Tag

Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý giáo dục các cấp

Giáo dục 21/08/2017 12:10
aa
TTTĐ.VN- Ngày 21/8, Bộ GD-ĐT đã tổ chức Hội nghị Tổng kết năm học 2016 -2017, triển khai nhiệm vụ năm học 2017 – 2018. Hội nghị được tổ chức trực tuyến tại 64 điểm cầu trên cả nước. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đến dự và chỉ đạo hội nghị.

Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý giáo dục các cấp

Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý giáo dục các cấp


Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, năm học học 2016-2017, bên cạnh những thuận lợi, ngành Giáo dục cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi toàn ngành phải quyết tâm, nỗ lực, phấn đấu hơn nữa. Phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn, trong năm học 2016-2017 vừa qua, ngành Giáo dục đã nỗ lực thực hiện có hiệu quả 09 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 05 nhóm giải pháp cơ bản đã đề ra.

Tại Hội nghị, Bộ trưởng Nhạ đề nghị các cơ quan quản lý giáo dục ở Trung ương và địa phương, các cơ sở giáo dục và đào tạo tập trung thảo luận, làm rõ những kết quả nổi bật, những tồn tại, hạn chế chủ yếu trong công tác quản lý giáo dục các cấp trong năm học vừa qua, trong đó, làm rõ trách nhiệm quản lý nhà nước trong từng vấn đề cụ thể. Đồng thời, thảo luận đưa ra phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp của ngành Giáo dục trong năm học tới, xem các nội dung này đã đúng, trúng chưa, trên cơ sở đó cùng nhau tập trung thực hiện cho hiệu quả.

9 nhiệm vụ của ngành giáo dục trong năm học 2017 - 2018

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đề nghị, năm học 2016 - 2017, toàn ngành đã tập trung triển khai thực hiện 09 nhiệm vụ trọng tâm năm học và đạt được một số kết quả nổi bật, cụ thể:

Thứ nhất, rà soát, quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo trong cả nước. Xây dựng hệ thống chuẩn trường sư phạm phục vụ công tác quy hoạch; hoàn thiện quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học và đào tạo giáo viên, trình Thủ tướng Chính phủ; xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện quy hoạch sau khi Thủ tướng Chính phủ ký ban hành.Trình Thủ tướng Chính phủ cho phép ban hành Bộ chuẩn kỹ thuật quy hoạch cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông cấp tỉnh, thành phố.

Các địa phương tiếp tục rà soát quy hoạch lại mạng lưới trường, lớp học gắn với các điều kiện đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Đối với khu vực thành phố, quy hoạch trường, lớp cần theo hướng mở rộng ra khu vực ngoại ô để khắc phục tình trạng sĩ số lớp quá đông do thiếu quỹ đất. Tăng cường xã hội hóa để thành lập mới các trường tư thục chất lượng cao; phát triển trường, lớp mầm non ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đông dân cư. Đối với các khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn cần có lộ trình sắp xếp điểm trường, lớp hợp lý, trong đó chú ý đối với cấp học mầm non và tiểu học.

Thứ hai, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp. Đó là, ban hành các chuẩn giáo viên và cán bộ quản lý, giảng viên sư phạm làm cơ sở để các địa phương, các trường sư phạm thực hiện rà soát, quản lý, sắp xếp, đánh giá đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý theo chuẩn; có biện pháp xử lý đối với giáo viên, cán bộ quản lý chưa đạt chuẩn tối thiểu, không đáp ứng yêu cầu công việc theo quy định của Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức... Nghiên cứu đề xuất và tổ chức triển khai các giải pháp quản lý, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kiểm tra, đánh giá phù hợp đối với đội ngũ giáo viên, tình nguyện viên nước ngoài tham gia giảng dạy và hỗ trợ giảng dạy ngoại ngữ tại các cơ sở giáo dục trong và ngoài công lập.

Thứ ba, đổi mới chương trình giáo dục giáo dục mầm non, phổ thông; đẩy mạnh định hướng nghề nghiệp và phân luồng trong giáo dục phổ thông. Trong đó, đẩy nhanh tiến độ ban hành các chương trình môn học giáo dục phổ thông; triển khai biên soạn sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo chương trìnhmới; tiếp tục điều chỉnh nội dung dạy học trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo hướng tinh giản, tiếp cận định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới.

Thứ tư, nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo. Tron đó Bộ sẽ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 - 2025 (sửa đổi Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020).Đa dạng hóa các chương trình, sách giáo khoa, học liệu và hình thức đào tạo, bồi dưỡng nhằm đáp ứng mục tiêu đào tạo và nhu cầu học tập ngoại ngữ của học sinh, sinh viên; quan tâm xây dựng và phát triển môi trường thực hành ngoại ngữ thông qua phát triển các cộng đồng học tập ngoại ngữ.

