Tag

Muốn làm báo tốt phải vun đắp đam mê…

Khởi nghiệp sáng tạo 21/06/2017 15:35
aa
TTTĐ.VN - Với kinh nghiệm gần 20 năm vừa tham gia giảng dạy chuyên Ngành báo chí vừa làm báo, TS. Trần Xuân Thân - Phó Trưởng phòng Kinh tế, Báo điện tử VOV cho rằng, muốn làm báo tốt phải vun đắp đam mê, sống cùng dòng thời sự và hiểu luật pháp.

Muốn làm báo tốt phải vun đắp đam mê…

Những câu chuyện sinh động về tình huống trải nghiệm nghề báo và kỹ năng làm nghề mà TS. Trần Xuân Thân truyền giảng trên giảng đường đã truyền nhiệt huyết và thôi thúc bao thế hệ học trò chúng tôi nỗ lực “dùi mài kinh sử” để được cầm tấm bằng cử nhân Báo chí và dấn thân theo đuổi ước mơ trở thành nhà báo. Với tôi, TS. Trần Xuân Thân vừa là người thầy, một đàn anh và là người đồng nghiệp đáng trân trọng. Trong bài viết này, tôi xin mạn phép được dùng danh xưng “anh”.


Muốn làm báo tốt phải vun đắp đam mê…
TS. Trần Xuân Thân – Phó Trưởng phòng Kinh tế, Báo điện tử VOV.

Khởi nghiệp nghề báo không giống như bất kì một ngành nghề nào khác bởi nó có những đặc thù riêng mà không phải ai được học rồi cũng ngấm. Câu chuyện từ giảng đường nghề báo đến thực tiễn làm báo của anh Thân là những gợi ý quý báu cho những bạn trẻ đang muốn trở thành một Nhà báo.

Tốt nghiệp đại học chuyên ngành báo chí năm 2002, anh Thân thi đỗ vào Đài Tiếng nói Việt Nam và làm giảng viên báo chí tại Trường Cao đẳng Phát thanh – Truyền hình 1. Trong quá trình giảng dạy, anh viết bài cộng tác với nhiều cơ quan báo chí như: Báo điện tử VOVNEWS, Báo Thanh niên, Báo Nông nghiệp Việt Nam, Báo Tuổi trẻ, Báo Giao thông Vận tải, Báo An ninh Thế giới.... Đến năm 2011, vì muốn tập trung làm báo nên anh quyết định xin về làm việc tại Báo điện tử VOVNEWS (nay là Báo điện tử VOV). Hiện anh vừa trực tiếp làm báo vừa tham gia giảng dạy chuyên ngành báo chí – truyền thông tại một số trường đại học, cao đẳng về báo chí và truyền thông.

Vừa tham gia giảng dạy báo chí, vừa làm báo đã giúp anh trưởng thành với cái nhìn bao quát và sâu sắc về nghề báo. Anh Thân chia sẻ: “Tôi nghĩ, muốn giảng dạy tốt nghề báo thì người giảng phải làm được báo. Kinh nghiệm làm báo đã giúp các bài giảng của tôi sinh động và giàu chất thực tiễn. Đồng thời, việc nghiên cứu lý luận báo chí và truyền thông không chỉ giúp tôi nắm vững lý luận nghề báo mà còn là cơ sở nền tảng quan trọng để tôi hiểu và làm nghề vững hơn, trưởng thành hơn. Đứng cả “hai chân” (giảng dạy lý luận báo chí và thực hành làm báo) giúp tôi tự tin và thận trọng khi hành nghề”.

Nhờ sớm ý thức được việc học phải đi đôi với hành nên khi là sinh viên năm thứ 2 đại học, anh Thân đã tham gia cộng tác viết bài cho một số tờ báo. Anh cho biết, khi vừa học vừa hành thì thấy thực tiễn có nhiều vấn đề mà giáo trình không nói hết được. Vừa làm vừa rút kinh nghiệm và học hỏi từ đồng nghiệp là cách để trưởng thành trong nghề tốt nhất. Hơn nữa, khi cầm hồ sơ đi xin việc, trong đó có tác phẩm cầm theo, bạn sẽ thấy tự tin hơn rất nhiều.

Anh Thân cho rằng, làm báo đôi khi phải liều trong sự khôn khéo, nhưng không được bất chấp. Bài học đó được anh đúc rút trong một lần tác nghiệp. Anh kể rằng, khi còn là sinh viên kiến tập tại Báo Đại đoàn kết, anh được giao viết một bài điều tra đơn thư bạn đọc. Khi xưng danh nhà báo gọi điện thoại hẹn gặp nhân vật, họ không tiếp. Anh đành đóng vai nhân vật khác vào hỏi chuyện. Đang nói chuyện nửa chừng, nhân vật bất ngờ lớn tiếng hỏi nhân thân. Lúc đó, anh đánh liều nhận mình là phóng viên và dõng dạc nói: “Nếu bác cần thì giấy giới thiệu và thẻ cháu có trong túi đây rồi”. Thực chất, anh chỉ có một tờ giấy giới thiệu ghi là sinh viên kiến tập. May mắn là người đó không yêu cầu kiểm tra mà họ tiếp tục chia sẻ thông tin. Ra khỏi nơi ấy, anh chột dạ thấy run vì nếu họ yêu cầu xuất trình thẻ thì không biết sẽ có chuyện gì xảy ra. Sau buổi hôm đó, anh viết một bài điều tra và được cơ sở đến tòa soạn cảm ơn.

