Tag

Giáo dục đại học sẽ không còn phân biệt trường công, trường tư

Giáo dục 19/04/2017 18:40
aa
TTTĐ.VN – “Đại diện các trường cần nhìn thẳng, nói thật, cởi mở để thảo luận, đưa ra những vấn đề có tính thực tiễn, khả thi trong giải pháp thực hiện” – Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đề nghị.

Giáo dục đại học sẽ không còn phân biệt trường công, trường tư

Giáo dục đại học sẽ không còn phân biệt trường công, trường tư


Nhiều điểm sáng đáng ghi nhận


Nhằm giúp các trường ĐH ngoài công lập phát triển bền vững, Bộ GD-ĐT đã tổ chức Hội nghị các trường các trường ĐH ngoài công lập.


Tới dự hội nghị, Bộ Trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết: “Với 60 trường trong tổng số 271 các trường Đại học, Học viện trên cả nước, hiện các trường Đại học ngoài công lập chiếm tỷ lệ 25%, tỷ lệ sinh viên chiếm 13% và đóng góp thiết thực cho sự phát triển của nền giáo dục Việt Nam. Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ này sẽ tăng cao và tiến tới không còn phân biệt trường công, trường tư nhằm tạo sự công bằng, phát triển lành mạnh trong toàn hệ thống”.


Với mục tiêu nhằm bàn luận, thống nhất các vấn đề, giải pháp có tính chất then chốt để việc phát triển hệ thống giáo dục đại học ngoài công lập hiệu quả và bền vững, Bộ trưởng cũng đề nghị các đại biểu, nhóm chuyên gia nghiên cứu, đại diện các trường cần nhìn thẳng, nói thật, cởi mở để thảo luận, đưa ra những vấn đề có tính thực tiễn, khả thi trong giải pháp thực hiện.


Giáo dục đại học sẽ không còn phân biệt trường công, trường tư


“Trước khi hội nghị diễn ra, Bộ đã lâp ra nhóm chuyên gia nghiên cứu độc lập, khảo sát tình hình hoạt động của các trường ĐH ngoài công lập, khi có kết quả sẽ báo cáo chi tiết khách quan cho hội nghị. Báo cáo đã xây dựng bức tranh tổng thể phản ánh trung thực hệ thống đại học ngoài công lập ( ĐHNCL), làm cơ sở đề xuất phương hướng, cơ chế chính sách, nâng qua hiệu quả hoạt động của các trường ĐHNCL trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế, góp phần đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT nói chung và giáo dục đại học ( GDĐH) nói riêng với các mục tiêu rất cụ thể: Rà soát đánh giá hành lang pháp lý và những chính sách của nhà nước đối với hệ thống của các trường ĐHNCL; Xây dựng cơ sở dữ liệu, phân tích đánh giá nguồn lực của các trường ĐHNCL ( nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, điều kiện tài chính ) cho các hoạt động của trường ( đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế và kiểm định chất lượng giáo dục); Đánh giá hiện trạng của các hoạt động, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực của các trường ĐHNCL, những tồn tại và đề xuất giải pháp phát triển bền vững hệ thống các trường ĐHNCL trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế. Theo tôi đây là điểm mới của hội nghị lần này” – T.sĩ Trần Khắc Hùng, Chủ tịch hội đồng quản trị trường ĐH Đông đô nhận định.


Thay mặt nhóm chuyên gia nghiên cứu, PGS.TS. Phạm Thị Huyền cho biết, tình hình hoạt động của các trường đại học ngoài công lập. “Qua phân tích số liệu thống kê, khảo sát trực tiếp tại các trường cho thấy có một số trường đang sở hữu nhiều điểm sáng đáng ghi nhận như sự thống nhất về cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động; đội ngũ cán bộ, giảng viên có chất lượng; cơ sở vật chất được đầu tư liên tục, đảm bảo cho sinh viên thực hành; tình hình tài chính có sự cơ cấu các khoản thu chi tương đối đồng nhất; công tác tuyển sinh, chương trình đào tạo và hoạt động kết nối doanh nghiệp cũng được thực hiện hiệu quả ở một số trường. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số trường đang bị “tụt hậu” so với mặt bằng chung, xuất phát từ những khó khăn đang tồn tại như: trình độ đội ngũ giảng viên chưa đồng đều; còn nhiều trường vẫn phải đi thuê cơ sở vật chất phục vụ đào tạo; hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ còn mang tính hình thức; chưa chú trọng đến việc kết nối doanh nghiệp. Khả năng tuyển sinh của các trường đang có sự phân nhóm khá rõ, trong đó những trường được xếp vào nhóm tuyển sinh tốt nhất hiện nay là ĐH Đông đô, ĐH Thăng Long khu vực phía Bắc; ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH) – khu vực miền Nam, ĐH Duy Tân – khu vực miền Trung,… và những trường đang có xu hướng tăng là ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF), ĐH FPT, ĐH Nam Cần Thơ…” – bà Huyền cho biết.


