Tag

“Lính không quân hàm” cứu nạn trên biển: Chuyện bây giờ mới kể

Thể thao 08/04/2016 05:53
aa
TTTĐ - Bất chấp sóng to gió lớn bão bùng; bất kể ngày, đêm, lễ, tết, cứ có lệnh là ra khơi. Cứu được một người sống, niềm vui nhân đôi, khi thi thể của nạn nhân còn nằm dưới biển, cả đêm mất ngủ. Không nhớ cứu được bao người sống sót, vớt được bao nhiêu thi thể nạn nhân, nhưng điều làm cho họ có niềm tin và tiếp tục những công việc hiểm nguy, thầm lặng là đem lại sự sống cho những người gặp nạn, xoa dịu nỗi đau cho thân nhân của những người tử nạn. Họ là sĩ quan, thủy thủ tàu SAR 413- những người được ngư dân đặt cho cái tên yêu mến: lính không quân hàm cứu nạn giữa biển khơi

TTTĐ - Bất chấp sóng to gió lớn bão bùng; bất kể ngày, đêm, lễ, tết, cứ có lệnh là ra khơi. Cứu được một người sống, niềm vui nhân đôi, khi thi thể của nạn nhân còn nằm dưới biển, cả đêm mất ngủ. Không nhớ cứu được bao người sống sót, vớt được bao nhiêu thi thể nạn nhân, nhưng điều làm cho họ có niềm tin và tiếp tục những công việc hiểm nguy, thầm lặng là đem lại sự sống cho những người gặp nạn, xoa dịu nỗi đau cho thân nhân của những người tử nạn. Họ là sĩ quan, thủy thủ tàu SAR 413- những người được ngư dân đặt cho cái tên yêu mến: lính không quân hàm cứu nạn giữa biển khơi

“Nếu không có các bạn, tôi đã nằm dưới đại dương”

Sự kiện Tàu SAR 413 của Trung tâm Tìm kiếm Cứu nạn hàng hải khu vực III cứu tàu Bulk Jupiter bị chìm trên biển Vũng Tàu được thuyền phó 3 Nguyễn Hùng Xuân kể lại. “Trong nhiều chuyến hải trình cứu người ở biển, lần tàu chúng tôi vượt sóng trong đêm tối cứu tàu Bulk Jupiter nguy hiểm nhất. Lúc đó, chỉ cần sơ sẩy, rớt xuống biển không bị sóng nhấn chìm cũng bị chân vịt tàu OLNG Mutrah nghiến chết. Vì sóng quá lớn, mà xuồng của chúng tôi dập lên, dập xuống sát đuôi tàu. Quá nguy hiểm”.

Sự vụ tàu Bulk Jupiter bị chìm trên biển Vũng Tàu ngày 2/1/2015 được anh Xuân kể lại. Tàu SAR 413 vừa đi cứu nạn 10 ngư dân ở vùng biển Tiền Giang về Trung tâm tìm kiếm cứu nạn khu vực III thì nhận lệnh đi biển khẩn cấp cứu tàu Bulk Jupiter. 14 giờ ngày 2/1/2015, tàu Tàu SAR 413 rời bến khẩn cấp ra biển Vũng Tàu cứu nạn. Có thủy thủ chưa kịp về thăm vợ con sau gần một tháng lênh đênh trên biển, dù nhà của họ ngay trong Tp Vũng Tàu.

Tàu SAR 413 là loại chuyên dùng cứu nạn trên biển có tốc độ 25 hải lý/ giờ, song cũng chỉ chạy được 15 hải lý bởi sóng to cấp 9 và ngược gió. Sau hơn 20 giờ “chồm lên, ngụp xuống” trong sóng dữ, tàu SAR 413 đã đến tọa độ tàu Bulk Jupiter bị chìm. “Theo kế hoạch, tàu chúng tôi tiếp nhận 2 thi thể và một thuyền viên còn sống từ tàu kéo OLNG Mutrah mà trước đó tàu này đã cứu vớt được. Lúc đó sóng rất lớn, tàu nghiêng ngả. Xuồng được hạ khẩn cấp. Một tổ thủy thủ ngồi sẵn trên xuồng và tiếp cận mạn trái của tàu OLNG Mutrah. Hai thi thể thuyền viên là thuyền trưởng Ronel Acueza Andrin, thuyền phó 3 Jerome Maquilang và bếp trưởng Angelito Capindo Rojia được chuyển xuống xuồng bằng cầu từ tàu OLNG Mutrah. Tàu OLNG Mutrah và tàu tôi chỉ cách 60 mét nhưng rất khó khăn chuyển các thuyền viên lên tàu. Ngay sau khi đưa các thuyền viên lên tàu, bếp trưởng Ronel Acueza Andrin được chăm sóc y tế. Tôi là người đút từng thìa nước cháo cho anh ấy. Lúc đó, anh ấy hoảng sợ. Một số vị trí trên người bị xây xát. Hai thi thể được gói chặt. Chúng tôi thắp hương khâm liệm theo phong tục người Việt Nam ngay lúc mới vớt lên”, anh Xuân kể lại.

