Tag

Hành trình gian khổ của hai lão nông 80 tuổi “khui” ra gần 3.000 hồ sơ thương binh giả

Phóng sự 25/05/2017 08:00
aa
TTTĐ.VN- “Có anh bị tôi tố cáo, bị kỷ luật ở huyện đưa lên làm nội chính ở tỉnh. Thấy quá bất công, tôi quyết định âm thầm điều tra. Tôi nghĩ đơn giản, cả đời mình cống hiến rồi, ngần này tuổi rồi, đi tìm công lý mà không may bị hãm hại, bị giết chết, cũng chả tiếc gì nữa”, ông Lãng chia sẻ.

Hành trình gian khổ của hai lão nông 80 tuổi “khui” ra gần 3.000 hồ sơ thương binh giả

Hành trình gian khổ của hai lão nông 80 tuổi “khui” ra gần 3.000 hồ sơ thương binh giả
Hành trình gian khổ của hai lão nông 80 tuổi “khui” ra gần 3.000 hồ sơ thương binh giả

Kỳ 1: Quyết tâm chống tham nhũng của hai vị cựu binh

Thu hồi cho Nhà nước hàng trăm tỉ đồng

Hai lão nông “chân chỉ hạt bột” Nguyễn Tiến Lãng và Nguyễn Công Uẩn (cùng ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) đều đã ở tuổi 80, cái tuổi mà lẽ ra chỉ cần “lão giả an chi”, chỉ cần không ốm đau bệnh tật hoặc lẩn thẩn là con cháu thấy phúc đức lắm rồi.

Vậy mà, sau thời gian cặm cụi điều tra, thu thập chứng cứ, gửi đơn tố cáo lên xã huyện và đến thẳng phòng của các đồng chí lãnh đạo cấp Bộ, hai đại lão nông dân “mắt mờ chân chậm” đã thành công trong vạch mặt các đường dây làm hồ sơ thương binh và chính sách người có công kỷ lục Việt Nam.

Theo đó từ năm 2010, ông Nguyễn Tiến Lãng và Nguyễn Công Uẩn đã có đơn gửi tới Bộ LĐ-TB&XH tố cáo hàng trăm đối tượng cư trú tại huyện Thuận Thành, Bắc Ninh lập hồ sơ giả để hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.

Bộ đã tiến hành xác minh nội dung đơn tố cáo và phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm nên chuyển hồ sơ đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Ninh đề nghị khởi tố vụ án. Công an tỉnh Bắc Ninh đã ban hành quyết định khởi tố 5 bị can: Nguyễn Bá Bi, Nguyễn Bá Trình, Nguyễn Gia Khu, Nguyễn Đức Nhâm, Nguyễn Khắc Ngung (cùng trú tại huyện Thuận Thành) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Bộ Tư lệnh Quân khu I cũng đã chỉ đạo cơ quan điều tra hình sự tiến hành điều tra về việc làm giả hồ sơ hưởng chế độ thương binh đối với hồ sơ thương binh do cơ quan quân đội thực hiện tại Quân khu I.

Kết quả điều tra phát hiện số đối tượng khai man, giả mạo hồ sơ phải kiến nghị đình chỉ trợ cấp là 2.745 người thuộc địa bàn Quân khu I, kiến nghị thu hồi nộp ngân sách Nhà nước hơn 150 tỷ đồng và giảm chi ngân sách Nhà nước mỗi năm hơn 20 tỷ đồng, có 24 người bị xử lý hình sự.

Nhiều người xôn xao, khâm phục đặt câu hỏi: Trung ương đã điều tra, kết luận và Bộ LĐTB&XH đã đề nghị khen thưởng đặc biệt cho hai cụ vì thành tích chống tham nhũng tiêu cực kể trên. Vậy thì, bằng cách nào mà hai ông cụ đã chiến thắng cái ác, cái xấu một cách hoan hỉ thế?

Các đường dây chạy thương binh đến mức “đi đánh bạc ngã xuống ao cũng thành thương binh, chạy máy tuốt lúa bị tai nạn cụt tay cũng thành thương binh nặng” kia hoạt động ra sao? Trước các thế lực xấu manh động, liều lĩnh, đê hèn liên tục tấn công, trả thù, trù dập, các cụ và gia đình đã khổ sở đau đớn thế nào? Chúng tôi đã về từng gia đình mỗi cụ để trò chuyện và gặp nhiều cán bộ, nhân chứng, tiếp xúc với nhiều hồ sơ để trả lời các câu hỏi trên.

