Tag

Hà Nội đặt quyết tâm có một khu nông nghiệp công nghệ cao quy mô lớn trong năm nay

Nông thôn mới 05/04/2017 18:53
aa
TTTĐ.VN – Thẳng thắn nhìn nhận một trong những yếu kém lớn nhất của nông nghiệp thủ đô đó là ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp còn rất hạn chế, chưa rõ nét, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng chỉ đạo các sở ngành, địa phương trong toàn TP phải quyết tâm phấn đấu có ít nhất một khu nông nghiệp công nghệ cao quy mô lớn được thành hình trong năm nay và dần mở rộng mỗi huyện có ít nhất một điểm nông nghiệp công nghệ cao.

Hà Nội đặt quyết tâm có một khu nông nghiệp công nghệ cao quy mô lớn trong năm nay

Ngày 5/4, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng – Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình Xây dựng nông thôn mới (NTM) TP Hà Nộiđã chủ trì Hội nghị giao ban quý I Ban Chỉ đạo Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới (NTM), nâng cao đời sống nông dân”.

Hà Nội đặt quyết tâm có một khu nông nghiệp công nghệ cao quy mô lớn trong năm nay

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Chủ trì hội nghị (Ảnh Hoàng Hương).

Phấn đấu có thêm 22 xã và 2 huyện đạt chuẩn NTM trong năm 2017

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Chương trình 02 CTr/TU Thành ủy Hà Nội, đến nay, thành phố Hà Nội có 2 huyện (Đan Phượng và Đông Anh) đạt chuẩn nông thôn mới; 2 huyện (Thanh Trì và Hoài Đức) đang hoàn thiện thủ tục hồ sơ theo Quyết định số 558/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ để trình Trung ương công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Có 255/386 xã (chiếm 66,06%) được UBND Thành phố công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Trong số 131 xã còn lại, theo kết quả tự thẩm định của các địa phương, có 5 xã đã đạt và cơ bản đạt 19 tiêu chí (tăng 5 xã so với năm 2016), có 87 xã đạt và cơ bản đạt từ 15-18 tiêu chí (giảm 1 xã so với năm 2016), có 39 xã đạt và cơ bản đạt từ 11-14 tiêu chí (giảm 3 xã so với năm 2016), không có xã nào đạt dưới 11 tiêu chí.

Trong thời gian qua, các huyện, thị xã và các xã đã tích cực triển khai thực hiện cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; đường làng, ngõ xóm được kiên cố hóa, hệ thống thoát nước cơ bản đáp ứng yêu cầu; đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, kênh mương cấp 3 được kiên cố hóa đảm bảo nhu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tập trung nâng cấp và xây mới các trường học đảm bảo nhu cầu giảng dạy và học tập tại địa phương; xây mới và sửa chữa, mua sắm các thiết bị cho các nhà văn hóa thôn đảm bảo sinh hoạt cộng đồng; cải tạo, nâng cấp, xây mới các trạm y tế đảm bảo nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân.

Hà Nội đặt quyết tâm có một khu nông nghiệp công nghệ cao quy mô lớn trong năm nay

Đại diện huyện Sóc Sơn phát biểu ý kiến tại Hội nghị
(Ảnh Hoàng Hương).

Đời sống nông dân không ngừng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người đạt 36 triệu đồng/năm, đa số người dân có nhà kiên cố; 100% trạm y tế xã có bác sỹ công tác tại trạm. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế ở một số huyện tương đối cao như Đan Phượng (80%), Phúc Thọ (80,2%), Phú Xuyên (75%), Chương Mỹ (76%),… Trên 91% số hộ gia đình có vô tuyến truyền hình, hầu hết các hộ có điện thoại liên lạc. Đến hết năm 2016, số hộ nghèo là 44.412 hộ, chiếm tỷ lệ 2,37%, giảm 20.965 hộ so với đầu năm, trong đó khu vực nông thôn có 40.494 hộ nghèo, giảm 19.778 hộ, chiếm 3,65% (giảm 0,95% so với đầu năm 2016 và giảm 1,15% so với Kế hoạch của UBND Thành phố).