15 giờ 30 phút ngày 4/1/2015, tàu SAR 413 đã đưa các thuyền viên cập cảng Trung tâm tìm kiếm cứu nạn khu vực III. Ngoài cơ quan chức năng như công an, bộ đội biên phòng, luật sư còn có ông Johan Kling Berg, quốc tịch Na Uy - là chủ tàu Bulk Jupiter. Ông Johan Kling Berg ra tận cầu cảng hướng về phía biển chờ đón tàu Bulk Jupiter vào cập cảng. Trước đông đảo phóng viên báo chí, ông chi sẻ: “Tôi biết, khi tàu Bulk Jupiter bị chìm trên biển, cơ hội sống sót của các thuyền viên rất mong manh. Tôi mong Chính phủ Việt Nam và các tàu Việt Nam tiếp tục tìm kiếm các thuyền viên còn lại. Tôi rất hi vọng tìm thấy xác của họ”.

Để tránh sự nhầm lẫn, ông Johan Kling Berg đã nhờ các thủy thủ tàu SAR 413 mở hai thi thể để nhận dạngvà ông đã xác định hai thi thể là thuyền viên của tàu Bulk Jupiter. Tại khoang tàu SAR 413, bếp trưởng Rojas Angelito Capindo xúc động nói “Cảm ơn thuyền trưởng tàu SAR 413 đã cứu tôi. Nếu không có các bạn, tôi đã nằm lại đại dương rồi”.

Ông Johan Kling Berg cùng luật sư của ông đã đến Trung tâm tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực III (1151/40 đường 30/4 phường 11 Vũng Tàu) nắm thông tin xem các lực lượng cứu nạn Việt Nam cứu vớt thêm được thi thể thuyền viên nào không. Tại đây, ông Johan Kling Berg bày tỏ lời cảm ơn đến sĩ quan thủy thủ tàu SAR 413, các lực lượng cứu nạn như Hải quân, không quân và các tàu dịch vụ tìm kiếm: “Dù muộn, nhưng chúng tôi vẫn hi vọng Việt Nam sẽ cố gắng tìm kiếm. Vụ chìm tàu vừa qua, chúng tôi phải đền 600 triệu đô la, song việc vớt được một thi thể thuyền viên vô cùng ý nghĩa. Đó là nhân đạo.”, ông Johan Kling Berg. Ông Nguyễn Anh Vũ - Tổng Giám đốc Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam trả lời: “Hiện Việt Nam vẫn đang duy trì 8 tàu và phương tiện cứu nạn. Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn, chúng tôi nỗ lực hết mình cho đến khi không còn manh mối, không còn sự sống nào trên biển mới thôi”.

Cứu người, mệnh lệnh từ trái tim

Bên ly trà buổi tối ở quán cà phê cùng vợ là chị Nguyễn Thị Hải, anh Xuân kể cho tôi nghe hàng trăm lần tàu SAR 413 cùng 18 đồng đội của anh vượt sóng gió đi cứu nạn trên biển xa, bất chấp đó là ngày hay đêm. “Khi sóng yên biển lặng người ta ở nhà với vợ con gia đình, còn mình thì ra biển cứu nạn. Mình không nhớ tàu đã cứu bao người sống, vớt được bao thi thể, song cảm giác vui mừng xen lẫn thương tâm thì không thể nào quên”.

Trước 2 tuần đi cứu nạn tàu Bulk Jupiter bị chìm ở biển Bà Rịa Vũng Tàu, tàu SAR 413 đang làm nhiệm vụ ở Tiền Giang thì nhận lệnh hải trình khẩn cấp đến cứu Xà lan Đồng Nai chở cọc bê-tông bị chìm trên vùng biển Cửa Đại (Tiền Giang). Sau hơn 10 giờ tăng tốc, tàu đã tiếp cận vị trí Xà lan Đồng Nai chìm ở biển Cửa Đại. “Chúng tôi quần thảo nhiều vòng tìm kiếm. Đúng lúc tưởng như vô vọng, thì phát hiện được một ngư dân đang trôi dạt trên biển. Tàu tăng tốc, các thủy thủ quăng phao tròn, thả thang dây. Khi kéo lên tàu, nạn nhân đã nhợt nhạt. Sau đó tàu tiếp tục tìm kiếm và vớt được 5 thi thể ngư dân. Lúc vớt 5 thi thể lên tàu, nhìn họ thương lắm. Tất cả thủ tục tâm linh như cúng cơm, đốt hương chúng tôi làm chu đáo. Ngư dân còn sống sót được bàn giao cho bộ đội Biên phòng Côn Đảo. Cứ tưởng ra Côn Đảo sẽ được nghỉ ngơi cho lại sức, nhưng không, ngay đêm đó tàu lại nhận lệnh khẩn cấp hành quân về cứu ghe cá Bạc Liêu bị chìm do phá nước ở biển Cà Mau. Vậy là thức trắng lên đường khẩn cấp”.