Hành trình gian khổ của hai lão nông 80 tuổi “khui” ra gần 3.000 hồ sơ thương binh giả

Ông Uẩn, bên trái và ông Lãng tiếp tục nghiên cứu hồ sơ và đi tìm công lý.

- PV: Thưa ông Nguyễn Tiến Lãng, vì tố cáo chống tiêu cực mà nhiều lần ông và gia đình đã bị đe dọa, hành hung, đổ xú uế vào nhà, triệt phá tài sản. Trong khi, ở tuổi 80 hom hem thế này, lại là cựu binh đánh Mỹ đầy mình thương tật, ông có sợ bị kẻ xấu giết hại không? Bây giờ ông hoặc cơ quan chức năng có cách nào ông bảo vệ ông không?

- Ông Nguyễn Tiến Lãng: Tôi tin là công an địa phương đã có kế hoạch bảo vệ tôi. Tôi đang giữ trong tay số điện thoại và văn bản của Bộ LĐTBXH số 1412 ra ngày 21/4/2015 về việc “Bảo vệ người tố cáo”. Tức là bảo vệ tôi và ông Uẩn trước những đe dọa về tính mạng, sức khỏe, tài sản do những kẻ bị chúng tôi tố cáo gây ra.

Bây giờ, nếu tiếp tục tái diễn hiện tượng kẻ xấu trả thù mình, tôi sẽ gọi công an ngay. Bộ có văn bản về tỉnh, tỉnh “điện” về huyện. Huyện đã cho người về đây lập biên bản, đồng chí Dự là công an điều tra tổng hợp ở đây trực tiếp làm việc với tôi. Anh ấy cho tôi số điện thoại và bảo: “Có gì ông cứ gọi cháu nhé”. Tôi cũng thấy phần nào yên tâm.

- Vấn đề là ông cảm thấy thế nào? Ông có sợ các thế lực kia không, nhất là khi mà những kẻ ông đưa ra tòa vừa là cán bộ có chức có quyền, lại vừa có cả những tên manh động liều lĩnh từng “áp đáo tại gia” với cả hai ông?

- Sợ gì! Tôi đi lái xe, đi đánh Mỹ bao năm. Tôi lái xe ở đoàn 559 huyền thoại, xe tôi lái vẫn trưng bày ở bảo tàng đó. Vậy mà đế quốc có giết được tôi đâu. Vào sinh ra tử vệ quốc, giờ tôi đã 80 tuổi rồi. Tôi cũng trải qua 4 lần phẫu thuật thừa sống thiếu chết, mổ ở tỉnh Bắc Ninh 3 lần, ở Bệnh viện Việt Đức 1 lần.

Lần nào bác sỹ cũng lo lắng, gia đình khóc lóc nghĩ tôi chết, vậy mà tôi có chết được đâu. Tôi rất bản lĩnh. Nếu phải chết vì đấu tranh chống tiêu cực, làm điều tốt đẹp cho dân cho nước, thì tôi cũng thấy tự hào.

Đưa bao nhiêu cán bộ tha hóa ra tòa, lại còn thu hồi cho Nhà nước hàng trăm tỷ đồng chi sai vì sự gian dối của các “cò” và kẻ đục nước béo cò. Chấm dứt việc trả lương sai đối tượng hàng năm, mỗi năm là 20 tỷ đồng. Chỉ tính riêng từ thời điểm tôi bắt đầu khui ra đến giờ là năm 2017, số tiền Nhà nước phải tiêu tốn “oan” cho kẻ hưởng hồ sơ thương binh giả đã rất nhiều tỷ đồng.

Nhưng số tiền lẽ ra phải trả đến hết đời cho các thương binh giả kia (và các thương binh giả tiếp tục ra đời từ phong trào “nhà nhà làm thương binh”), nếu chúng tôi không vạch mặt được họ, mới là... rất rất lớn!

Nhà nước khen thưởng sẽ khiến kẻ xấu không dám nhục mạ chúng tôi nữa

- Bộ LĐTB&XH đã 2 lần có công văn đề nghị xem xét khen thưởng đặc biệt vì thành tích của hai ông, nhiều cơ quan cấp Bộ cũng rốt ráo việc này, dư luận xã hội thì cho rằng hai ông cần được khen và thưởng với mức kinh phí khá lớn.

