Tag

Giá trị nhân văn quân sự trong Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến

Tin tức 15/12/2016 11:17
aa
Sau 70 năm và sẽ mãi mãi về sau, Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Người luôn mang tính thời sự và giữ nguyên giá trị nhân văn quân sự.

Giá trị nhân văn quân sự trong Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến

Giá trị nhân văn quân sự trong Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến
Ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến. (Ảnh: TTXVN).



Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/12/1946) như lời “Hịch” đối với toàn dân tộc trước họa xâm lăng của thực dân Pháp, nhưng chứa đựng sự giàu có về giá trị nhân đạo, nhân văn - nhân văn quân sự. Sau 70 năm và sẽ mãi mãi về sau, Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Người luôn mang tính thời sự và giữ nguyên giá trị đó.

Quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trải qua nhiều giai đoạn gay go, phức tạp, nhưng chưa lúc nào gay cấn được ví như “ngàn cân treo sợi tóc” vào thời điểm cuối năm 1946. Cùng một lúc, dân tộc ta phải đối mặt với nhiều kẻ thù như: quân Anh, quân Tưởng Giới Thạch, quân Pháp và những đảng phái, các lực lượng phản động trong nước nổi lên. Chúng cùng có âm mưu chống phá cách mạng, xóa bỏ chính quyền nhà nước cách mạng non trẻ - Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Trung ương Đảng ra “Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến” vào đúng thời điểm gay go, có tính quyết định nhất đến vận mệnh quốc gia, dân tộc. Có thể tiếp cận giá trị Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến ở các góc độ khác nhau, nhưng nổi lên nhất là: “Giá trị nhân văn quân sự”.

Từ: “Hỡi…” được dùng ba lần gắn với ba nội dung khác nhau, nhưng thống nhất ở tinh thần thông báo tình hình nguy cấp, có tính đột biến, khẩn trương để thức tỉnh nhận thức; nâng tầm cao mới về thái độ, lương tâm, ý chí của mỗi con người Việt Nam. Chữ “Hỡi” trong mệnh đề đầu tiên là: “Hỡi đồng bào toàn quốc”. Câu văn này gắn với nội dung thông báo tính khẩn cấp của toàn cục tình hình đất nước, dân tộc. Tiếp đến là chỉ rõ, khẳng định tinh thần nhân đạo, nhân văn của dân tộc ta: “Chúng ta muốn hoà bình. Chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng thực dân Pháp càng lấn tới vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!”.

Những cụm từ: “muốn hòa bình”; “phải nhân nhượng”; “càng nhân nhượng” thể hiện một tinh thần không muốn diễn ra chiến tranh; làm rõ một sự nhân nhượng đến tận cùng để có hòa bình.

Tinh thần ấy càng được tôn lên khi đặt trong quan hệ với âm mưu, thái độ thực dân Pháp là: “Thực dân Pháp càng lấn tới vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!”. Những lời lẽ “càng lấn tới” ; “quyết tâm cướp nước ta một lần nữa” đã đặt toàn dân tộc, mỗi con người Việt Nam vào tình huống bức bách phải lựa chọn một trong hai: một là khoanh tay, cúi đầu trở lại nô lệ; hai là đấu tranh đến cùng để giành lấy tự do và độc lập.

Trước hai sự lựa chọn ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định một cách đanh thép bằng một từ: “Không!...” để thể hiện rõ sự lựa chọn con đường quyết tâm đánh giặc. Từ “không!” trong mệnh đề có giá trị như một “kích hoạt” vào trạng thái tinh thần hiện có, để được nhân lên gấp bội lần qua sự thức tỉnh đối với mỗi con người Việt Nam trước họa xâm lăng. Quyết tâm ấy là: “… Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Bằng nghệ thuật diễn đạt của lời “Hịch”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đẩy quyết tâm đánh giặc của toàn dân tộc lên đến đỉnh cao nhất.

Những mệnh đề: “Chúng ta phải đứng lên!”; “Bất kỳ đàn ông đàn bà không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, bất kỳ người già, người trẻ. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc”. Chữ “Hễ” vừa dễ hiểu, vừa dễ đi vào nhận thức con người và cũng hàm ý không loại trừ một ai trong đánh giặc cứu nước.

Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến còn chỉ rõ cách thức cụ thể để bất cứ ai cũng có thể đánh được giặc: “Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm. Không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy, gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”; “Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước” đã thể hiện rõ một ý chí quyết tâm; một cách thức thực hiện rất cụ thể và cho phép không loại trừ một ai. Những nội dung trên, với cách diễn đạt dễ hiểu, nhưng có chất kích thích tinh thần cách mạng rất mạnh mẽ.

Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến đã nhanh chóng đi vào tâm thức, ý chí, quyết tâm mỗi con người dân tộc ta. Tinh thần Lời kêu gọi là sự tiếp biến giá trị văn hóa quân sự trong truyền thống yêu nước đánh giặc lên đến đỉnh cao nhất trong thời đại mới. Truyền thống của: “Nam quốc sơn hà Nam Đế cư…” (thời Lý); tiếng hô “quyết đánh” của các bô lão thời Trần trong Hội nghị Diên Hồng, đặc biệt là “Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn; tư tưởng về “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân/ Quân điếu phạt trước lo trừ bạo” của Nguyễn Trãi; tinh thần thần tốc: “Đánh cho để dài tóc/ Đánh cho để răng đen (Quang Trung)… đã được hun đúc trong Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến có sức mạnh tinh thần to lớn - sức mạnh của chủ nghĩa nhân đạo, nhân văn Việt Nam từ chiều sâu truyền thống, diện rộng của toàn dân, tầm cao của thời đại. Vì thế, nó trở thành sức mạnh vật chất đánh bại đội quan viễn chinh của thực dân Pháp kéo dài chín năm bằng trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ.

Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến đã diễn ra 70 năm, nhưng giá trị nói chung và giá trị nhân đạo, nhân văn quân sự Việt Nam vẫn nguyên giá trị. Nó là trường tồn, đồng thời luôn có tính thời sự.

Hiện nay, các thế lực thù địch vẫn không từ bỏ âm mưu đưa dân tộc ta quay về vòng nô lệ mới. Trong bối cảnh chung ấy, diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch; những nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đã đặt toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta vào tình huống mới, phải tiếp tục phát huy giá trị từ Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngang tầm thời đại. Hiện nay, chúng ta tập trung vào khắc phục, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” có hiệu lực, hiệu quả. Tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII: “cả hệ thống chính trị phải vào cuộc”, tức là mỗi con người Việt Nam phải hành động một cách thiết thực.

Các thế hệ hôm nay có quyền tự hào về truyền thống hào hùng của các thế hệ cha anh trong thực hiện “Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến”, làm nên chiến thắng, đồng thời phải thể hiện rõ trách nhiệm đối với lịch sử, hiện tại và tương lai đất nước. Là người Việt Nam thì phải có trách nhiệm ngăn chặn, đẩy lùi các nguy cơ ấy bằng sức mạnh của đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng, phát huy chủ nghĩa nhân đạo, nhân văn đến đỉnh cao, thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./.

TS Nguyễn Văn Thanh/Học viện Chính trị - Bộ Quốc phòng

Tin liên quan

Đọc thêm

Trao Huy hiệu Đảng tặng đảng viên lão thành quận Long Biên Tin tức

Trao Huy hiệu Đảng tặng đảng viên lão thành quận Long Biên

TTTĐ - Sáng 16/5, Quận uỷ Long Biên tổ chức Lễ trao Huy hiệu Đảng đợt 19/5 tặng các đảng viên trên địa bàn. Chủ tịch Uỷ ban MTTQ TP Hà Nội Nguyễn Lan Hương dự và trao Huy hiệu cho các đảng viên lão thành.
Tổ chức hội thảo cấp quốc gia về 70 năm Giải phóng Thủ đô Tin tức

Tổ chức hội thảo cấp quốc gia về 70 năm Giải phóng Thủ đô

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Kế hoạch số 152/KH-UBND tổ chức hội thảo khoa học cấp quốc gia kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc Tin tức

Động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc

TTTĐ - Sáng 15/5, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ (KHCN) Việt Nam (18/5), kỷ niệm 65 năm thành lập Bộ KH&CN (1959-2024), lễ trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024 với chủ đề "KHCN và đổi mới sáng tạo – Nâng tầm vị thế quốc gia".
Nâng cao chất lượng công tác quản lý và phục vụ Nhân dân Tin tức

Nâng cao chất lượng công tác quản lý và phục vụ Nhân dân

TTTĐ - Phát biểu bế mạc kỳ họp thứ 16 HĐND TP khóa XVI, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn nhấn mạnh, các nghị quyết được HĐND TP thông qua tại kỳ họp này là cơ sở pháp lý để kịp thời tháo gỡ khó khăn, nâng cao chất lượng công tác quản lý, điều hành, phục vụ Nhân dân.
Nhân rộng cách làm hay thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở Tin tức

Nhân rộng cách làm hay thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở

TTTĐ - Sáng 15/5, Đoàn kiểm tra số 1 của Ban Chỉ đạo Xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố do Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Phạm Thanh Học dẫn đầu đã kiểm tra tại quận Cầu Giấy.
Hà Nội phân cấp quản lý, sử dụng tài sản công Tin tức

Hà Nội phân cấp quản lý, sử dụng tài sản công

TTTĐ - Sáng 15/5, tại kỳ họp thứ 16, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định phân cấp quản lý, sử dụng tài sản công và quy định thẩm quyền quyết định việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi quản lý của TP Hà Nội.
Trình Quốc hội Quy hoạch Thủ đô tại kỳ họp thứ 7 Tin tức

Trình Quốc hội Quy hoạch Thủ đô tại kỳ họp thứ 7

TTTĐ - Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội sẽ được xem xét tại kỳ họp thứ 7.
TP HCM biểu dương 339 gương điển hình học tập và làm theo Bác Tin tức

TP HCM biểu dương 339 gương điển hình học tập và làm theo Bác

TTTĐ - Sáng 15/5, Thành ủy TP HCM tổ chức Hội nghị Sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận số 01- KL/TW của Bộ Chính trị và biểu dương các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2024.
Hà Nội hỗ trợ phí cấp lý lịch tư pháp qua VNeID Tin tức

Hà Nội hỗ trợ phí cấp lý lịch tư pháp qua VNeID

TTTĐ - Sáng 15/5, với 100% đại biểu có mặt tán thành, HĐND TP Hà Nội khóa XVI thông qua Nghị quyết ban hành Quy định hỗ trợ phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp (LLTP) qua ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) trên địa bàn TP Hà Nội.
Hà Nội không sáp nhập quận Hoàn Kiếm, giảm 61 xã, phường Tin tức

Hà Nội không sáp nhập quận Hoàn Kiếm, giảm 61 xã, phường

TTTĐ - Khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, Hà Nội sẽ giảm 61 xã, phường (trong đó có 46 xã, 15 phường).
Xem thêm