Vượt chặng đường gần 100 hải lý, sau gần 6 giờ hành trình, tàu SAR 413 có mặt tại biển Cà Mau. Vừa lúc các thủy thủ bắt đầu cuộc tìm kiếm thì nhận được lệnh khẩn cấp đi cứu nạn 10 ngư dân của tàu cá Bình Định bị chìm ở Tiền Giang. Nhanh chóng bàn giao hiện trường cho tàu SAR 272, dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng Đinh Xuân Trường, 18 thủy thủ lại cấp tốc lên đường. Biển Tiền Giang mênh mông, nước chảy xiết, trời mù sương. Việc tìm kiếm gặp muôn vàn khó khăn khi tàu cá Bình Định bị bục nước chìm xuống đáy biển ở độ sâu 40 mét. 10 ngư dân trên tàu tan tác, biết ai sống, ai chết?

Tất cả phương tiện ống nhòm được huy động, radar quét mặt biển liên tục vẫn không tìm thấy vật nổi nào khả nghi trên biển. Lúc đó mọi người nghĩ các ngư dân đã chìm sâu dưới đáy biển, việc tìm kiếm quá mong manh, thì thuyền phó 2 Hoàng Thế Lực hô to: “Kia rồi anh em ơi. Phía trước có người”. “Lúc đó, chúng tôi đổ xô ra hành lang tàu nhìn về phía trước mừng rơi nước mắt. Tàu tăng tốc chạy về hướng người đang chới với. Xác định đó là ngư dân của tàu cá Bình Định bị chìm, chúng tôi quăng phao tròn để nạn nhân bám vào. Ba thủy thủ nhảy xuống biển dìu nạn nhân vào sát tàu rồi kéo lên bằng thang dây hoa tiêu. Lúc đó nạn nhân đã nhợt nhạt. Đầu ngón tay, ngón chân tím tái và chấn thương nhiều chỗ. Chúng tôi nhanh chóng đưa vào phòng chăm sóc y tế, cho húp nước cháo từng ít một”, Xuân kể lại.

Niềm vui phía sau những giọt mồ hôi

Nghề cứu nạn trên biển không phải tàu nào đi, thời gian nào xuất phát cũng cứu được người, tìm được xác. Theo anh Xuân đó là cái duyên mới gặp được họ. “Nói là cái duyên, bởi biển mênh mông biết đâu mà tìm. Khi tàu chìm, thuyền viên cố bơi để sống, song thực tế ở giữa biển tầm nhìn thấp chẳng biết bơi đi đâu. Khi tàu đến cứu ở tọa độ tàu gặp nạn đầu tiên, hầu hết không tìm thấy nạn nhân. Nên tìm được xác, vớt được người cũng là cái duyên”.

Hàng trăm lần vượt biển cứu nạn, cứu sống nhiều thuyền viên, ngư dân, vớt nhiều thi thể nạn nhân chìm tàu ở nhiều vùng biển khác nhau, kể cả ngoài đại dương khơi xa hay gần bờ, song những thủy thủ tàu SAR 413 chưa bao giờ ngại ngùng việc vớt xác, khâm liệm thi thể nạn nhân. Bởi các anh luôn coi những nạn nhân xấu số là những người cùng đồng hành trên biển. Đối với nạn nhân còn sống được chăm sóc sức khỏe chu đáo, thân tình; đối với thi thể, kể cả là người nước ngoài đều được khâm liệm, hương khói đàng hoàng, theo phong tục người Việt.

Phía sau những giọt mồ hôi mặn mòi của biển là niềm vui không bao giờ kể xiết. Bởi các anh đã hồi sinh cho hàng trăm sự sống thuyền viên, ngư dân và xoa dịu nỗi đau mất mát cho thân nhân của những người xấu số.