Hành trình gian khổ của hai lão nông 80 tuổi “khui” ra gần 3.000 hồ sơ thương binh giả

Công văn của Bộ LĐTBXH ghi nhận thành tích chống tiêu cực của ông Lãng, ông Uẩn và yêu cầu cơ quan chức năng bảo vệ hai ông cụ trưởng sự tấn công trả thù của kẻ xấu.

Với tư cách là nhà báo, chúng tôi thấy những điều đó là xứng đáng và có tác động cổ vũ động viên lớn với những người có tinh thần đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực để bảo vệ chế độ. Đây cũng là lúc chúng ta cần nhìn nhận lại bản chất vấn đề. Xin được hỏi, xuất phát điểm thế nào mà các ông đêm ngày, cách ly cả vợ con, không tiếc cả tính mạng mình để đi điều tra tố cáo các đối tượng trên?

- Đơn giản là tôi thấy quá bất công. Mình có công đi đánh giặc và chiến thắng trở về thật mà lại không được thưởng chế độ một cách công minh. Còn những kẻ không có công trạng gì trong chiến đấu bảo vệ tổ quốc, bảo vệ nhân dân thì lại chem chẻm lĩnh lương, đòi đất đai chế độ, hạch sách cán bộ, làm xấu hình ảnh những người cựu binh vệ quốc chân chính.

Bản thân tôi đi làm hồ sơ để hưởng chế độ thương binh. Họ liên tục trả đơn của tôi về, bảo không đủ điều kiện, 10 lần họ đòi giấy tờ mình kiểu “bẻ hành bẻ tỏi”. Biết là họ gây khó dễ, nhưng tôi vẫn tìm cách bổ sung đủ. Tôi không có giấy chứng thương, ngày xưa tôi đang an dưỡng thì Nhà nước đưa tôi về dạy lái xe ô tô, vì tôi từng lái xe 10 năm cho đoàn 559 Trường Sơn huyền thoại. Tôi dạy 15 khóa.

Khi về, cán bộ cứ bảo tôi hãy về đơn vị đi, (bấy giờ quy định) đảng viên không được cầm giấy tờ. Tôi không có giấy tờ chứng thương trong tay. Nhưng theo thông tư 25 thì kể cả không tìm thấy giấy chứng thương mà trong lý lịch Đảng và lý lịch quân nhân có viết là tôi bị thương là được, là đủ điều kiện.

Tôi tìm đủ cách lo giấy tờ, rất thật thà. Sau này mới biết họ hành tôi vì... muốn tôi xì tiền ra. Họ vòi tiền, nếu đưa 40 triệu đồng ra thì họ làm ngay chế độ thương binh cho tôi. Có gã chả đi bộ đội còn được làm khi có 30-40 triệu nữa là tôi.

Tôi uất lắm, thấy bị xúc phạm quá. Mình đi bộ đội và bị thương hẳn hoi, lại có giấy tờ gốc là mình thương binh rồi mà họ dám đòi tiền của mình. Mình làm gì có tiền, lấy đâu ra tiền? Thời điểm năm 2010 - 2011, 30 triệu to lắm, không thể “chạy” nổi. Họ cứ bảo anh chưa đủ điều kiện thì trả về thôi. Có cán bộ còn nói, điều kiện “đi chiến trường B” để xét chế độ, nếu không đi B cũng chạy được hết.

Không có thì sẽ có, đưa tiền là xong. Họ cứ thẳng đuột là phải có tiền, không có tiền thì họ không tiếp. Tôi đến, họ bảo: “Trường hợp của ông không được, phải đi về”. Tôi nói lý căng thẳng với họ, tôi đi tố cáo, anh cán bộ ấy bị cách chức, chuyển sang ngành khác tiếp tục công tác, chả ảnh hưởng uy tín danh dự hay quyền lợi gì. Rồi anh ta về hưu, “hạ cánh an toàn”.

Có anh bị tôi tố cáo, bị kỷ luật ở huyện đưa lên làm nội chính ở tỉnh. Thấy quá bất công, tôi quyết định âm thầm điều tra, gặp gỡ nhiều người có uy tín ở địa phương, đặc biệt là những thân nhân của thương binh liệt sỹ “thật” đang bị “hành” thủ tục...

Tôi nghĩ đơn giản, cả đời mình cống hiến rồi, ngần này tuổi rồi, đi tìm công lý mà không may bị hãm hại, bị giết chết, cũng chả tiếc gì nữa. Tôi đi đòi công lý cho xã hội, bà con mình, ai có gan giết tôi thì cứ giết thôi. Tôi chết được rồi, chả phải suy nghĩ gì cả. Tôi nói thẳng với những đối tượng kia thế. Họ chả nói gì nhưng có vẻ họ hiểu.