“Trong tình huống đó máu liều, sự mạnh bạo có tác dụng. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng, muốn bảo vệ người khác trước hết phải bảo vệ chính mình. Bài điều tra đó là tôi được giao chứ không phải tự mình đi làm. Vì vậy, khi gặp vấn đề tôi có thể nhờ sự trợ giúp, bảo vệ của cơ quan báo chí. Với các bạn sinh viên, cộng tác viên chủ động viết, không theo chỉ đạo thì có nhiều cách để tác nghiệp, quan trọng là phải hiểu luật pháp để giữ được an toàn, tùy theo năng lực hãy chọn cách làm cho phù hợp”, anh Thân nói.

Bên cạnh những kĩ năng xử lý tình huống, người làm báo cần phải trang bị kiến thức sâu rộng về lĩnh vực, vấn đề mình viết. Anh kể, cách đây mấy năm anh viết bài về đề tài “Vì sao nông dân bỏ ruộng?”. Anh hẹn phỏng vấn nguyên Chủ tịch UBND tỉnh An Giang. Khi gặp, nhân vật nói: “Tôi chỉ đồng ý tiếp anh 1 tiếng. Tuy nhiên, anh phải trả lời câu hỏi của tôi trước, nếu được thì tôi mới trả lời anh. Một là, anh hiểu thế nào về nông nghiệp, nông dân và nông thôn? Hai là tại sao cần phải truyền thông về nông nghiệp, nông dân và nông thôn thời điểm này? Ba là theo anh, vấn đề của nông nghiệp hiện nay là gì?. Nông dân bỏ ruộng tác động gì đến xã hội và chính họ?”. Sau khi anh Thân trả lời 3 câu hỏi đó, vị lãnh đạo liền nói: “Vì anh trả lời được nên tôi tiếp anh 2 tiếng. Phải hỏi anh như thế vì tôi tiếp xúc với rất nhiều phóng viên và thấy có nhiều bạn cứ hỏi như một con vẹt nhưng không hiểu vấn đề mình đang hỏi”.

Từ những kinh nghiệm làm báo quý giá đó, anh Thân đúc kết rằng, khi đặt câu hỏi với người khác về vấn đề nào đó thì mình phải hiểu, có kiến thức về vấn đề đó thì hãy hỏi và viết. Đề tài chỉ này sinh khi mình sống cùng dòng thời sự, hiểu các vấn đề liên quan đến lĩnh vực mình làm. Nghề báo là nghề sáng tạo đặc thù, không như một công xưởng sản xuất dập khuôn, mỗi bài viết, mỗi đề tài là một tình huống, một kiến thức mới mẻ. Vì vậy, người làm báo luôn phải vận động phát triển theo guồng. Làm nghề gì cũng cần phải có đam mê. Khi có đam mê thì mình sẽ dám dấn thân, nỗ lực và có ý thức tự học, để phát triển nghề.


Cần tỉnh táo khi xử lý thông tin trên mạng xã hội

Mạng xã hội phát triển, nhiều phóng viên đã sử dụng nó như một nguồn tin nhanh nhạy nhưng cách làm đó cũng nảy sinh những tai nạn nghề nghiệp không đáng có. Vấn đề đặt ra là, làm thế nào để mạng xã hội và báo chí hỗ trợ nhau, phát huy tính ưu việt, cùng phục vụ đời sống xã hội ngày càng hiệu quả, chất lượng hơn.

Nhìn ở góc độ rộng, anh thân cho rằng, mạng xã hội và báo chí là 2 phương tiện truyền thông. Trách nhiệm của nhà báo là phải thẩm định thông tin trước khi đưa đến công chúng. Một thông tin đưa sai không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân nhà báo mà hậu quả xã hội phải gánh. Vì vậy, nhà báo cần hiểu trách nhiệm xã hội của mình. Mỗi thông tin đều phải cân nhắc, thận trọng và có tinh thần xây dựng vì sự phát triển xã hội. Đồng ý rằng, thông tin cần phải nhanh nhạy nhưng không được phép vì nhanh mà ẩu. Chúng ta có thể linh hoạt sử dụng các mẹo đưa tin như chỉ đưa tin ở chừng mực nào đó, để đảm bảo tính cạnh tranh và an toàn thông tin, chứ không thể chờ khi thời gian thẩm định quá lâu. Mình không thể đứng lại để nhìn người khác đi mà mình phải đi cùng họ nhưng thận trọng và có trách nhiệm.




