Tag

Lịch sử in dấu qua nét vàng son

Văn hóa 20/06/2017 20:46
aa
TTTĐ.VN- Chiều 20/6, lễ khai mạc trưng bày “Nét vàng son - Sưu tập đồ gỗ sơn son thếp vàng” đã bắt đầu diễn ra tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia, số 1 Tràng Tiền, Hà Nội và kéo dài đến hết tháng 11/2017.

Lịch sử in dấu qua nét vàng son

Các hiện vật được giới thiệu có niên đại thời Lê, Nguyễn (thế kỷ XVII - đầu thế kỷ XX), giai đoạn phát triển rực rỡ của nghề làm đồ sơn và sơn son thếp vàng. Những hiện vật đưa ra trưng bày khá phong phú và đa dạng về kiểu dáng, hoa văn trang trí với kỹ thuật chế tác riêng, được lựa chọn từ bộ sưu tập đồ gỗ sơn thếp đã được Bảo tàng Lịch sử quốc gia nghiên cứu, sưu tầm, lưu giữ, bảo quản trong nhiều năm qua.

100 hiện vật không chỉ là 100 câu chuyện lịch sử mà còn là những tác phẩm nghệ thuật thể hiện tư duy thẩm mỹ, bàn tay tài hoa của nghệ nhân, chứa đựng những giá trị lịch sử, nghệ thuật, phong tục, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng...

Lịch sử in dấu qua nét vàng son


Trưng bày “Nét vàng son - Sưu tập đồ gỗ sơn son thếp vàng” lần này được thể hiện theo dạng tổ hợp- nhóm các hiện vật liên quan trong các không gian thờ tự tôn giáo, tín ngưỡng kết hợp trưng bày theo loại hình, kiểu dáng, chức năng. Các hiện vật là tượng thờ, gồm: Tượng Tam Thế phật, tượng phật A Di Đà, tượng Quan Âm, tượng Thích ca sơ sinh, tượng tổ Bồ Đề Đạt Ma, tượng Hậu… Cùng với đó là các đồ thờ như: Hương án, khám thờ, ngai thờ, sập thờ, bài vị, hộp đựng sắc phong, bình, lọ hoa, lỗ bộ, hoành phi, câu đối…

Đồ gỗ sơn thếp không chỉ thể hiện quan niệm nhân sinh, tư duy thẩm mỹ, bàn tay tài hoa của cha ông mà còn chứa đựng những giá trị lịch sử, nghệ thuật, phong tục, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng...

Trưng bày sẽ giúp công chúng hiểu sâu sắc và trân trọng những giá trị lịch sử, văn hoá, nghệ thuật, ý nghĩa của đồ gỗ sơn thếp trong đời sống người Việt. Từ đó, góp phần nâng cao ý thức bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị di sản văn hóa, làng nghề thủ công truyền thống, tinh hoa văn hóa dân tộc.

Nghề chạm khắc gỗ, làm đồ sơn là một ngành nghề có truyền thống lâu đời của người Việt. Trong các ngôi mộ thời Đông Sơn (cách đây hơn 2.000 năm) khai quật được ở Việt Khê, Châu Can, Đường Dù, Xuân La, Minh Đức, Châu Sơn... đã phát hiện nhiều đồ sơn mang tính bản địa.

Những phát hiện đồ gỗ sơn son cho thấy nghề chạm khắc gỗ sơn của Việt Nam đã có truyền thống lâu đời. Trong chiều dài lịch sử phát triển, đồ gỗ sơn thếp đã kế thừa, phát triển mạnh mẽ suốt thời kỳ phong kiến. Với nét chạm khắc tinh xảo, sắc đỏ của sơn, ánh sáng lấp lánh vàng quỳ cùng những đề tài trang trí phong phú mang ý nghĩa tốt lành, cao quý đã đưa đồ gỗ sơn thếp gắn với những nơi tôn nghiêm, trang trọng chốn cung đình hay nơi thờ tự và trở thành những vật quý giá, linh thiêng.

Những tác phẩm nghệ thuật không chỉ thể hiện tư duy thẩm mỹ, bàn tay tài hoa của nghệ nhân mà còn chứa đựng những giá trị lịch sử, nghệ thuật, phong tục, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng...

Bảo tàng Lịch sử quốc gia hiện đang lưu giữ một bộ sưu tập đồ gỗ sơn thếp phong phú về số lượng, loại hình và niên đại. Đây là nguồn tài liệu quan trọng để nghiên cứu về các vấn đề lịch sử mỹ thuật, tôn giáo, tín ngưỡng, dân tộc học, làng nghề truyền thống...

