Tag

Khó xử phạt vi phạm các cơ sở dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố

Sức khỏe 20/09/2017 20:18
aa
TTTĐ.VN- Chiều 20/9, báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Sở Y tế Hà Nội tổ chức cuộc hội thảo với chủ đề “Vai trò của chính quyền địa phương trong quản lý dịch vụ ăn uống (DVAU), thức ăn đường phố (TADP) tại Hà Nội” nhằm chia sẻ những khó khăn cũng như kinh nghiệm trong quản lý An toàn thực phẩm (ATTP).

Khó xử phạt vi phạm các cơ sở dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố

Tham dự buổi hội thảo có: Bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương); ông Nguyễn Khắc Hiền - Giám đốc Sở Y tế Hà Nội; ông Nguyễn Minh Đức Tổng Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị, cùng đại diện các đơn vị, lãnh đạo các quận, huyện trên địa bàn TP.


Theo số liệu thống kê, trên địa bàn TP hiện có 26.609 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, 5.218 cơ sở thức ăn đường phố (TAĐP). Hàng năm, các đoàn kiểm tra giám sát trung bình 110.000 lượt cơ sở dịch vụ ăn uống, TAĐP, số cơ sở đạt tiêu chí ATTP trên 80%.

Khó xử phạt vi phạm các cơ sở dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố

Toàn cảnh Hội nghị

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Nguyễn Minh Đức - Tổng Biên tập báo Kinh tế & Đô thị nhấn mạnh, để góp phần chung tay cùng thành phố triển khai tốt hơn công tác đảm bảo ATTP, đặc biệt là vấn đề quản lý dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố trên địa bàn, được sự đồng ý của UBND TP Hà Nội, báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Sở Y tế Hà Nội tổ chức hội thảo với Chủ đề: "Vai trò của chính quyền địa phương trong công tác quản lý dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố tại Hà Nội" nhằm chia sẻ những khó khăn cũng như kinh nghiệm trong quản lý ATTP.

Có thể nói, thời gian qua, công tác quản lý ATTP, trong đó có dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố ở Hà Nội đã có những chuyển biến mạnh mẽ. Nhờ sự vào cuộc đồng bộ từ cấp xã, phường đến TP thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn, ý thức của người sản xuất, kinh doanh cũng như người tiêu dùng thực phẩm đã tăng lên rõ nét.

Đối với dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, kể từ năm 2010, khi Hà Nội triển khai thí điểm mô hình cải thiện ATTP dịch vụ ăn uống đến nay mô hình này đã tạo sự chuyển biến rõ nét đối với kinh doanh dịch vụ ăn uống nhằm giảm thiểu ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm góp phần bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng và văn minh đô thị.

Hàng năm kiểm tra giám sát trung bình 110.000 lượt cơ sở dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, số cơ sở đạt tiêu chí ATTP trên 80,0%. Các tiêu chí ATTP dịch vụ ăn uống tại các phường, thị trấn từng bước được cải thiện.

Song công tác bảo đảm ATTP nói chung, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố nói riêng vẫn phải đối diện với không ít khó khăn, thách thức do nhịp độ phát triển kinh tế nhanh, quy mô sản xuất, kinh doanh cơ bản vẫn là nhỏ lẻ; một số mô hình thí điểm mới nên sự nhận thức của cộng đồng chưa cao, còn khó khăn khi thực hiện; một số tiêu chí khó duy trì đầy đủ như ghi chép sổ sách nguồn gốc thực phẩm; nguồn lực và đầu tư kinh phí chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn; công tác quản lý còn nhiều hạn chế, bất cập, đặc biệt, sự vào cuộc của chính quyền cơ sở ở một số nơi còn chưa tích cực, chưa thực sự trách nhiệm...

Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Khắc Hiền - Giám đốc Sở Y tế Hà Nội khẳng định: "Quản lý ATTP đối với dịch vụ ăn uống thức ăn đường phố là nội dung thường xuyên, trọng tâm trong công tác ATTP của TP Hà Nội. Hà Nội là địa phương đầu tiên triển khai thí điểm quản lý, kiểm soát ATTP đối với kinh doanh DVAU, thức ăn đường phố phố từ năm 1998 tại phường Trung Liệt (Đống Đa) và tuyến phố Núi Trúc (Ba Đình), đến nay đã nhân rộng ra 30 tuyến phố văn minh và mô hình cải thiện ATTP DVAU tại 198 phường, thị trấn. Qua đánh giá cho thấy, công tác quản lý ATTP DVAU đã có nhiều chuyển biến tích cực: 99% cơ sở ký cam kết đảm bảo ATTP; 80% cơ sở đạt điều kiện về cơ sở vật chất và đảm bảo các tiêu chí ATTP; Nâng cao nhận thức vai trò quản lý, kiểm soát của chính quyền cơ sở".

Theo Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, bên cạnh những chuyển biến tích cực, công tác đảm bảo ATTP trong kinh doanh DVAU cũng còn những tồn tại, đó là: Khoảng 16,5% cơ sở chưa đạt các điều kiện ATTP, cơ sở chật hẹp, chưa kịp thời thu dọn giấy, thức ăn thừa trên bàn và nền nhà; chậm thay thế trang thiết bị dụng cụ cũ, hỏng; nhiều cơ sở chưa quan tâm tới đảm bảo nguồn gốc thực phẩm... nguyên nhân của những tồn tại trên là: (1) Nhiều chủ cơ sở chưa tuân thủ quy định đảm bảo ATTP vì lợi nhuận mà thiếu trách nhiệm với sức khỏe người tiêu dùng; (2) Không đảm bảo về cơ sở vật chất và vệ sinh môi trường (diện tích chật hẹp, sử dụng chung với gia đình sinh hoạt, lấn chiếm vỉa hè); (3) Hoạt động thức ăn đường phố thường biến động, sử dụng nguồn nguyên liệu không rõ nguồn gốc; (4) Một bộ phận người tiêu dùng còn dễ dãi, đơn giản trong lựa chọn sản phẩm thức ăn đường phố; (5) Chính quyền cơ sở chưa quyết liệt xử lý vi phạm...

Trước những tồn tại của loại hình kinh doanh DVAU thức ăn đường phố, TP Hà Nội đã có những chỉ đạo quyết liệt để khắc phục gắn với việc triển khai "Trật tự, văn minh đô thị". Ngày 22/12/2014, UBND TP có Chỉ thị số 20/CT-UBND về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo đảm ATTP và phòng chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới thực hiện chiến lược Quốc gia về ATTP đến năm 2020 tầm nhìn 2030 và kế hoạch truyền thông Chung tay vì ATTP giai đoạn 2015-2020. Ngày 14/4/2016 UBND Thành phố ban hành Chỉ thị số 08/CT-UBND về Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố.

Thực hiện chỉ đạo của TP, thời gian qua các cấp, các ngành đã phối hợp triển khai nhiều hoạt động như: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phát động thi đua về ATTP, triển khai kế hoạch Chung tay vì ATTP, kế hoạch phối hợp vận động giám sát ATTP giữa chính quyền và UBMTTQ các cấp, tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm... Đặc biệt, thực hiện Chỉ thị số 13 của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo công tác ATTP các cấp được kiện toàn với Chủ tịch UBND các cấp làm trưởng ban, đã nâng cao hiệu lực quản lý công tác ATTP trên địa bàn nhất là tại các xã, phường, thị trấn.

"Để tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý ATTP DVAU, TADP, nâng cao vai trò của chính quyền địa phương trong công tác quản lý DVAU, TAĐP, Sở Y tế phối hợp báo Kinh tế & Đô thị tổ chức Hội thảo "Vai trò của chính quyền trong quản lý dịch vụ ăn uống thức ăn đường phố tại Hà Nội". Trong buổi hội thảo này, chúng ta sẽ trao đổi làm rõ hơn vai trò của chính quyền địa phương trong công tác ATTP nói chung, ATTP đối với DVAU thức ăn đường phố nói riêng để từ đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý ATTP đối với loại hình kinh doanh DVAU, TADP", ông Nguyễn Khắc Hiền nói.