Cần phải đầu tư cho công tác tuyển sinh


Giáo dục đại học sẽ không còn phân biệt trường công, trường tư


Tại hội nghị, các chuyên gia đã được tham gia ý kiến chất vấn và được lãnh đạo bộ trả lời từng tững câu hỏi một cách khoa học và thấu đáo. Khoảng 54 nội dung đã được tranh luận rất hiệu quả.


Lắng nghe các ý kiến đóng góp, kiến nghị, thắc mắc từ đại diện các trường đối với các vấn đề mà nhóm chuyên gia nghiên cứu đã đưa ra cùng các nội dung gắn liền tình hình thực tế của các trường, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đánh giá cao bức tranh toàn cảnh về hệ thống đại học ngoài công lập trong hơn 20 năm qua. Theo đó, ông nhận thức rõ sự cần thiết trong việc chung sức, đồng lòng nhằm tìm ra những hạn chế và giải quyết những thiếu sót, bất cập, nâng cao hơn nữa chất lượng hệ thống đại học ngoài công lập.

Bộ Trưởng Nhạ nhấn mạnh: “Nghiên cứu lần này đã tập trung vào vấn đề quản lý và hoạt động của các trường đóng vai trò định hướng quan trọng trong công cuộc đổi mới, phát triển hơn nữa hệ thống giáo dục ngoài công lập”.


Theo Bộ trưởng, tuyển sinh là khâu vô cùng quan trọng nên các trường cần phải đầu tư nhiều hơn nữa cho công tác tuyển sinh, vì ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của trường: tài chính, đào tạo, nghiên cứu khoa học,…


Bên cạnh đó , bộ trưởng cũng đề nghị các trường cần có chiến lược đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ để nâng cao tính ứng dụng của chương trình đào tạo và tiệm cận với những thành tựu giáo dục tiên tiến thế giới, theo đó, những kết quả ấn tượng về số lượng công trình nghiên cứu khoa học, hoạt động chuyển giao công nghệ của ĐH Duy Tân, ĐH FPT đã được biểu dương.


Sự quyết liệt của Bộ trưởng đã tạo niềm tin hy vọng cho lãnh đạo các trường ĐH ngoài công lập.


“Tinh thần trách nhiệm cao độ được thể hiện qua từng phần trao đổi cũng như những định hướng, giải pháp được chỉ đạo từ lãnh đạo Bộ GD&ĐT chính là niềm hy vọng để mỗi đơn vị đào tạo đều có những bước phát triển đột phá và bền vững trong thời gian tới, hướng đến nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo của toàn bộ hệ thống giáo dục Việt Nam trong xu thế hội nhập” – ông Trần Khắc Hùng cho biết.


Khép lại Hội nghị, Bộ trưởng nêu rõ chủ trương ủng hộ các trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận và phi lợi nhuận, đồng thời khẳng định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các trường thực hiện chuyển đổi theo quy định của pháp luật.


Bộ trưởng đề nghị, các nhóm nghiên cứu cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các trường để hoàn thiện nghiên cứu gắn liền thực tiễn và ứng dụng hiệu quả hơn. Đặc biệt, trong điều chỉnh cơ chế chính sách phải chú ý tạo sự bình đẳng để tạo cơ hội cho cả hệ thống trường công lập và ngoài công lập.