Tin liên quan

Đọc thêm

7 đơn vị nghệ thuật biểu diễn phục vụ Nhân dân Điện ảnh - Âm nhạc

7 đơn vị nghệ thuật biểu diễn phục vụ Nhân dân

TTTĐ - Chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm Ngày Quốc tế lao động (1/5/1886 - 1/5/2024), 7 đơn vị nghệ thuật của Hà Nội tổ chức nhiều đêm biểu diễn phục vụ Nhân dân Thủ đô. Hoạt động này được diễn ra tại trung tâm một số quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố.
Thí sinh thuyết trình, hùng biện để lan tỏa tình yêu với sách Văn hóa

Thí sinh thuyết trình, hùng biện để lan tỏa tình yêu với sách

TTTĐ - Năm 2024, Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc thành phố Hà Nội với yêu cầu cao hơn, quy mô và chất lượng hơn. Điểm nổi bật của cuộc thi năm nay là mở rộng đối tượng dự thi cho các em đang học tập tại các trường quốc tế trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Lê Thanh Phong tiết lộ về điệu tứ hoa trong dân ca Ví, Giặm Văn hóa

Lê Thanh Phong tiết lộ về điệu tứ hoa trong dân ca Ví, Giặm

TTTĐ - “Hoàng tử Ví, Giặm” Lê Thanh Phong tiết lộ về điệu Tứ hoa trong dân ca Ví, Giặm trong đêm nhạc "Quê ơi là quê".
Hà Nội tuyên truyền, cổ động trực quan có trọng điểm, thiết thực Văn hóa

Hà Nội tuyên truyền, cổ động trực quan có trọng điểm, thiết thực

TTTĐ - Hà Nội đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, cổ động trực quan nhằm tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng bộ, tầng lớp Nhân dân và lực lượng vũ trang Thủ đô về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ.
70 tác phẩm đặc sắc khắc họa chân thực “Đường lên Điện Biên” Văn hóa

70 tác phẩm đặc sắc khắc họa chân thực “Đường lên Điện Biên”

TTTĐ - Bằng ngôn ngữ tạo hình phong phú, triển lãm "Đường lên Điện Biên" trưng bày 70 tác phẩm hội họa, đồ họa, điêu khắc, ký họa, áp phích… của 34 tác giả, sáng tác trải dài từ năm 1949 - 2009.
SBOOKS livestream lan tỏa văn hóa đọc Văn hóa

SBOOKS livestream lan tỏa văn hóa đọc

TTTĐ - Hòa chung không khí Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, đội ngũ SBOOKS đã tổ chức livestream tại gian hàng tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam 2024 Văn học

Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam 2024

TTTĐ - Chiều 22/4, Trường Đại học Hòa Bình (Mỹ Đình, Hà Nội) đã tổ chức tọa đàm “Sách và khát vọng phát triển”.
Khai mạc ngày hội văn hóa dân tộc gắn với hội thi tuyên truyền Văn hóa

Khai mạc ngày hội văn hóa dân tộc gắn với hội thi tuyên truyền

TTTĐ - Tối 22/4, tại huyện Ngọc Hồi (tỉnh Kon Tum) đã diễn ra lễ khai mạc ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Ngọc Hồi lần thứ V, năm 2024 gắn với hội thi tuyên truyền lưu động hướng đến kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Trường Sơn - Hồ Chí Minh huyền thoại.
Lễ hội Thập niên sự lệ - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đậm đà bản sắc Văn hóa

Lễ hội Thập niên sự lệ - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đậm đà bản sắc

TTTĐ - Tối 22/4, trong khuôn khổ lễ hội Thập niên sự lệ 2024, đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trao bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tới Lễ hội đền Nguyễn Cảnh Hoan (xã Tràng Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An).
Ý nghĩa chương trình phục dựng di ảnh màu các văn nghệ sĩ Văn hóa

Ý nghĩa chương trình phục dựng di ảnh màu các văn nghệ sĩ

TTTĐ - Sáng 22/4, tổ chức “Trái tim người lính Việt Nam” phối hợp với Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam; Bảo tàng Phụ nữ VN và CLB “Mãi mãi tuổi 20” tổ chức ra mắt Chương trình phục dựng di ảnh màu các văn nghệ sĩ, trí thức đã hi sinh hoặc có công trong kháng chiến.
Xem thêm