy ảnh chưa nhiều. Khách hàng chủ yếu là các hợp tác xã ảnh. Những nhà nhiếp ảnh tên tuổi như Võ An Ninh, Trần Cừ, Đinh Đăng Định... cũng trở thành các khách hàng quen thuộc của cửa hàng ông Đoàn.

Con trai cụ Đoàn là ông Nguyễn Văn Phượng, SN 1946, nhớ lại: "Năm 1962, tôi 16 tuổi, bắt đầu vừa học phổ thông vừa giúp cha mình sửa máy cho các hợp tác xã ảnh. Lúc ấy đã có các máy theo cỡ phim 9x12mm, 6x9mm, 13x18mm, 3x4mm... Hà Nội khi đó mới chỉ có khoảng gần chục cửa hàng, hợp tác xã ảnh như Phương Đông, Nắng Mai, Quốc Tế... Báo chí lúc đó mặc dù chưa phát triển như bây giờ nhưng cũng có độ 10 phóng viên ảnh thường xuyên lui tới cửa hàng, trao đổi nghề nhiếp ảnh và sửa chữa máy móc".

Năm 1970, người chơi ảnh bắt đầu nhiều lên, thợ sinh sống bằng nghề ảnh cũng xuất hiện đông đảo hơn. Tới năm 1975, đất nước hoàn toàn được giải phóng, một lượng lớn máy ảnh, xe gắn máy, loa đài... từ Sài Gòn đổ ra Hà Nội. Ngoài các loại máy ảnh của Đức, Nga, Trung Quốc nhập về từ trước, bắt đầu xuất hiện cả những dòng máy ảnh của các nước Tây Âu.

Nối nghiệp tiền nhân

Ông Nguyễn Văn Phượng có 2 cậu con trai cùng nối nghiệp của các bậc tiền nhân là Nguyễn Ngọc Long (SN 1977) và Nguyễn Minh Cường (SN 1979). Tuy nhiên, Nguyễn Ngọc Long được giới chơi ảnh biết đến nhiều hơn. Cửa hàng sửa chữa của Long nằm khuất sâu trong một con ngõ nhỏ số 4 phố Hòa Mã (Hai Bà Trưng, Hà Nội) có cái tên mang đậm chất lính: "Long Tân Binh"...


Gia đình 4 đời làm nghề sửa máy ảnh ở đất Hà thành
Anh Nguyễn Ngọc Long

Long bắt đầu vào nghề từ năm anh học lớp 6. Những ngày đó, anh mới chỉ nhập môn với tính chất phụ giúp bố. Bố đã bắt anh tháo máy, bắt anh làm quen dần với các chi tiết máy ảnh. Khi bố sửa máy xong thì bắt cậu con trai lắp vào, mỗi lần lắp bị thiếu hoặc thừa ốc là sẽ bị trách phạt.

Hơn 30 năm gắn bó với cái nghiệp nhà, chứng kiến sự chuyển mình không ngừng của các dòng máy ảnh theo thời gian nhưng đức tính tỉ mỉ cùng sự chính xác trong từng thao tác vẫn luôn là những nguyên tắc căn bản khắc sâu trong tâm thức người thợ này.

Trước kia, cụ, ông và bố của Long chỉ sửa chữa những chiếc máy ảnh cơ, chụp bằng phim. Giờ đây, anh còn phải tiếp cận với cả những dòng máy ảnh kĩ thuật số hiện đại. Máy ảnh kĩ thuật số tuy hiện đại nhưng vẫn dựa trên nền tảng, nguyên lí của máy ảnh cơ, phần lên phim thì thay bằng điện tử, phim thì thay bằng sensor (cảm biến). Long cho biết, những trục trặc thường gặp ở máy ảnh hiện đại thường ở phần main điện, do đánh rơi, dính nước, dính ẩm, hoặc các máy chụp nhiều shot thì cơ gương bị rão... Với người thợ lành nghề như Long, khi gặp trường hợp này, anh chỉ quan tâm là anh có main điện để thay thế hay không mà thôi còn các phần khác thì anh xử lí cực kì dễ dàng.