Tuấn Cường

Đọc thêm

Sôi động Giải Half Marathon thành phố mới Bình Dương năm 2024 Instant Article (Facebook)

Sôi động Giải Half Marathon thành phố mới Bình Dương năm 2024

TTTĐ - Sáng 14/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Câu lạc bộ chạy bộ Bình Dương và các đơn vị liên quan tổ chức Giải Half Marathon thành phố mới Bình Dương năm 2024.
Hơn 400 chiến sĩ công an tham gia giải chạy Nâng bước trí tuệ Thể thao trong nước

Hơn 400 chiến sĩ công an tham gia giải chạy Nâng bước trí tuệ

TTTĐ - Sáng 13/4, tại khu vực hồ Hoàn Kiếm đã diễn ra giải chạy Nâng bước trí tuệ lần II năm 2024 của Phòng Tham mưu Công an thành phố Hà Nội với sự tham dự của hơn 400 vận động viên.
Runner khiếm thị chinh phục đường đua marathon 42km Thể thao trong nước

Runner khiếm thị chinh phục đường đua marathon 42km

TTTĐ - Mắc căn bệnh rung giật nhãn cầu từ khi mới chào đời, không thể nhìn thấy mọi thứ nhưng điều đó không ngăn cản được tình yêu với thể thao của Vũ Tiến Mạnh (24 tuổi, Phú Thọ). Không chỉ chinh phục các đường chạy dài, mới đây Tiến Mạnh trở thành người khiếm thị Việt Nam đầu tiên chinh phục marathon với độ dài 42km.
Công bố giải chạy marathon "Hành trình về Làng Sen 2024" Thể thao trong nước

Công bố giải chạy marathon "Hành trình về Làng Sen 2024"

TTTĐ - Giải marathon "Hành trình về Làng Sen 2024" do Sở Văn hóa và Thể thao (VH&TT) tỉnh Nghệ An, Báo VietNamNet và Win VietNam đồng tổ chức vào ngày 9/6 tại Nghệ An, dự kiến quy tụ khoảng 3.000 vận động viên (VĐV) tranh tài.
Những con số "biết nói" tại Tiền Phong Marathon 2024 Thể thao trong nước

Những con số "biết nói" tại Tiền Phong Marathon 2024

TTTĐ - Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong lần thứ 65 - năm 2024 (Tiền Phong Marathon 2024) đã tạo nên những khoảnh khắc không thể nào quên. Bên cạnh đó là những kỷ lục, dấu mốc mới được thiết lập, khiến giải đấu tại Phú Yên trở nên vô cùng đặc biệt.
Edurun 2024: Quyên góp kỷ lục - 5 tỷ đồng để xây trường vùng xa Thể thao

Edurun 2024: Quyên góp kỷ lục - 5 tỷ đồng để xây trường vùng xa

TTTĐ - Giải chạy vì giáo dục thường niên của Vinschool - mùa 2024 vừa khép lại với số tiền quyên góp kỷ lục (từ 2015 đến nay) - 5 tỷ đồng cho hoạt động xây dựng trường cho trẻ em vùng sâu vùng xa. Tiếp nối hành trình nhân ái với sứ mệnh “thu hẹp khoảng cách giáo dục”, sự kiện năm nay ghi dấu ấn với quy mô lớn thu hút hơn 10.000 vận động viên.
Giải chạy xanh của BIDV bước vào mùa mới Thể thao trong nước

Giải chạy xanh của BIDV bước vào mùa mới

TTTĐ - Sáng 7/4, khoảng 27.000 vận động viên trên toàn quốc và một số quốc gia đã đồng loạt cất những bước chạy đầu tiên tham gia “BIDVRUN - Cho cuộc sống Xanh” năm 2024 - Giải chạy thiện nguyện online do Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tổ chức.
32 đội dự Giải Bóng đá U9 toàn quốc Toyota Cup 2024 Bóng đá

32 đội dự Giải Bóng đá U9 toàn quốc Toyota Cup 2024

TTTĐ - Công ty Ô tô Toyota Việt Nam tiếp tục đồng hành với vai trò là nhà tài trợ chính của Giải Bóng đá U9 toàn quốc Toyota Cup 2024 do Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) phối hợp cùng Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng tổ chức lần thứ tư dành cho lứa tuổi nhỏ nhất (U9) với quy mô toàn quốc.
Chung tay làm nên thành công của Tiền Phong Marathon Thể thao trong nước

Chung tay làm nên thành công của Tiền Phong Marathon

TTTĐ - Tham gia đồng hành với nhiều vai trò tại Giải Vô địch quốc gia Marathon và cự ly dài Báo Tiền Phong năm 2024, những nỗ lực và đóng góp tích cực của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã góp phần làm nên thành công của giải.
Sôi động Giải bóng đá vô địch Khối thi đua các Tổ chức tín dụng số 5 năm 2024 Bóng đá

Sôi động Giải bóng đá vô địch Khối thi đua các Tổ chức tín dụng số 5 năm 2024

Ngày 31/3/2024, tại sân bóng Thành Phát thuộc quận Cầu Giấy, TP Hà Nội đã diễn ra Giải bóng đá vô địch Khối thi đua các Tổ chức tín dụng số 5 năm 2024 (K5 Champion League 2024).
Xem thêm