Hành trình gian khổ của hai lão nông 80 tuổi “khui” ra gần 3.000 hồ sơ thương binh giả

Tài liệu tố cáo được các cụ viết tay, điều tra, ghi chép rất tỉ mẩn và khoa học.

- Ông Nguyễn Công Uẩn: Tôi với ông Lãng là bạn đồng niên, thân với nhau từ nhỏ. Chúng tôi bảo mình mở một trận đánh lớn, tâm huyết, quyết tử, để bảo vệ sự trong sạch của chế độ. Vì lúc đó tình trạng làm giả hồ sơ thương binh và chế độ người có công nói chung ở khu vực này rầm rộ lắm.

Khi điều tra tố cáo, tôi luôn thấm nhuần đường lối của Đảng và Nhà nước rằng, chống tham nhũng là trách nhiệm của toàn Đảng toàn dân, cả hệ thống chính trị cần vào cuộc. Các đồng chí lãnh đạo đã nói: Tham nhũng làm dân đói nghèo, chậm tiến bộ, dân khổ. Tôi là người dân tôi cũng sẽ khổ trước. Nên bằng mọi giá, tôi phải tố cáo, vạch mặt kẻ xấu.

Tôi lại nghĩ nếu tôi biết kẻ xấu đang tham nhũng ở ngay trong khu tôi sinh sống này mà tôi không báo cáo cơ quan hữu trách, thì tôi cũng là người ít nhiều “có tội” với những người thực tâm hướng tới một xã hội tốt đẹp. Có lúc tôi nghĩ đơn giản, nhà tôi có 8 cán bộ đang hưởng lương Nhà nước, tôi đi tố cáo thế này, bị trù dập đánh đập, bị xa lánh hắt hủi thì con cháu tôi đang là cán bộ sẽ rất khổ.

Quan tham nói thẳng với con tôi là về mà dạy bố mày đi, đi kiện như thế thì thế này thế nọ. Họ đến tận nhà đánh tôi lung lay cả răng, vỡ cả trán. Họ “khai trừ” tôi ra khỏi sinh hoạt hội người cao tuổi địa phương. Tôi cũng chán nản, nhưng nghĩ đơn giản nếu ta không bảo vệ sự trong sạch của chế độ, không chiến đấu với cái ác cái xấu, thì quyền lợi của chính gia đình tôi cũng bị lung lay, 8 suất lương mà con cháu tôi đang hưởng cũng bị ảnh hưởng nếu tham nhũng làm dân đói nghèo, đau khổ, chậm tiến bộ như đã nói ở trên. Tức là trong việc nước có việc nhà ở đó.

Trong câu chuyện với PV, ông Lãng và ông Uẩn chia sẻ chân thật và cũng dí dỏm. Ông Lãng bảo: “Tất nhiên, tôi muốn sống để tiếp tục cống hiến. Được Bộ LĐTB&XH đề nghị khen thưởng, chúng tôi rất vinh dự. Chỉ mong mọi người hiểu nỗi khổ của chúng tôi, khi cả hai ông cụ đều lặng lẽ đi làm việc “tù và hàng tổng”. Vợ con giận “cấm vận”, ăn cơm riêng, lủi thủi lặng lẽ đi về. 11 năm đi kiện thì 8 năm, tôi phải mua bếp ga mini, nấu ăn riêng, ở riêng trên gác 2”.

Còn ông Uẩn nói hài hước mà xúc động: “Nhà tôi có 8 cán bộ hưởng lương Nhà nước, tôi phải chiến đấu để bảo vệ chế độ, bảo vệ Nhà nước để tham quan đục khoét, nhỡ quốc gia có mệnh hệ nào, thì nhà tôi cũng ảnh hưởng.

Tôi chiến đấu, đổ máu, để công lý được thực thi vì đất nước, vì chính ngôi nhà của mình. Trận đánh khui ra gần 3.000 hồ sơ thương binh giả, rồi gióng ngọn cờ này rộng ra toàn quốc, nó cũng là lời thanh minh cho tôi trước sự hắt hủi, tìm cách nhục mạ trả thù tôi của chính kẻ xấu ở địa phương. Đến mức, Trung ương đề nghị khen thưởng chúng tôi, tôi phải nói thẳng là làm lễ khen rồi đưa lên báo chí ở tỉnh này thì nguy hiểm lắm, cho chúng tôi được khen ở Hà Nội thì may ra...”.