Khách hàng đến với cửa hàng sửa chữa máy ảnh Long Tân Binh có đủ mọi thành phần: Thợ ảnh, dân chơi ảnh, nhà báo, học sinh, các cụ già... Các cụ mang chiếc máy ảnh kỉ niệm rồi lại cất đi, lâu lâu lại mang đến lau chùi, làm vệ sinh cho máy rồi lại mang về cất.

Đối với Nguyễn Ngọc Long, sửa không chỉ là khắc phục những trục trặc của máy ảnh mà đó còn là gìn giữ niềm tin của những khách hàng thân thiết. "Khi ra một đời máy ảnh mới là tôi lại phải học lại từ đầu. Tôi không được học qua trường lớp căn bản, chủ yếu là bằng kinh nghiệm và sự xét đoán nhưng cho đến giờ, chưa có khách hàng nào phàn nàn sau khi nhận lại máy rời khỏi đây", Long chia sẻ.

Nghề sửa chữa máy ảnh nhìn trông giản đơn là thế nhưng đòi hỏi người thợ phải có tính kiên trì, tỉ mỉ, tinh thần ham học hỏi và óc sáng tạo. Nói về óc sáng tạo, Long ví dụ: "Nghề sửa máy ảnh không có thầy dạy, không có tài liệu còn Cataloge thì chỉ hướng dẫn cách sử dụng máy chứ không hướng dẫn sửa máy. Đôi khi, vì không có chi tiết thay thế, tôi đã phải dùng chi tiết vẫn còn tốt của những chiếc máy hỏng khác để thay thế cho máy cần sửa. Sáng tạo chính là ở chỗ đó".

"Nghề này cũng khá nguy hiểm, đèn flash có điện cao áp 350V, máy có điện áp 6V. Nếu không cẩn thận, điện ở đèn truyền sang người cũng làm ngã ngửa ra, hoặc phóng sang máy làm hỏng máy ảnh ngay lập tức. Vì thế, trước khi sửa phải kiểm tra, khử hết điện trong máy rồi mới làm gì thì làm", Long cho biết thêm.

Sửa máy ảnh uy tín mấy đời nhưng gia đình anh cũng vẫn phải bó tay trước 3 tình huống: Khi không có linh kiện thay thế; khi chiếc máy bị thợ hoặc chủ máy phá nát; tiên lượng giá sửa chữa cao quá 50% giá trị của chiếc máy.

Những ngày nghỉ hè, cậu con trai học lớp 6 của anh - bằng cái tuổi anh vào nghề thuở nọ - lại thường xuyên theo bố ra cửa hàng và phụ giúp những công việc vặt. Khi được hỏi, anh có ý định cho con kế thừa nghề truyền thống của gia đình, trở thành thế hệ thứ 5 hay không, Long mỉm cười trả lời: Ngày xưa mình bắt buộc phải vào nghề từ nhỏ nhưng bây giờ để cho cháu tự lựa chọn nghề cho mình. Còn tất nhiên, nếu như cháu tiếp nối nghề truyền thống gia đình, trở thành thế hệ thứ 5 sửa chữa máy ảnh thì rất đáng mừng.

Công việc của người thợ sửa máy ảnh, giờ đây không chỉ đơn thuần là sửa chữa máy ảnh mà còn làm sống lại những giá trị tinh thần, những kí ức đẹp đẽ mà những chiếc máy ảnh đã lưu giữ cùng chủ nhân của mình.