Thứ năm, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục. Tập trung xây dựng hệ thống thông tin kết nối liên thông giữa Bộ với các sở, phòng giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục; xây dựng và đưa vào sử dụng thống nhất toàn ngành các cơ sở dữ liệu về giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học và hệ thống phần mềm quản lý trường học dùng chung; triển khai hệ thống hội nghị truyền hình, tập huấn qua mạng.

Thứ sáu, đẩy mạnh giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo. Tăng cường tự chủ của các nhà trường trong việc xây dựng kế hoạch phát triển chương trình giáo dục nhà trường; đẩy mạnh thực hiện dân chủ trong trường học gắn với trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Thứ bảy, hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo. Tiếp tục thí điểm áp dụng các mô hình, chương trình giảng dạy, sách giáo khoa, giáo trình và phương thức dạy học, kiểm tra, đánh giá của các nước có nền giáo dục tiên tiến; tăng cường áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong quá trình phát triển chương trình và tổ chức đào tạo, nghiên cứu khoa học.

Thứ tám, tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo. Trong đó, rà soát hệ thống trường lớp, xây dựng kế hoạch duy tu, bảo dưỡng, đảm bảo cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đối với các trường thực hiện dạy học 2 buổi/ngày. Tiếp tục thực hiện Đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2014 - 2015, lộ trình đến năm 2020. Tổ chức thực hiện Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Thứ chín, là phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Bộ sẽ trình Thủ tướng Chính phủ Đề án nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển kinh tế. Nghiên cứu dự báo nhu cầu thị trường lao động,đặc biệt trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để tăng dần quy mô các chương trình đào tạo chất lượng cao đã được triển khai và kiểm định, phát triển các chuyên ngành khoa học cơ bản, các ngành học liên quan đến khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) và những ngành thị trường có nhu cầu tuyển dụng cao. Đồng thời, Bộ cũng rà soát nhu cầu số lượng và chất lượng giáo viên mầm non, phổ thông để xác định chỉ tiêu tuyển sinh hợp lý cho các trường sư phạm...

5 giải pháp cơ bản của ngành giáo dục

Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra 5 giải pháp cơ bản là hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về giáo dục và đào tạo là:


Thứ nhất, rà soát văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giáo dục nhằm phát hiện các quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp với thực tế, không đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo để kịp thời kiến nghị cấp có thẩm quyền hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc thay thế.

Đẩy mạnh cải cách hành chính về giáo dục và đào tạo; Tập trung xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học.

Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng bảo đảm công khai, minh bạch với các tiêu chí rõ ràng, cụ thể gắn với hiệu quả công việc được giao.

Thứ hai, nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý giáo dục các cấp, theo đó, ban hành các chuẩn, tiêu chí cán bộ quản lý các cấp và triển khai chương trình, kế hoạch bồi dưỡng đạt chuẩn các vị trí chức danh quản lý.

Xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giáo dục chủ chốt ở các cấp, các trường để tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý phong phú, có chất lượng; thực hiện bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ chủ chốt các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, các cơ sở ở địa phương, đảm bảo phù hợp với năng lực, sở trường của từng cán bộ, góp phần nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành.

Thứ ba, tăng cường các nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo sẽ cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước theo hướng hiệu quả, bố trí hợp lý cho chi đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; tăng cường xã hội hóa giáo dục, nâng cao hiệu quả, đa dạng hóa nguồn lực tài chính cho phát triển giáo dục và đào tạo.

Các địa phương thực hiện có hiệu quả xây dựng nhà công vụ, nhà bán trú cho giáo viên, học sinh để phát triển giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn...

Thứ tư, tăng cường công tác khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, rà soát, xây dựng văn bản quy định về trường đạt chuẩn quốc gia và chuẩn công nhận kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông theo hướng tích hợp để các địa phương thuận lợi trong việc triển khai thực hiện. Ban hành bộ chỉ số đánh giá chất lượng giáo dục địa phương.

Đẩy mạnh kiểm định chất lượng các cơ sở giáo dục và đào tạo, các chương trình đào tạo, chú trọng kiểm định theo các tiêu chuẩn của khu vực và quốc tế, trên cơ sở đó phân tầng, xếp hạng, quy hoạch lại mạng lưới, giao quyền tự chủ và nâng cao hiệu quả đầu tư; tăng cường công tác tự đánh giá, đánh giá ngoài, cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

Tiếp tục thực hiện công tác khảo thí theo hướng đánh giá năng lực người học, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong công tác khảo thí, bảo đảm công bằng, khách quan, chính xác, tin cậy, minh bạch, tạo thuận lợi tối đa cho người dạy và người học.

