Tag

Khởi nghiệp không nên chỉ dùng vốn tự có

Khởi nghiệp sáng tạo 22/01/2017 11:38
aa
“Mỗi doanh nghiệp phải nhắc đến 3 vấn đề tài chính trước khi bước vào con đường khởi nghiệp, đó là: Các kênh vốn cho doanh nghiệp; Lựa chọn nguồn vốn tốt và lập kế hoạch tài chính. Câu trả lời là phải biết nhận vốn đầu tư. Vì người chỉ dùng vốn tự có để khởi nghiệp được xem là “dại” - cựu Giám đốc tài chính khách sạn Hilton Việt Nam, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Thành Tây, Viện trưởng Viện quản trị tài chính AFC, PGS.TS Đặng Đức Sơn chia sẻ

Khởi nghiệp không nên chỉ dùng vốn tự có



Khởi nghiệp không nên chỉ dùng vốn tự có

Cựu Giám đốc tài chính khách sạn Hilton Việt Nam, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Thành Tây, Viện trưởng Viện quản trị tài chính AFC, PGS.TS Đặng Đức Sơn đang chia sẻ với các startup tại viện Hiệp hội khởi nghiệp quốc gia (Vinen)

Phải biết nhận vốn đầu tư


Với vai trò là người từng khởi nghiệp, PGS.TS, ông Đặng Đức Sơn nở nụ cười hiền và chia sẻ: “Một khi bạn không khát khao kiếm tiền từ trong huyết quản thì không nên khởi nghiệp”.


Theo TS Sơn, tiền là công cụ và với 1 người kinh doanh giỏi thì tiền không phải là mục tiêu nhưng say mê kinh doanh với hoài bão của mình vẫn chưa đủ. Bạn vẫn phải biết nhìn vào thực tế. Thời điểm năm 2011, TS Sơn thành lập công ty AFC thì cũng có 14 người bạn mở công ty tương tự nhưng tới giờ chỉ còn mỗi công ty anh tồn tại. Lý do công ty AFC đứng vững là mạnh về tài chính.

“Một doanh nghiệp muốn đứng vững phải mạnh về tài chính. Tuy nhiên, trong số ít doanh nghiệp sống sót sau thời gian start up chỉ có 6% doanh nghiệp lớn và 94% doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vậy làm thế nào để chúng trở thành những doanh nghiệp lớn với doanh thu trên 10 tỷ/năm. Tôi cho rằng, mỗi doanh nghiệp cần phải nhắc 3 vấn đề tài chính trước khi bước vào con đường khởi nghiệp đầy gian nan, đó là: Các kênh vốn cho doanh nghiệp; Lựa chọn nguồn vốn tốt và lập kế hoạch tài chính. Câu trả lời là phải biết nhận vốn đầu tư. Vì người chỉ dùng vốn tự có để khởi nghiệp được xem là “dại” – ông Sơn chia sẻ.


Thực tế, có rất nhiều nguồn để chúng ta tìm vốn. Tuy nhiên, khi mới bắt đầu khởi nghiệp, bên cạnh nguồn vốn tích lũy từ bản thân, nếu chưa có đủ bạn có thể huy động từ người thân, bạn bè, đồng nghiệp… Huy động vốn từ những nguồn này có ưu điểm là nhanh, thủ tục đơn giản, lãi suất thấp nhưng lại có nhược điểm là, đôi khi bạn không kịp chủ động về kế hoạch chi trả nếu bên cho vay cần gấp.


Ngoài ra, bạn cũng có thể đem ý tưởng của mình đi kêu gọi đầu tư từ những người có tiềm lực tài chính. Hiên nay, một số “mạnh thường quân” là các doanh nghiệp “đại gia” thường lập các chương trình hỗ trợ cho các startup. Nếu bạn có ý tưởng tốt thì đừng ngần ngại, hãy mạnh dạn, chủ động tiếp cận với họ, trình bày kế hoạch của mình để kêu gọi vốn đầu tư. Tuy nhiên, để thuyết phục được nhà đầu tư, bạn cần phải chuẩn bị một bản kế hoạch kinh doanh chi tiết trong từng giai đoạn, cơ hội khả năng thành công, dự kiến mức lợi nhuận và khả năng thu hồi vốn… Bạn cần cho họ thấy, sẽ được gì khi đầu tư vốn vào dự án đó. Điều cần lưu ý khi kêu gọi vốn đầu tư là suy xét những điều kiện ràng buộc giữa hai bên.