Vềt môi trường và an toàn thực phẩm: 100% dân cư nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt đảm bảo vệ sinh, trong đó 38% được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn Bộ y tế; 84% hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh; 100% rác thải sinh hoạt được thu gom theo quy định; có 353/386 xã đạt và cơ bản đạt, còn 33/386 xã chưa đạt.

Thực hiện chỉ đạo của Thành ủy Hà Nội về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các Sở, ban, ngành Thành phố, đặc biệt là Sở Tài nguyên và môi trường, Tổ công tác giúp việc Ban chỉ đạo đã quyết liệt giúp các địa phương trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp; đến tháng 3/2017 đã cấp được 609.860/627.464 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa đạt 97,2%, tăng 8.219 giấy so với năm 2016. Một số địa phương đã hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ nông dân như huyện Thanh Trì, Ứng Hòa, Phúc Thọ, Thạch Thất, Mê Linh, Thường Tín.

Hà Nội đặt quyết tâm có một khu nông nghiệp công nghệ cao quy mô lớn trong năm nay

Giám đốc Sở TNMT Hà Nội giải đáp các kiến nghị của các huyện (Ảnh Hoàng Hương).

Về kết quả hỗ trợ các huyện xây dựng nông thôn mới của các quận, thực hiện kế hoạch xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, đến nay có 9/12 quận có văn bản hỗ trợ các huyện xây dựng nông thôn mới với tổng kinh phí là 94.333 triệu đồng.

Về tổng kinh phí, trong thời gian qua thành phố đã huy động đầu tư cho nông thôn mới đến nay là gần 14.865 tỷ đồng, trong đó: Nguồn vốn ngân sách thành phố hơn 7.191 tỷ đồng, ngân sách cấp huyện hơn 6.085 tỷ đồng, ngân sách xã hơn 411 tỷ đồng, huy động ngoài ngân sách gần 1.177 tỷ đồng...

Về mục tiêu xây dựng NTM, Hà Nội đặt mục tiêu năm 2017 hoàn thành thêm ít nhất 22 xã đạt chuẩn nông thôn mới, hoàn thiện hồ sơ, thủ tục trình trung ương xem xét, công nhận 2 huyện Gia Lâm, Phúc Thọ đạt chuẩn nông thôn mới, ngoài hai huyện sẽ hoàn thiện trình hồ sơ lên Trung ương trong tháng Tư này là Thanh Trì và Hoài Đức.

Tại hội nghị, các quận huyện, thị xã và các sở ngành của thành phố đã tập trung thảo luận một số nhóm vấn đề như: phát triển sản xuất nông nghiệp, tích tụ ruộng đất, xây dựng NTM, vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường nông thôn, cụm làng nghề và các nội dung tuyên truyền cho phát triển nông nghiệp, nông thôn…

Các quận phải “có trách nhiệm đến cùng”

Phát biểu tại hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng đánh giá cao những kết quả đạt được trong xây dựng NTM của các huyện trong quý 1 vừa qua. Đồng thời, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội cũng đề nghị các sở, ngành, địa phương cần nghiêm túc kiểm điểm một số hạn chế của ngành nông nghiệp Thủ đô, trong đó nổi cộm là vấn đề ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp còn hạn chế, chưa thật sự rõ nét.

Hà Nội đặt quyết tâm có một khu nông nghiệp công nghệ cao quy mô lớn trong năm nay

Phó bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị (Ảnh Hoàng Hương).

“Chúng ta trông chờ vào dự án vườn hoa Lâm Viên Gia Lâm, vườn Thượng uyển ở Đông Anh, là hai dự án duy nhất được Chính phủ phê duyệt là dự án nông nghiệp công nghệ cao nhưng đến nay cả hai dự án đều chưa giải phóng mặt bằng xong”. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội tỏ ra “sốt ruột” và yêu cầu các sở ngành, địa phương phải quyết tâm phấn đấu xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao để cuối năm 2017 thành phố sẽ có một điểm nông nghiệp công nghệ cao với quy mô lớn và dần mở rộng mỗi huyện có ít nhất một điểm phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