Thứ năm, đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục và đào tạo, theo đó, ban hành kế hoạch truyền thông năm học 2017 - 2018; xây dựng và triển khai kế hoạch truyền thông một cách bài bản, chuyên nghiệp.


Tin liên quan

Đọc thêm

Thưởng tiền cho sinh viên nam đăng ký ngành giáo dục mầm non Giáo dục

Thưởng tiền cho sinh viên nam đăng ký ngành giáo dục mầm non

TTTĐ – Đại diện trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng cho biết, trường vừa có quyết định thưởng 5 triệu đồng cho sinh viên nam đăng ký học ngành giáo dục mầm non, ngành học mà rất nhiều năm qua không có sinh viên nam.
Học sinh lớp 12 tập dượt đăng ký thi tốt nghiệp THPT Giáo dục

Học sinh lớp 12 tập dượt đăng ký thi tốt nghiệp THPT

TTTĐ - Hôm nay, ngày 24/4, học sinh lớp 12 trên cả nước có thể thử đăng ký thi tốt nghiệp trung học phổ thông trên hệ thống quản lý thi.
19 giáo viên dạy giỏi chương trình giáo dục thường xuyên được khen thưởng Giáo dục

19 giáo viên dạy giỏi chương trình giáo dục thường xuyên được khen thưởng

TTTĐ - Ngày 23/4, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố chương trình giáo dục thường xuyên (GDTX) cấp THPT năm học 2023-2024.
Tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ với sinh viên Giáo dục

Tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ với sinh viên

TTTĐ - Tiếng Anh hiện nay được xem là công cụ giao tiếp toàn cầu, là "chìa khóa" để đến với khối lượng tri thức, kiến thức đồ sộ của nền văn minh thế giới. Vì vậy, hiểu biết và sử dụng tiếng Anh một cách thành thạo sẽ giúp học sinh tiếp cận kiến thức và thông tin đa dạng từ các nguồn toàn cầu.
Nhiều cơ hội việc làm tại các doanh nghiệp cho sinh viên Giáo dục

Nhiều cơ hội việc làm tại các doanh nghiệp cho sinh viên

TTTĐ - Sáng 23/4, Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội (HCCT) đã tổ chức thành công “Ngày hội việc làm và Hợp tác doanh nghiệp” năm 2024 với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp và gần 200 sinh viên Nhà trường.
Sinh viên Đại học VinUniversity xuất sắc đạt ngôi vị quán quân Giáo dục

Sinh viên Đại học VinUniversity xuất sắc đạt ngôi vị quán quân

TTTĐ - Sau 4 tháng diễn ra, Cuộc thi Giải quyết tình huống kinh doanh HSBC (HSBC Business Case Competition - HSBC BCC) 2024 do Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam) (HSBC Việt Nam) phối hợp cùng Quỹ học bổng VietSeeds tổ chức đã chính thức tiến đến vòng chung kết cấp quốc gia.
Nhiều địa phương gặp khó trong xây dựng trường chuẩn quốc gia Giáo dục

Nhiều địa phương gặp khó trong xây dựng trường chuẩn quốc gia

TTTĐ - Thực tiễn việc xây dựng trường chuẩn quốc gia vẫn còn nhiều khó khăn vì các quận nội thành sĩ số học sinh tăng nhanh, trong khi hạ tầng trường lớp đáp ứng không kịp. Cùng với đó, việc thực hiện một số dự án trường chuẩn quốc gia chậm, do phải được phê duyệt về công tác phòng cháy, chữa cháy.
Mang sân chơi về vùng cao, thu hút học sinh đến trường Giáo dục

Mang sân chơi về vùng cao, thu hút học sinh đến trường

TTTĐ - Bên cạnh nhiệm vụ học tập, hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh là nhu cầu chính đáng của trẻ em. Ở một số xã vùng sâu, vùng xa khó khăn, việc tạo những sân chơi ý nghĩa để thu hút học sinh đến lớp đang được các trường học vùng cao nỗ lực thực hiện.
Phụ huynh sốt sắng tìm cửa "ngách" cho con vào trường điểm Giáo dục

Phụ huynh sốt sắng tìm cửa "ngách" cho con vào trường điểm

TTTĐ - Để con được vào trường mà mình mong muốn, nhiều phụ huynh không ngại ngần tìm cửa “ngách”, nhờ cậy các mối quan hệ, trả lệ phí cao, thậm chí chuyển hộ khẩu đến nhà người thân.
Tiến tới phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi Giáo dục

Tiến tới phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 173/TB-VPCP ngày 22/4/2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp của Ủy ban Quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Xem thêm