Tin liên quan

Đọc thêm

Khám sức khỏe cho người khuyết tật, người thuộc hộ cận nghèo Tin Y tế

Khám sức khỏe cho người khuyết tật, người thuộc hộ cận nghèo

TTTĐ - UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức chương trình khám, chăm sóc sức khỏe người khuyết tật, người thuộc hộ cận nghèo quận Hoàn Kiếm năm 2024 nhân dịp kỷ niệm ngày Người khuyết tật Việt Nam (18/4).
Đình chỉ lưu hành mỹ phẩm Innisfree Bija Trouble Facial Foam Tin Y tế

Đình chỉ lưu hành mỹ phẩm Innisfree Bija Trouble Facial Foam

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội ban hành Công văn số 1516/SYT-NVD về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng gửi Phòng Y tế các quận, huyện, thị xã và các cơ sở kinh doanh, sử dụng mỹ phẩm trên địa bàn.
Hy hữu cụ bà 74 tuổi có 2 bàng quang Tin Y tế

Hy hữu cụ bà 74 tuổi có 2 bàng quang

TTTĐ - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E đã tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho bệnh nhân nữ có 2 bàng quang (bàng quang “thật” và bàng quang “giả” hay còn gọi là túi thừa bàng quang).
Phòng khám Thịnh Phước bất ngờ đóng cửa, tháo gỡ biển hiệu Nhịp sống phương Nam

Phòng khám Thịnh Phước bất ngờ đóng cửa, tháo gỡ biển hiệu

TTTĐ - Trước đó, báo Tuổi trẻ Thủ đô đã phản ánh thông tin về hàng loạt sai phạm nghiêm trọng tại Phòng khám đa khoa Thịnh Phước. Sau phản ánh, phòng khám này đã dỡ biển quảng cáo, ngừng hoạt động.
Cả nước ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng Tin Y tế

Cả nước ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng

TTTĐ - Theo thống kê Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận 10.196 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 2,3 lần so với cùng kỳ năm 2023.
Hà Nội triển khai Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024 Chung tay vì an toàn thực phẩm

Hà Nội triển khai Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024

TTTĐ - Ngày 12/4, Sở Y tế Hà Nội phối hợp UBND huyện Chương Mỹ tổ chức hội nghị triển khai Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024, chủ đề “Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”.
Mất thị lực, tổn thương não sau uống sản phẩm detox giảm béo Tin Y tế

Mất thị lực, tổn thương não sau uống sản phẩm detox giảm béo

TTTĐ - Theo thông tin của Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, Trung tâm đã tiếp nhận bệnh nhân nhập viện cấp cứu vì dấu hiệu mờ mắt, mất thị lực sau 10 ngày uống sản phẩm detox giảm cân mua trên mạng.
Hỗ trợ giải quyết vụ thai nhi tử vong Tin Y tế

Hỗ trợ giải quyết vụ thai nhi tử vong

TTTĐ - Bộ Y tế đã có Công căn hỏa tốc số 1916/BYT-BMTE gửi Sở Y tế Hà Nội và Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc về sự cố y khoa tử vong thai nhi tại bệnh viện.
Tập trung rà soát trẻ chưa tiêm đủ vaccine Tin Y tế

Tập trung rà soát trẻ chưa tiêm đủ vaccine

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội yêu cầu rà soát và tổng hợp số lượng trẻ em là đối tượng tiêm chủng của năm 2022-2023 chưa tiêm vaccine sởi, rubella để tổ chức tiêm bù, tiêm vét.
Tăng cường quản lý nước thải, chất thải rắn y tế Tin Y tế

Tăng cường quản lý nước thải, chất thải rắn y tế

TTTĐ - Bộ Y tế đã gửi văn bản đến UBND các tỉnh, thành phố về tăng cường công tác quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế.
Xem thêm