TS Sơn ví, việc gọi vốn đầu tư tức là chúng ta “cưới nhau”, để có thêm bố mẹ dạy dỗ con cái. Các bạn phải nhìn lại kế hoạch kinh doanh của mình một cách nghiêm túc hơn để tự đặt ra mục tiêu mới cho việc start up trong tương lai.

Chuẩn bị một báo cáo tài chính khỏe

Như vậy, để sẵn sàng cho việc nhận đầu tư, các bạn hãy chuẩn bị cho mình 1 bản báo cáo tài chính khỏe. Kinh doanh thì phải có lãi mà lãi phải cao hơn ngân hàng thì người khác mới muốn đầu tư vào công ty bạn. Vì thế, bạn hãy thôi mơ hồ và bắt đầu tự học cách lập các kế hoạch cho công ty mình. Ban đầu bạn có thể dùng vốn tự có nhưng sang giai đoạn ổn định, vận hành thì nên chuyển dịch dần ít nhất 30% vốn chi. Những bản kế hoạch bạn cần có đó là: Kế hoạch bán hàng; Kế hoạch chi phí; Kế hoạch vốn lưu động và kế hoạch dòng tiền.


Tuy nhiên, để có thêm nguồn lực, tăng sức mạnh cho công ty sau thời gian khởi động, chúng ta có thể có thêm 2 nguồn vốn đó là tư vay ngân hàng hoặc từ nhà đầu tư. Với nhà đầu tư hiểu biết thì họ thường nhận 49% cổ phần và không có ý định giữ “quyền sinh quyền sát” trong công ty. Còn đối việc vay ngân hàng, hãy cẩn thận. Khi vay ngân hàng cố gắng đàm phán để cố định lãi suất ngay từ đầu phòng khi đang hoạt động ổn định bạn vẫn có thể tuyên bố phá sản vì loay hoay xoay xở với số lãi vay ngân hàng bỗng dưng nở phình vì sự thiếu hiểu biết của chính mình. Đừng vì quá háo hức được giải ngân nên nhắm mắt ký.


Ngoài ra, việc bị phạt vì trả nợ trước hạn cũng là vấn đề đáng lo ngại, để lường trước việc này thì TS Sơn khuyên bạn cũng nên đàm phán để không bị phạt vì trả sớm. Hơn nữa, cũng phải biết chọn thời điểm vay khi mà dòng tiền về chậm thì phải dãn thời gian vay và trả tiền cho ngân hàng. Vậy bạn cần cân nhắc xem nên vay bao nhiêu?. Số vay ngắn hạn nhỏ hơn giá trị 1 vòng quay tài sản lưu động. Tiền mặt là vua, vì thế, ngay từ lúc lập doanh nghiệp đã phải lập kế hoạch và kiểm soát, kiểm tra thường xuyên. Hết tiền không phải là lỗ mà là mất khả năng thanh toán, vì lãi nằm trong hàng hóa, đối tác trả chậm. Việc bạn có lãi khác việc bạn có tiền.


Theo TS Sơn, năm 2016, có tới 50.000 doanh nghiệp đóng cửa và cũng chừng đó được sinh ra. Tuy nhiên, đừng vội lo sợ vì chúng ta cần học được những bài học từ những doanh nghiệp thất bại này. “Điều này xuất phát từ thực tế trên 90% người Việt Nam ít hiểu biết về tài chính và thậm chí chỉ có 20% người trong cộng đồng khởi nghiệp đọc được báo cáo tài chính” – TS Sơn cho biết.


Buổi chia sẻ diễn ra trong thời gian khá ngắn và kết thúc trong sự tiệc nuối của những nhà khởi nghiệp đầy đam mê. Tuy nhiên, bấy nhiêu thôi cũng đủ cho các bạn trẻ hình dung phải ngay lập tức cần chuẩn bị những gì để sẵn sàng cho con đường chông gai sắp tới. Vì vậy, ai về cũng hồ hởi, mắt như sáng lên vì đã nhìn thấy rõ hơn công việc chính cần tập trung nếu muốn sống sót trong môi trường khởi nghiệp đầy cạnh tranh khốc liệt.



