Tag

Người lao động thiệt thòi vì về nước trước thời hạn

Bạn đọc 25/06/2017 11:20
aa
TTTĐ.VN - Theo hợp đồng ký với Cty cổ phần cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại (Sona), 3 người lao động làm thực tập sinh kỹ năng nông nghiệp tại Nhật Bản trong thời hạn 3 năm. Tuy nhiên, đang làm việc ổn định, “bỗng dưng” họ bị chủ sử dụng lao động đưa về nước trước hạn hợp đồng mà họ không cho biết lý do cụ thể.

Người lao động thiệt thòi vì về nước trước thời hạn

Về nước trước thời hạn

Theo hợp đồng ký với Cty Sona, 3 thực tập sinh là các anh: Đỗ Văn Vinh (thôn Tầm Hạ, xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, Hà Nội), Lê Anh Hà (thôn Tầm Hạ, xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) và anh Trần Quốc Đại (Lang Xá, Mỹ Tiến, Mỹ Lộc, Nam Định) làm thực tập sinh kỹ năng nông nghiệp tại Nhật Bản trong thời hạn 3 năm.


Người lao động thiệt thòi vì về nước trước thời hạn
3 thực tập sinh phản ánh những bức xúc của công ty Sona với phóng viên.

Anh Đỗ Văn Vinh cho biết: “Ngày 25/2/2015, tôi phải nộp vào Cty Sona với tổng số tiền là 170.610.000 đồng (tương ứng 7.950USD). Ngày 4/3/2015, tôi xuất cảnh. Điều đặc biệt, trong thời gian thực hành kỹ năng tại Nhật Bản, tôi được Nghiệp đoàn Eco. Lead Cooperatives Nhật Bản (Nghiệp đoàn) thông báo rằng chi phí về đào tạo, tiền vé máy bay đã được Nghiệp đoàn đài thọ và do đây là chương trình tiếp nhận thực tập sinh nên Nghiệp đoàn không thu phí môi giới từ thực tập sinh”.

Anh Lê Anh Hà cũng ký HĐ với Cty Sona tương tự như anh Vinh. Tổng số tiền gia đình anh Hà Nộp vào Cty là 86.950.000 đồng, tương đương 4.052USD, ngày 4/3/2015, anh Hà xuất cảnh.

Ngày 26/2/2016, anh Trần Quốc Đại cũng ký hợp đồng với Cty Sona để làm thực tập sinh tại Nhật Bản với thời hạn 3 năm. Ngày 5/3/2016, anh Đại xuất cảnh sang Nhật. Trước khi đi, gia đình anh Đại nộp vào Cty Sona 181.660.000 đồng (tương đương 8.298USD) cho các khoản: Tiền chi phí xuất cảnh đi Nhật Bản; phí môi giới đi thực tập sinh; phí thực hiện hợp đồng bảo lãnh…

Sau 2 năm, anh Vinh và Hà đang làm việc ổn định, bất ngờ phải về nước trước hạn. Tương tự, anh Trần Quốc Đại cũng ký hợp đồng với Cty Sona để làm thực tập sinh tại Nhật Bản với thời hạn 3 năm, làm được 1 năm thì anh Đại cũng phải về VN. Cả ba anh đều làm cho một chủ và đều phải về Việt Nam trước thời hạn hợp đồng mà không biết lý do.

Doanh nghiệp phải trả tiền môi giới cho thực tập sinh

Để tìm hiểu rõ nguyên nhân của vụ việc, phóng viên đã làm việc với ông Lê Anh Tuấn, Trưởng phòng xuất khẩu lao động IV thuộc Cty Sona, đơn vị trực tiếp thực hiện hợp đồng đưa thực tập sinh sang Nhật Bản.

Ông Tuấn cho biết: “Đầu tháng 2/2017, đại diện phòng XKLĐ IV tại Nhật Bản là ông Chu Thanh Hải có báo cáo về tình hình hộ nông dân Sugai Konomu (ở Ibaraki, Nhật Bản), thời điểm đó có 5 thực tập sinh đang làm việc ở đây, bao gồm: Lê Anh Hà, Đỗ Văn Vinh (nhập cảnh tháng 3/2015) và 3 TTS Nguyễn Trọng Vỹ, Khổng Minh Tuấn, Trần Quốc Đại (nhập cảnh tháng 3/2016).

Theo như phản ánh của thực tập sinh thì ông bà chủ không khó tính nhưng con chủ hộ nông dân khó tính, hay chửi mắng thực tập sinh. Có thời điểm con chủ nhà thường đánh thực tập sinh: Hà, Vỹ, Tuấn, Đại. Các thực tập sinh này đã nhẫn nhịn, nhưng con trai chủ nhà vẫn tiếp tục nhiều lần tiếp diễn, đánh vào người, vào đầu các thực tập sinh này. Sau nhiều lần quá sức chịu đựng, các thực tập sinh đã phản ánh lên Nghiệp đoàn ECO.LEAD Cooperatives (đối tác của Cty Sona - PV) và đại diện. Mặc dù nghiệp đoàn và đại diện của Cty Sona có xuống nhà chủ gặp và nói chuyện, thì con trai chủ nhà không đánh thực tập sinh nữa, nhưng vẫn thù ghét thực tập sinh, tìm cách chửi vô lý, áp đặt công việc…”.