Đánh giá về thành tích chống tham nhũng của ông Nguyễn Công Uẩn, đồng chí Nguyễn Tiến Thuyết, Bí thư Đảng ủy xã Ngũ Thái, nơi ông Uẩn sinh sống, cho biết qua điện thoại (đồng chí Thuyết nói thẳng là “ngại” gặp chúng tôi khi chúng tôi về địa phương và liên hệ công tác): “Thực tế, chúng tôi chưa thấy ông Uẩn sống ở địa phương không có vi phạm gì.

Ông cũng có đấu tranh chống tiêu cực, tố cáo những việc làm không đúng của của một số cán bộ đảng viên, không chỉ các đồng chí xã, mà cả các đồng chí lãnh đạo huyện. Cơ quan lãnh đạo Thanh tra của huyện đã thừa nhận ông kiến nghị những nội dung đều kèm theo bằng chứng có cơ sơ khá đầy đủ.

Đây là ý kiến của các đồng chí, kể cả nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra của huyện, cơ quan thanh tra cũng thừa nhận như thế. Việc đối tượng đe dọa đánh ông Uẩn trước đây là có, trong thời gian chúng tôi làm thì có kiểm tra và có kết luận rồi, liên quan đến đồng chí trưởng thôn (khi ấy) của thôn ông Uẩn sống. Việc này, chúng tôi có kỷ luật và khai trừ Đảng đối với cán bộ đó rồi”.

Kỳ 2: Nỗi trần ai chua xót của gia đình hai người hùng tuổi 80

Tin liên quan

Đọc thêm

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu" Phóng sự

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu"

TTTĐ - Quá trình thâm nhập, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tận mắt chứng kiến những cánh rừng vùng biên giới tại hai xã Ia Púch và Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, đang ngày đêm "rỉ máu"
Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng Phóng sự

Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng

TTTĐ - Bên cạnh những khu tái định cư còn nhiều bất cập, thì Khu tái định cư Thủy điện Đăk Mi 1, do Công ty Cổ phần Quang Đức Kon Tum làm chủ đầu tư đang đem lại niềm vui, cuộc sống ấm no cho 37 hộ dân thôn Kon Năng, xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei (Kon Tum).
Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên Phóng sự

Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên

TTTĐ - Chiều 9/12, tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, đoàn công tác của báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tới dự lễ cầu siêu, dâng hương tri ân những anh hùng hi sinh trên các mặt trận của tỉnh Hà Giang.
Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư? Phóng sự

Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư?

TTTĐ - Loạt bài phản ánh của báo Tuổi trẻ Thủ đô cho thấy nhiều bất cập tại các khu tái định cư thuộc dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn ở huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đang cần được tháo gỡ.
Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong Phóng sự

Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong

TTTĐ - Khi người dân chuyển về khu tái định cư đã phát hiện nhiều bất cập khiến các hộ dân “đi không được, ở cũng không xong”. Thậm chí, có hộ dân phải “bỏ của chạy lấy người”...
Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư Phóng sự

Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư

TTTĐ – Câu chuyện đầu tư khu tái định cư cho người dân vùng thiên tai, khó khăn tại huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) không được tính toán thấu đáo, dẫn đến dự án rơi vào cảnh hoang phế, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng Phóng sự

Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng

TTTĐ - Liên quan đến việc triển khai Chỉ thị 24/CT-TU của Thành uỷ Hà Nội, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có cuộc trao đổi...
Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu Phóng sự

Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu

TTTĐ - Chỉ thị 24 được Ban Thường vụ, Thường trực Quận ủy xác định là “luồng gió” mới trong thực hiện kỷ luật, kỷ cương thực thi công vụ.
Bài 3: Thủ đô tiên phong Phóng sự

Bài 3: Thủ đô tiên phong

TTTĐ - Chỉ thị số 24-CT/TU về “Tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố Hà Nội” được cho là "liều thuốc" hữu hiệu.
Bài 2: Nỗi đau từ “khối u ác tính” Phóng sự

Bài 2: Nỗi đau từ “khối u ác tính”

TTTĐ - Chỉ thị 24 - cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám nhận việc khó - là cách chữa trị đầu tiên tung ra giữa lúc cả xã hội đang cần một biện pháp hữu hiệu để điều trị căn bệnh trầm kha.
Xem thêm