Tin liên quan

Đọc thêm

Đại học Huế phát động cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo Kinh tế

Đại học Huế phát động cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo

TTTĐ - Đại học Huế vừa phát động cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lần thứ VII năm 2024, nhằm khuyến khích tinh thần khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong học sinh, sinh viên, học viên.
Visa khơi dậy làn sóng đổi mới trong cộng đồng startup Khởi nghiệp sáng tạo

Visa khơi dậy làn sóng đổi mới trong cộng đồng startup

TTTĐ - Visa, công ty công nghệ thanh toán điện tử hàng đầu thế giới, chính thức vận động các công ty khởi nghiệp tại châu Á – Thái Bình Dương đăng ký Chương trình Tăng tốc khởi nghiệp (Visa Accelerator Program) 2024.
Sắp ra mắt trung tâm học tập, sáng tạo lớn nhất Nghệ An Khởi nghiệp sáng tạo

Sắp ra mắt trung tâm học tập, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

TTTĐ - Phân khu The Campus tại đại công viên xanh Eco Central Park được phát triển để trở thành trung tâm học tập, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An với các tiện ích như: trường học tiêu chuẩn quốc tế, trung tâm ngoại ngữ, tư vấn du học, phát triển kĩ năng sống, năng khiếu nghệ thuật…
Tuổi trẻ Ninh Thuận khát vọng làm giàu trên vùng đất khó Khởi nghiệp sáng tạo

Tuổi trẻ Ninh Thuận khát vọng làm giàu trên vùng đất khó

TTTĐ - Trong năm 2023, đã có 164 thanh niên trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận khởi nghiệp đăng ký thành lập doanh nghiệp, nâng tổng số doanh nghiệp do thanh niên làm chủ lên 724, với tổng vốn đăng ký 11.454,2 tỷ đồng.
CEO 8X hai năm liền được vinh danh doanh nhân tiêu biểu Khởi nghiệp sáng tạo

CEO 8X hai năm liền được vinh danh doanh nhân tiêu biểu

TTTĐ - Hai năm liên tiếp, CEO Lê Dung - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đào tạo và phát triển nhân lực DGROUP được vinh danh doanh nhân Thăng Long tiêu biểu vì những đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế, xã hội của Thủ đô.
Chuyện khởi nghiệp 0 đồng của anh Toàn “inox” Khởi nghiệp sáng tạo

Chuyện khởi nghiệp 0 đồng của anh Toàn “inox”

TTTĐ - Toàn “inox” là nickname trìu mến mà bạn bè, đối tác thân quen thường dùng để gọi anh Bùi Mạnh Toàn - Giám đốc Công ty Cổ phần Vietnox. Anh vừa được UBND TP Hà Nội trao tặng bằng khen tại Lễ tôn vinh doanh nhân, doanh nghiệp Thăng Long 2023 vì những đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và đất nước trong năm 2023.
Thúc đẩy các dự án năng lượng Mặt trời Khởi nghiệp sáng tạo

Thúc đẩy các dự án năng lượng Mặt trời

TTTĐ - Liên minh Năng lượng Mặt trời Quốc tế (ISA) đã khởi động cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp SolarX trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tại COP28, qua đó thể hiện cam kết hỗ trợ các nhà khởi nghiệp, đồng thời thúc đẩy các dự án năng lượng Mặt trời trong khu vực.
Phiên chợ thanh niên đưa sản phẩm vùng cao đến tay người tiêu dùng Kinh tế

Phiên chợ thanh niên đưa sản phẩm vùng cao đến tay người tiêu dùng

TTTĐ - Phiên chợ thanh niên Quảng Ngãi góp phần đẩy mạnh tiêu thụ các đặc sản địa phương, khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp chất lượng cao, góp phần đưa sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến gần hơn với người tiêu dùng.
Hỗ trợ khởi nghiệp cho thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số Khởi nghiệp sáng tạo

Hỗ trợ khởi nghiệp cho thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số

TTTĐ - Tỉnh đoàn Thừa Thiên - Huế kết nối giữa doanh nghiệp và thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi về khởi nghiệp, lập nghiệp, đổi mới sáng tạo.
Quảng Nam: Lan tỏa khát vọng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Khởi nghiệp sáng tạo

Quảng Nam: Lan tỏa khát vọng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

TTTĐ - Năm khởi nghiệp - Quảng Nam 2023 là sự kiện khoa học - kinh tế - xã hội tiêu biểu, có quy mô quốc gia và tầm quốc tế nhằm thực hiện các mục tiêu đề án lan tỏa khát vọng khởi nghiệp của Chính phủ và định hướng của tỉnh Quảng Nam.
Xem thêm