Tin liên quan

Đọc thêm

Thưởng tiền cho sinh viên nam đăng ký ngành giáo dục mầm non Giáo dục

Thưởng tiền cho sinh viên nam đăng ký ngành giáo dục mầm non

TTTĐ – Đại diện trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng cho biết, trường vừa có quyết định thưởng 5 triệu đồng cho sinh viên nam đăng ký học ngành giáo dục mầm non, ngành học mà rất nhiều năm qua không có sinh viên nam.
Học sinh lớp 12 tập dượt đăng ký thi tốt nghiệp THPT Giáo dục

Học sinh lớp 12 tập dượt đăng ký thi tốt nghiệp THPT

TTTĐ - Hôm nay, ngày 24/4, học sinh lớp 12 trên cả nước có thể thử đăng ký thi tốt nghiệp trung học phổ thông trên hệ thống quản lý thi.
19 giáo viên dạy giỏi chương trình giáo dục thường xuyên được khen thưởng Giáo dục

19 giáo viên dạy giỏi chương trình giáo dục thường xuyên được khen thưởng

TTTĐ - Ngày 23/4, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố chương trình giáo dục thường xuyên (GDTX) cấp THPT năm học 2023-2024.
Tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ với sinh viên Giáo dục

Tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ với sinh viên

TTTĐ - Tiếng Anh hiện nay được xem là công cụ giao tiếp toàn cầu, là "chìa khóa" để đến với khối lượng tri thức, kiến thức đồ sộ của nền văn minh thế giới. Vì vậy, hiểu biết và sử dụng tiếng Anh một cách thành thạo sẽ giúp học sinh tiếp cận kiến thức và thông tin đa dạng từ các nguồn toàn cầu.
Nhiều cơ hội việc làm tại các doanh nghiệp cho sinh viên Giáo dục

Nhiều cơ hội việc làm tại các doanh nghiệp cho sinh viên

TTTĐ - Sáng 23/4, Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội (HCCT) đã tổ chức thành công “Ngày hội việc làm và Hợp tác doanh nghiệp” năm 2024 với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp và gần 200 sinh viên Nhà trường.
Sinh viên Đại học VinUniversity xuất sắc đạt ngôi vị quán quân Giáo dục

Sinh viên Đại học VinUniversity xuất sắc đạt ngôi vị quán quân

TTTĐ - Sau 4 tháng diễn ra, Cuộc thi Giải quyết tình huống kinh doanh HSBC (HSBC Business Case Competition - HSBC BCC) 2024 do Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam) (HSBC Việt Nam) phối hợp cùng Quỹ học bổng VietSeeds tổ chức đã chính thức tiến đến vòng chung kết cấp quốc gia.
Nhiều địa phương gặp khó trong xây dựng trường chuẩn quốc gia Giáo dục

Nhiều địa phương gặp khó trong xây dựng trường chuẩn quốc gia

TTTĐ - Thực tiễn việc xây dựng trường chuẩn quốc gia vẫn còn nhiều khó khăn vì các quận nội thành sĩ số học sinh tăng nhanh, trong khi hạ tầng trường lớp đáp ứng không kịp. Cùng với đó, việc thực hiện một số dự án trường chuẩn quốc gia chậm, do phải được phê duyệt về công tác phòng cháy, chữa cháy.
Mang sân chơi về vùng cao, thu hút học sinh đến trường Giáo dục

Mang sân chơi về vùng cao, thu hút học sinh đến trường

TTTĐ - Bên cạnh nhiệm vụ học tập, hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh là nhu cầu chính đáng của trẻ em. Ở một số xã vùng sâu, vùng xa khó khăn, việc tạo những sân chơi ý nghĩa để thu hút học sinh đến lớp đang được các trường học vùng cao nỗ lực thực hiện.
Phụ huynh sốt sắng tìm cửa "ngách" cho con vào trường điểm Giáo dục

Phụ huynh sốt sắng tìm cửa "ngách" cho con vào trường điểm

TTTĐ - Để con được vào trường mà mình mong muốn, nhiều phụ huynh không ngại ngần tìm cửa “ngách”, nhờ cậy các mối quan hệ, trả lệ phí cao, thậm chí chuyển hộ khẩu đến nhà người thân.
Tiến tới phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi Giáo dục

Tiến tới phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 173/TB-VPCP ngày 22/4/2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp của Ủy ban Quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Xem thêm