Tag

Ma ăn trộm…

Văn học 12/08/2017 18:00
aa
Ở quê tôi trước kia nhà nào cũng trồng dăm ba cây cau, thi thoảng người ta lại quét vôi một đoạn thân cau. Hồi bé, thấy người ta quét vôi lên một đoạn thân cây cau, tôi hỏi bà tôi vì sao người ta lại làm thế, bà tôi bảo: “Quét vôi để ma không xé trộm cau”. Tôi lại hỏi bà: “Cau chát thế sao ma lại thích ăn cau hở bà?” bà tôi đáp: “Có lẽ khi sống thích ăn trầu cau nên chết biến thành ma ăn trầu”. Tôi lại hỏi: “Sao ma lại sợ vôi?”. Bà tôi đáp: “Có lẽ ma sống trong bóng tối nên nhìn thấy vôi trắng tưởng ban ngày thì sợ”. Sau những câu hỏi, tôi triền miên trong những ý nghĩ ngây thơ và mung lung rồi chìm vào giấc ngủ.

Ma ăn trộm…

Ma ăn trộm…
Ảnh minh họa


Trong tuổi thơ mình, tôi đã nghe không biết bao nhiêu lần về hồn ma đi ăn trộm. Lần nào kể, bà tôi cũng mở đầu bằng chuyện về đời sống ngày trước ở các làng quê vô cùng đói rét nhiều lúc phải ăn rau má, rau bợ, củ chuối... thay cơm. Bởi thế mà làng nào cũng nhiều kẻ trộm hoặc chỉ là người bình thường đói quá thì đi ăn trộm một vài thứ để ăn và cũng chỉ ăn trộm một vài lần. Ngày đó thi thoảng trong làng lại có gia đình bị mất trộm con gà, ổ trứng, mất trộm luống rau, quả bầu, quả bí, chai tương, buồng chuối xanh, dăm ba quả bưởi... Nhưng có một thời gian chừng dăm năm nhiều gia đình mất trộm cau và trầu không. Có điều lạ là các gia đình bị mất trộm cau lại không bị mất cả buồng cau một lúc và chỉ mất một dẻ cau. Trong buồng cau thì mỗi dẻ thường có chừng dăm quả. Cho dù mỗi đêm nhà có cau bị mất trộm một dẻ thôi thì sau vài ngày người ta cũng phát hiện ra vì buồng cau cứ thưa dần. Hơn nữa, hồi đó, cây bưởi có bao nhiêu trái, dàn bầu có bao nhiêu quả...người ta đều đếm kỹ vì mọi thứ trong vườn đều là tài sản. Thấy mất cau lại mất cả trầu thì nghi kẻ trộm lấy mang đi chợ bán. Nhưng ngẫm lại thấy nếu kẻ trộm lấy cau và trầu không đi bán thì nó phải lấy cả buồng cau và hái vơi cả giàn trầu chứ mỗi lần lấy dăm ba quả và một chúc trầu không (mỗi chúc 12 lá) thì mò đi ăn trộm làm gì cho tốn sức. Thế là người bị mất trộm tin rằng kẻ ăn trộm cau và trầu là để ăn. Đoán chắc như vậy, những gia đình có trồng cau để ý rình kẻ trộm. Thế là cứ hễ thấy ai bỏm bẻm nhai trầu là nghi.

Rồi cũng chỉ vài đêm sau đó, một gia đình đã phát hiện ra kẻ trộm cau. Nhưng người ta không thể nào bắt được tên kẻ trộm cau đó. Khi theo dõi, người ta thấy một người mặc quần áo trắng đi như lướt trên đất. Rồi chỉ trong nháy mắt, bóng người mặc quần áo trắng đó đã vút lên ngọn cau, xé một dẻ cau rồi lại nhẹ nhàng nhảy xuống đất từ ngọn cau rất cao. Sau khi lấy được cau và hái một trúc lá trầu, người mặc quần áo trắng lại đi như lướt về gần giữa làng và biến mất trong một lối ngõ ngỏ hun hút và tối như mực. Những người bắt trộm hò hét đuổi theo nhưng không tài nào theo kịp. Nhưng đến một đêm sáng trăng thì họ vây được kẻ ăn trộm cau. Khi cái bóng người mặc quần áo trắng đang nhẹ nhàng hạ mình như bay từ ngọn cau xuống đất thì đám người mai phục ùa ra. Họ trùm chiếc lưới gai vào tên kẻ trộm mặc quần áo trắng. Nhưng họ sững người kinh hoàng khi thấy tên kẻ trộm thoát ra khỏi cái lưới như là đi xuyên qua và lại biến mất. Mọi người nghĩ là lưới thủng. Nhưng khi soi đèn xem xét kỹ lưỡng thì họ thấy tấm lưới vẫn nguyên vẹn. Lúc đó mọi người mới sợ hãi kêu lên: “Ma các ông ạ”.