Tin liên quan

Đọc thêm

Visa khơi dậy làn sóng đổi mới trong cộng đồng startup Khởi nghiệp sáng tạo

Visa khơi dậy làn sóng đổi mới trong cộng đồng startup

TTTĐ - Visa, công ty công nghệ thanh toán điện tử hàng đầu thế giới, chính thức vận động các công ty khởi nghiệp tại châu Á – Thái Bình Dương đăng ký Chương trình Tăng tốc khởi nghiệp (Visa Accelerator Program) 2024.
Sắp ra mắt trung tâm học tập, sáng tạo lớn nhất Nghệ An Khởi nghiệp sáng tạo

Sắp ra mắt trung tâm học tập, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

TTTĐ - Phân khu The Campus tại đại công viên xanh Eco Central Park được phát triển để trở thành trung tâm học tập, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An với các tiện ích như: trường học tiêu chuẩn quốc tế, trung tâm ngoại ngữ, tư vấn du học, phát triển kĩ năng sống, năng khiếu nghệ thuật…
Tuổi trẻ Ninh Thuận khát vọng làm giàu trên vùng đất khó Khởi nghiệp sáng tạo

Tuổi trẻ Ninh Thuận khát vọng làm giàu trên vùng đất khó

TTTĐ - Trong năm 2023, đã có 164 thanh niên trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận khởi nghiệp đăng ký thành lập doanh nghiệp, nâng tổng số doanh nghiệp do thanh niên làm chủ lên 724, với tổng vốn đăng ký 11.454,2 tỷ đồng.
CEO 8X hai năm liền được vinh danh doanh nhân tiêu biểu Khởi nghiệp sáng tạo

CEO 8X hai năm liền được vinh danh doanh nhân tiêu biểu

TTTĐ - Hai năm liên tiếp, CEO Lê Dung - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đào tạo và phát triển nhân lực DGROUP được vinh danh doanh nhân Thăng Long tiêu biểu vì những đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế, xã hội của Thủ đô.
Chuyện khởi nghiệp 0 đồng của anh Toàn “inox” Khởi nghiệp sáng tạo

Chuyện khởi nghiệp 0 đồng của anh Toàn “inox”

TTTĐ - Toàn “inox” là nickname trìu mến mà bạn bè, đối tác thân quen thường dùng để gọi anh Bùi Mạnh Toàn - Giám đốc Công ty Cổ phần Vietnox. Anh vừa được UBND TP Hà Nội trao tặng bằng khen tại Lễ tôn vinh doanh nhân, doanh nghiệp Thăng Long 2023 vì những đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và đất nước trong năm 2023.
Thúc đẩy các dự án năng lượng Mặt trời Khởi nghiệp sáng tạo

Thúc đẩy các dự án năng lượng Mặt trời

TTTĐ - Liên minh Năng lượng Mặt trời Quốc tế (ISA) đã khởi động cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp SolarX trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tại COP28, qua đó thể hiện cam kết hỗ trợ các nhà khởi nghiệp, đồng thời thúc đẩy các dự án năng lượng Mặt trời trong khu vực.
Phiên chợ thanh niên đưa sản phẩm vùng cao đến tay người tiêu dùng Kinh tế

Phiên chợ thanh niên đưa sản phẩm vùng cao đến tay người tiêu dùng

TTTĐ - Phiên chợ thanh niên Quảng Ngãi góp phần đẩy mạnh tiêu thụ các đặc sản địa phương, khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp chất lượng cao, góp phần đưa sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến gần hơn với người tiêu dùng.
Hỗ trợ khởi nghiệp cho thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số Khởi nghiệp sáng tạo

Hỗ trợ khởi nghiệp cho thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số

TTTĐ - Tỉnh đoàn Thừa Thiên - Huế kết nối giữa doanh nghiệp và thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi về khởi nghiệp, lập nghiệp, đổi mới sáng tạo.
Quảng Nam: Lan tỏa khát vọng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Khởi nghiệp sáng tạo

Quảng Nam: Lan tỏa khát vọng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

TTTĐ - Năm khởi nghiệp - Quảng Nam 2023 là sự kiện khoa học - kinh tế - xã hội tiêu biểu, có quy mô quốc gia và tầm quốc tế nhằm thực hiện các mục tiêu đề án lan tỏa khát vọng khởi nghiệp của Chính phủ và định hướng của tỉnh Quảng Nam.
Chắp cánh ước mơ khởi nghiệp cho thanh niên đồng bào dân tộc Khởi nghiệp sáng tạo

Chắp cánh ước mơ khởi nghiệp cho thanh niên đồng bào dân tộc

TTTĐ - Tỉnh đoàn Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức trao giải cuộc thi “Khởi nghiệp cho thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” và cuộc thi “Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn” năm 2023.
Xem thêm