Ngoài ra, để hoàn thành mục tiêu năm 2017 hoàn thành thêm ít nhất 22 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 2 huyện đạt chuẩn nông thôn mới, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội yêu cầu Sở Nông nghiệp & PTNT tiếp tục phối hợp chỉ đạo các địa phương thực hiện tốt Kế hoạch sản xuất về trồng trọt, chăn nuôi, các đề án, dự án đã được phê duyệt; Tăng cường công tác quản lý nhà nước về các lĩnh vực của ngành; Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, xúc tiến thương mại, liên kết tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu nông sản Thủ đô, đồng thời sớm tham mưu ban hành hướng dẫn xây dựng và phê duyệt các dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trong nông nghiệp.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội cũng chỉ đạo, các sở ngành cần quan tâm, chỉ đạo 51 xã đăng ký đạt chuẩn NTM (các huyện đăng ký) hoàn thành các tiêu chí chưa đạt để cuối năm 2017 có thêm ít nhất 22 xã đạt chuẩn. Tiếp tục hoàn thiện hồ sơ, thủ tục trình Trung ương xem xét, công nhận 2 huyện Thanh Trì, Hoài Đức đạt chuẩn nông thôn mới trong tháng 4/2017. Phấn đấu cuối năm 2017, hoàn thiện hồ sơ, thủ tục trình trung ương xem xét, công nhận 2 huyện Gia Lâm, Phúc Thọ đạt chuẩn nông thôn mới.

Tiếp tục thực hiện tốt các chương trình quốc gia về y tế, chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch, bệnh, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân; công tác tuyên truyền về KHHGĐ, nâng cao chất lượng dân số. Đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng nếp sống văn hóa mới, nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, xây dựng làng văn hóa, cơ quan, đơn vị, gia đình văn hóa gắn với việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh.

Phó Bí thư Thường trực Thành hủy Hà Nội cũng yêu cầu, các đơn vị cần tăng cường công tác chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình của Thành phố về giảm nghèo, giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn, về chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi,...trước mắt đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tiên tiến để tăng nhanh năng suất, hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho nông dân.

Nhân dịp này Phó Bí thư cũng thúc giục các quận nội thành đã cam kết hỗ trợ các xã nghèo, các xã vùng xa ở các huyện xây dựng NTM thì cần phải nhanh chóng triển khai như đã cam kết.

“Các quận đã nói thì phải làm, làm thì phải làm sớm, phải có trách nhiệm đến cùng” – Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội chỉ đạo các quận nghiêm túc thực hiện cam kết hỗ trợ các xã khó khăn xây dựng NTM. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội kỳ vọng với nguồn vôn 150 tỷ mà các quận đã cam kết hỗ trợ xây dựng tại các xã nghèo thì sẽ có thêm nhiều nhà văn hóa, nhiều trường đạt chuẩn quốc gia cho các xã khó khăn.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội cũng cho biết thông tin, từ nay đến 2020, nguồn vốn từ ngân sách Thành phố sẽ cho xây dựng NTM là 1000 tỷ đồng, riêng 2017 là 250 tỷ đồng.

Tin liên quan

Đọc thêm

Đưa 4 huyện về đích Nông thôn mới nâng cao trong năm 2024 Nông thôn mới

Đưa 4 huyện về đích Nông thôn mới nâng cao trong năm 2024

TTTĐ - Hiện có 4 huyện (Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức và Thanh Trì) đã hoàn thành hồ sơ và đủ tiêu chí theo quy định của Chính phủ sẽ về đích huyện Nông thôn mới nâng cao trong năm nay. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến giao Sở NN&PTNT hoàn thiện các hồ sơ của 4 huyện này để báo cáo Trung ương.
Tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tập thể, hợp tác xã phát triển Nông thôn mới

Tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tập thể, hợp tác xã phát triển

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 132/TB-VPCP ngày 1/4/2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Diễn đàn Kinh tế hợp tác, hợp tác xã năm 2024.
Khơi dậy sức trẻ khiến “đất cằn nở hoa” Nông thôn mới