Từ sau đêm đó, một số người đàn ông trong làng theo dõi tên ăn trộm cau mặc quần áo trắng để xem đó là người hay là ma chứ không có ý định bắt tên trộm nữa. Rồi một đêm, họ nhìn thấy tên trộm không trèo lên cây cau như người thường mà đi dọc cây cau từ gốc lên ngọn. Hái xong cau, bóng người mặc quần áo trắng lại đi từ ngọn cau đi xuống nhẹ nhàng như người ta đi trên đất vậy. Đến lúc đó, họ mới kinh ngạc khi phát hiện ra đó không phải là người mà là một bóng ma. Sau khi lấy được cau và hái được trầu thì bóng người mặc quần áo trắng đi như lướt về gần giữa làng rồi biến mất trong lối ngõ như những lần trước. Dân làng sợ hãi nên chẳng ai rình bắt hay chửi rủa gì khi cau nhà họ bị lấy trộm. Những nhà có cau cũng không dám quét vôi trên thân cây cau để đuổi ma nữa vì họ sợ con ma nổi giận sẽ gây hại cho gia đình họ. Hồn ma mặc quần áo trắng vẫn thi thoảng trèo lên cây cau xé cau và hái trầu như thế kéo dài trong khoảng năm năm rồi tự nhiên biến mất cho tới sau này. Có bao lời bàn tán về hồn ma xé cau và hái trầu. Mỗi người mỗi cách lý giải việc một hồn ma chỉ hiện về xé cau hái trầu nhưng cuối cùng ai cũng rơi vào bế tắc. Rồi câu chuyện ma ấy cũng dần dần quên lãng. Nhưng cuối cùng có một người lý giải được câu chuyện hồn ma kỳ lạ này. Đó là ông lang Tường.

Ông lang Trường vừa làm nghề bốc thuốc vừa dạy học và là người xem kinh dịch, tướng số giỏi nhất vùng. Hầu như nhà ông thường xuyên có khách thiên hạ đến bắt mạch, khê đơn và xem bói hoặc nhờ xem ngày giờ làm nhà, cưới xin và kể cả việc mai táng, cải táng. Trong ngôi nhà ngói ba gian của ông chất đầy sách viết bằng chữ nho. Ông chính là người ở trong cái ngõ mà hồn ma sau khi xé trộm cau hái trầu lại lướt về đó và biến mất. Khi câu chuyện ma treo xé trộm cau được bàn tán ầm ĩ trong làng, ông đã nghe rất kỹ câu chuyện của những người đã nhìn thấy hồn ma xé trộm cau. Vì sao cứ xé trộm được cau thì hồn ma lại chạy về xóm của ông? Ông hiểu rằng hồn ma đó chắc chắn phải một mối liên hệ nào đó với xóm ông đang ở. Xem xét tất cả, ông phát hiện ra bà cụ Doãn sống độc thân. Cụ Doãn có ba người con một trai hai gái. Hai người con gái cụ Doãn lấy chồng tận trên mạn ngược có khi mấy năm cũng không về thăm mẹ được. Anh Đoan con trai cụ lấy vợ và sinh được một đứa con gái. Một đêm anh đi kéo lưới sông về thì bị cảm và đột tử. Cô con dâu ở với cụ Doãn sau khi giỗ đầu chồng thì bế con bỏ nhà ra đi và không hề có tin tức gì nữa. Cụ Doãn cứ thế sống một mình trong ngôi nhà tranh vách đất rách nát rồi qua đời dăm năm sau. Khi còn sống, cho dù có những tháng đói chỉ ăn rau nhưng không bao giờ cụ Doãn thiếu trầu cau. Anh Đoan mỗi lần kiếm được cua cá ra chợ bán dù được ít hay nhiều đều mua biếu mẹ một hai quả cau và dăm lá trầu không. Khi anh Đoan mất, cụ Doãn chẳng còn ai mua trầu cau cho nữa. Cụ cũng chẳng có một xu dính túi mà mua. Nhưng thèm ăn trầu cụ phải lấy vỏ sung, vỏ ổi ăn với vôi cho đỡ cơn thèm trầu.