Tin liên quan

Đọc thêm

Phát huy giá trị văn hoá qua lễ hội truyền thống Tổng Nam Phù Văn hóa

Phát huy giá trị văn hoá qua lễ hội truyền thống Tổng Nam Phù

TTTĐ - Nhằm tưởng nhớ công lao của nhị vị Bồ Tát là hai vị công chúa Lý Từ Huy và Lý Từ Thục, con gái vua Lý Thái Tông đã có công mua ruộng và dạy nghề giúp dân, hằng năm vào các ngày từ 14 đến 16 tháng ba Âm lịch, Nhân dân 9 xã 10 làng thuộc Tổng Nam Phù xưa, huyện Thanh Trì ngày nay lại tưng bừng tổ chức lễ hội để giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” cho các thế hệ con cháu, khơi dậy niềm tự hào và biết ơn gia đình, dòng họ và quê hương của toàn thể Nhân dân trong Tổng Nam Phù.
Ca sĩ Diệu Hà nghiêm túc và kiên định với ca hát Văn hóa

Ca sĩ Diệu Hà nghiêm túc và kiên định với ca hát

TTTĐ - Diệu Hà vừa chính thức ra mắt MV "Tình ca" đồng thời công bố dự án âm nhạc Diệu Hà hát nhạc Phạm Duy lấy tựa đề "Nghìn trùng xa cách". Nữ ca sĩ dành nhiều tâm huyết thực hiện dự án và khẳng định mình nghiêm túc, kiên định với con đường ca hát.
Hà Nội tổ chức nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc Điện ảnh - Âm nhạc

Hà Nội tổ chức nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc

TTTĐ - Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật tại nhiều quận, huyện của Hà Nội chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
7 đơn vị nghệ thuật biểu diễn phục vụ Nhân dân Điện ảnh - Âm nhạc

7 đơn vị nghệ thuật biểu diễn phục vụ Nhân dân

TTTĐ - Chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm Ngày Quốc tế lao động (1/5/1886 - 1/5/2024), 7 đơn vị nghệ thuật của Hà Nội tổ chức nhiều đêm biểu diễn phục vụ Nhân dân Thủ đô. Hoạt động này được diễn ra tại trung tâm một số quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố.
Thí sinh thuyết trình, hùng biện để lan tỏa tình yêu với sách Văn hóa

Thí sinh thuyết trình, hùng biện để lan tỏa tình yêu với sách

TTTĐ - Năm 2024, Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc thành phố Hà Nội với yêu cầu cao hơn, quy mô và chất lượng hơn. Điểm nổi bật của cuộc thi năm nay là mở rộng đối tượng dự thi cho các em đang học tập tại các trường quốc tế trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Lê Thanh Phong tiết lộ về điệu tứ hoa trong dân ca Ví, Giặm Văn hóa

Lê Thanh Phong tiết lộ về điệu tứ hoa trong dân ca Ví, Giặm

TTTĐ - “Hoàng tử Ví, Giặm” Lê Thanh Phong tiết lộ về điệu Tứ hoa trong dân ca Ví, Giặm trong đêm nhạc "Quê ơi là quê".
Hà Nội tuyên truyền, cổ động trực quan có trọng điểm, thiết thực Văn hóa

Hà Nội tuyên truyền, cổ động trực quan có trọng điểm, thiết thực

TTTĐ - Hà Nội đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, cổ động trực quan nhằm tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng bộ, tầng lớp Nhân dân và lực lượng vũ trang Thủ đô về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ.
70 tác phẩm đặc sắc khắc họa chân thực “Đường lên Điện Biên” Văn hóa

70 tác phẩm đặc sắc khắc họa chân thực “Đường lên Điện Biên”

TTTĐ - Bằng ngôn ngữ tạo hình phong phú, triển lãm "Đường lên Điện Biên" trưng bày 70 tác phẩm hội họa, đồ họa, điêu khắc, ký họa, áp phích… của 34 tác giả, sáng tác trải dài từ năm 1949 - 2009.
SBOOKS livestream lan tỏa văn hóa đọc Văn hóa

SBOOKS livestream lan tỏa văn hóa đọc

TTTĐ - Hòa chung không khí Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, đội ngũ SBOOKS đã tổ chức livestream tại gian hàng tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam 2024 Văn học

Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam 2024

TTTĐ - Chiều 22/4, Trường Đại học Hòa Bình (Mỹ Đình, Hà Nội) đã tổ chức tọa đàm “Sách và khát vọng phát triển”.
Xem thêm