Khơi dậy sức trẻ khiến “đất cằn nở hoa”

TTTĐ - Sau hơn chục năm triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới, diện mạo vùng nông thôn Thủ đô thay đổi từng ngày theo hướng văn minh, hiện đại. Hưởng ứng các phong trào sức trẻ xây dựng Nông thôn mới, các đoàn viên, thanh niên Thủ đô đã xung kích đi đầu, triển khai thực hiện nhiều công trình, phần việc thiết thực.
Vai trò, ứng dụng của Calcium, Nitrate, Boron trong sản xuất nông nghiệp Instant Article (Facebook)

Vai trò, ứng dụng của Calcium, Nitrate, Boron trong sản xuất nông nghiệp

TTTĐ - Trong sản xuất nông nghiệp, để sử dụng phân bón hiệu quả, nhà nông cần hiểu, nắm bắt và biết cách sử dụng từng hàm lượng phân bón, đặc biệt các hàm lượng như Calcium, Nitrate, Boron... để giúp cây sinh trưởng tốt, năng suất cao.
Phân bón Cà Mau tiếp tục tìm ra khách hàng trúng xe sang Instant Article (Facebook)

Phân bón Cà Mau tiếp tục tìm ra khách hàng trúng xe sang

TTTĐ - Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, HOSE: DCM) đã tổ chức trao tặng giải thưởng đặc biệt chương trình “Đón mùa vàng - Rước xe sang” ô tô Mercedes Benz GLC200 4MATIC cho anh Nguyễn Thanh Trà - đại lý Tài Trà, tỉnh Đắk Lắk. Anh Trà là khách hàng thứ 2 may mắn trúng giải.
Quảng bá các sản phẩm OCOP thông qua Hội Báo toàn quốc 2024 Nông thôn mới

Quảng bá các sản phẩm OCOP thông qua Hội Báo toàn quốc 2024

TTTĐ - Hội Báo toàn quốc 2024 không chỉ quy tụ đông đảo đơn vị báo chí mà còn có sự tham gia đặc biệt của các gian hàng đặc sản vùng miền đến từ 50 tỉnh, thành; mở rộng thêm cơ hội quảng bá thương hiệu, những sản phẩm OCOP trên khắp cả nước thông qua sự hỗ trợ truyền thông của các cơ quan báo chí.
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Chiều 11/3, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương tổ chức buổi gặp mặt báo chí giới thiệu những điểm mới của Bộ tiêu chí xã, huyện đạt chuẩn Nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
Năm 2025, TP HCM đặt mục tiêu có hơn 3.000ha trồng rau sạch Nông thôn mới

Năm 2025, TP HCM đặt mục tiêu có hơn 3.000ha trồng rau sạch

TTTĐ - UBND TP HCM vừa ban hành kế hoạch triển khai Quyết định số 4765/QĐ-BNN-TT ngày 9/11/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phê duyệt Đề án phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ đến năm 2030 trên địa bàn thành phố.
Phân bón Cà Mau tài trợ xây mới phòng học tại Hà Tĩnh Nông thôn mới

Phân bón Cà Mau tài trợ xây mới phòng học tại Hà Tĩnh

TTTĐ - Sáng 28/2, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) phối hợp với địa phương tổ chức Lễ khánh thành bàn giao nhà học bộ môn của trường THCS Hà Linh thuộc huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, trị giá 5,9 tỷ đồng.
Lấy các cụm liên kết sản xuất-chế biến-tiêu thụ làm động lực tăng trưởng Nông thôn mới

Lấy các cụm liên kết sản xuất-chế biến-tiêu thụ làm động lực tăng trưởng

TTTĐ - Hội thảo tổng kết hoạt động 2023 và lập kế hoạch 2024 Nhóm công tác PPP (đối tác công – tư) rau quả - Ban thư ký Đối tác phát triển nông nghiệp bền vững Việt Nam (PSAV) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) kết hợp với Ngày hội thu hoạch khoai tây – chia sẻ mô hình liên kết sản xuất khoai tây bền vững vừa được tổ chức tại Gia Lai.
Xem thêm