Khi biết được câu chuyện ăn trầu của cụ Doãn, ông lang Tường đã mơ hồ nghĩ tới một điều kỳ lạ về hồn ma trèo cau ăn trộm. Vì thế, một ngày có gia đình trong làng kể với mọi người là họ nhìn thấy hồn ma trèo cau nhà họ, ông lang Tường bèn đến nhà cụ Doãn. Ông giật mình khi nhìn thấy trong cái cơi đựng trầu bằng đồng mà cụ Doãn còn giữ lại được là những lá trầu và quả cau đã bổ tư còn tươi. Ông lang Tường đã hiểu ra nguồn gốc của hồn ma ăn trộm cau kia và ông đã ứa nước mắt vì xúc động. Ông hiểu rằng vì thương người mẹ sống cô độc không người nương tựa và biết rằng lúc nào mẹ cũng thèm ăn trầu nên linh hồn của người con trai cụ Doãn đã không lỡ bỏ mẹ mình. Đêm đêm, hồn ma đứa con đi xé trộm cau và hái trộm trầu về cho mẹ. Người mẹ cũng không hề biết cau và trầu đó là do hồn ma con mình ăn trộm về cho mình. Vì thế mà cụ Doãn nói với ông lang Tường: “Ở đời vẫn còn người tốt ông lang ạ, thấy con trai tôi mất, chẳng còn ai mua trầu cau cho nên có người thi thoảng vẫn cứ đến cho trầu cau mà chẳng nói gì. Chỉ thấy bóng người vào nhà rồi lại đi”.

Sau khi cụ Doãn mất thì không ai còn thấy mất cau mất trầu nữa. Vì mẹ mất rồi chẳng còn ăn trầu nữa nên hồn ma đứa con trai cũng không đi ăn trộm cau trộm trầu nữa. Nhưng lời lý giải của ông lang Tường cũng không làm cho tất cả người àng tôi tin được. Sau này lớn lên, có lúc câu chuyện về hồn ma treo cau ăn trộm vẫn trở về trong ký ức tôi nhất là vào ngày giỗ bà tôi hàng năm. Nhớ bà, tôi lại nhớ những câu chuyện bà kể cho anh em tôi thuở ấu thơ. Và sự lý giải về hồn ma ăn trộm cau của ông làng Tường là sự lý giải duy nhất tôi tin. Câu chuyện ma này xẩy ra có lẽ mấy trăm năm về trước. Nhưng tôi thấy: câu chuyện này cần được ghi lại đây để có ai đó đọc câu chuyện này mà nghĩ về mẹ mình cho dù một chút. Thời nay, nếu kể chuyện ma hay sự xuất hiện linh hồn của những người đã chết sẽ quá nhiều người không tin và sẽ cho tôi là một kẻ ngây thơ và vô tích sự. Nhưng câu chuyện về lòng hiếu thảo của đứa con đã chết với người mẹ đang sống trong cô độc là câu chuyện của muôn đời nếu loài người còn muốn sống tử tế và có ý nghĩa.

Tin liên quan

Đọc thêm

Tình yêu là sự sống Văn học

Tình yêu là sự sống

TTTĐ - Tình yêu là sự đồng điệu giữa hai con tim; nói cách khác là sự hòa hợp giữa hai tâm hồn trong nghĩ suy về cuộc đời, cùng tự nguyện sẻ chia mọi vui buồn nhân thế, dù có xa xôi, cách trở, dù gặp mưa nắng, bão dông.
Sôi động các hoạt động giao lưu, giới thiệu tác phẩm Văn học

Sôi động các hoạt động giao lưu, giới thiệu tác phẩm

TTTĐ - Chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3, năm 2024, Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt nhiều tựa sách mới, nội dung và hình thức đặc sắc thuộc nhiều thể loại: truyện kể cho lứa tuổi mẫu giáo, văn học thiếu nhi, sách kiến thức, khoa học, kĩ năng gợi mở tư duy, truyền tải năng lượng tích cực... Nhiều hoạt động giao lưu ra mắt, giới thiệu sách với công chúng cũng được NXB Kim Đồng tổ chức trong dịp này.
Bản hòa âm lòng biết ơn, tự hào và tình yêu Tổ quốc Văn học

Bản hòa âm lòng biết ơn, tự hào và tình yêu Tổ quốc

TTTĐ - Trường ca "Giao hưởng Điện Biên" của nhà thơ Hữu Thỉnh ra đời đúng dịp kỉ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Đây là một tác phẩm văn học vô cùng ý nghĩa hướng đến ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước, khơi dậy tình yêu và lòng tự hào dân tộc, cũng như sự biết ơn các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để giành lại độc lập cho Tổ quốc, đối với thế hệ trẻ hôm nay.
Khai mạc ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024 Văn học

Khai mạc ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024

TTTĐ - 20h ngày 17/4/2024, tại khu vực nội tự Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Lễ Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024.
“Thư viện của những thần tượng” mừng Ngày Sách Việt Nam Văn hóa

“Thư viện của những thần tượng” mừng Ngày Sách Việt Nam

TTTĐ - Cuốn sách "Thư viện của những thần tượng" ra mắt độc giả vào dịp tháng 4 - tháng của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4), Ngày Sách và Bản quyền Thế giới (23/4) như một lời tri ân sâu sắc đến sách, văn chương và những người yêu đọc sách nói chung.
Tạo nét đẹp trong đời sống văn hóa người Hà Nội Văn học

Tạo nét đẹp trong đời sống văn hóa người Hà Nội

TTTĐ - Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024 diễn ra tại Hà Nội được tổ chức theo hướng đa dạng, phong phú, tạo nét đẹp trong đời sống văn hóa - xã hội, xây dựng người Hà Nội thanh lịch - văn minh, giữ gìn và phát huy giá trị Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến.
Nhiều hoạt động hấp dẫn và thực chất Văn học

Nhiều hoạt động hấp dẫn và thực chất

TTTĐ - Nhiều hoạt động hấp dẫn và thực chất được tổ chức xuyên suốt những ngày diễn ra Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2024 tại Hà Nội để tăng thêm tình yêu với tri thức cho độc giả.
TP HCM: Nhiều hoạt động trọng điểm trong Ngày Sách và văn hóa đọc Văn học

TP HCM: Nhiều hoạt động trọng điểm trong Ngày Sách và văn hóa đọc

TTTĐ - Ông Trịnh Hữu Anh, Trưởng phòng Xuất bản - In và Phát hành, Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM cho biết, Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam lần 3 năm 2024 sẽ mở cửa tri thức cho thế hệ trẻ trong thời đại kỹ thuật số.
Ơn người thầy lớn Văn học

Ơn người thầy lớn

TTTĐ - Thơ Nguyễn Hồng Vinh đề cập đa dạng các vấn đề đời sống đất nước. Từ cảm xúc “Ở rẻo đất tột cùng” nơi đất mũi Cà Mau, đến “Sắc hoa mộc miên” ở Đồng Văn - Lũng Cú; từ “Cầu vồng sau mưa” ở đất biển Hải Phòng, đến cuộc sống gian nan giữa trời đổ lửa của người dân làm muối miền Trung; từ nỗi tảo tần “Tẽ ngô - đời mẹ” đến ngẫm suy về nhân tình thế thái; đặc biệt là những bài trữ tình, thiết tha về tình yêu đôi lứa, một đề tài tưởng là muôn thuở nhưng qua thơ Hồng Vinh vẫn có những đặc thù riêng...
Ra mắt cuốn sách "Điện Biên Phủ - Lịch sử và ký ức" Văn học

Ra mắt cuốn sách "Điện Biên Phủ - Lịch sử và ký ức"

TTTĐ - Cuốn sách "Điện Biên Phủ - Lịch sử và ký ức" do Tỉnh ủy Điện Biên, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức biên soạn.
Xem thêm