Theo tài liệu mà ông Tuấn cung cấp cho PV, ông Nguyễn Hữu Thịnh (đại diện Cty Sona tại Nhật Bản) cũng có báo cáo gửi Phòng XKLĐ IV về vụ việc của các thực tập sinh. Trong đó, ông Thịnh có nêu vấn đề, trong suốt quá trình làm việc tại nhà hộ nông dân, các thực tập sinh luôn chịu những ức chế về công việc, bị nhà chủ mắng chửi và đối xử bạo lực. Mặc dù Nghiệp đoàn đã nhiều lần cùng đại diện xuống giải quyết và nhắc nhở hộ nông dân, tuy nhiên bằng cách này hay cách khác, hộ nông dân này vẫn gây khó dễ cho tất cả 5 thực tập sinh làm việc tại đây. Ngày 5/3, hộ nông dân Sugai đã cho thực tập sinh Lê Anh Hà về nước. Ngày 8/3, thực tập sinh Vinh, Đại, Tuấn do không chịu đựng được nên đã xin được về nước!

“3 trường hợp thực tập sinh nếu có nguyện vọng tiếp tục quay trở lại Nhật Bản làm việc thì Nghiệp đoàn sẽ tìm chủ tiếp nhận. Khi đó 3 thực tập sinh này sẽ trở lại Nhật Bản để Nghiệp đoàn tiến hành làm thủ tục hồ sơ chuyển chủ. Thời gian đợi để làm hồ sơ và đến khi được Cục Nhập cảnh Nhật Bản cấp phép khoảng từ 30 đến 45 ngày. Trong thời gian này, thực tập sinh không có việc làm và phải tự chi trả các chi phí như tiền ăn, thuê nhà ở, điện nước. Theo tôi, nếu quay lại Nhật Bản thì các thực tập sinh phải bỏ ra chi phí rất lớn, khoảng 25 triệu đồng/người, điều này quá sức với thực tập sinh. Theo kinh nghiệm của tôi thì chưa có bất cứ một thực tập sinh nào đổi chủ thành công vì chủ nhà muốn trực tiếp phỏng vấn thực tập sinh ngay tại VN chứ không tiếp nhận bên Nhật Bản. Do đó, các thực tập sinh không hề có lỗi trong vụ việc này”, ông Tuấn nhận định.

Để chứng minh, ông Tuấn đưa ra tài liệu của JITCO (Tổ chức hợp tác tu nghiệp quốc tế Nhật Bản, tổ chức này có rất nhiều chức năng trong đó liên quan đến vấn đề hỗ trợ và quản lý thực tập sinh tại Nhật Bản – ông Tuấn giải thích). Trong tài liệu của JITCO có nêu “chương trình thực tập kỹ năng là chương trình được thực hiện với mục đích cống hiến quốc tế là chuyển giao kỹ năng cho các nước đang phát triển chứ không đơn thuần là chương trình tiếp nhận người lao động. Do đó, không chấp nhận có cơ quan môi giới giữa thực tập sinh kỹ năng và cơ quan tiếp nhận thực tập vì “mục đích lợi nhuận”, vì điều này đi ngược lại với mục đích của chương trình tiếp nhận thực tập sinh kỹ năng với mục đích cống hiến quốc tế…

Ngoài ra, JITCO cũng quy định “cấm thu tiền ký quỹ”. Theo JITCO có những cơ quan phái cử tự ý thu tiền ký quỹ từ thực tập sinh kỹ năng với danh nghĩa để ngăn ngừa tình trạng bỏ trốn. Trong đó có trường hợp thu tiền ký quỹ và đã bị chỉ trích rằng việc đó đã gây ra gánh nặng kinh tế cho thực tập sinh, dẫn tới tình trạng làm việc ngoài giờ và lao động bất hợp pháp. Do đó, trường hợp cơ quan phái cử thu tiền ký quỹ từ thực tập sinh kỹ năng hay phái cử đó sẽ không được tiếp nhận…

“Dựa vào quy định của JITCO, tôi cho rằng Cty Sona đã làm sai và tôi đã có ý kiến với lãnh đạo Cty là phải trả tiền môi giới cho thực tập sinh và không được phép thu tiền ký quỹ của thực tập sinh nhưng họ không thực hiện. Điều này dẫn tới thiệt hại cho người lao động” – ông Tuấn khẳng định.

Được biết, phía Cty Sona đã có giấy mời thanh lý hợp đồng với anh Đỗ Văn Vinh để hoàn trả “Thẻ tiết kiệm kỳ hạn” với số tiền 84.000.000 đồng đứng tên ông Đỗ Văn Lô (bố anh Vinh) và hoàn trả phí dịch vụ XKLĐ còn lại theo quy định… nhưng anh Vinh không đến Cty. Trao đổi với PV, anh Vinh nêu ra lý do: “Do phía Cty Sona thu tiền trái quy định của JITCO nên họ phải trả lại tôi phí môi giới và hoàn trả cho tôi tiền ký quỹ và lãi suất theo đúng quy định!”.

Tin liên quan

Đọc thêm

Một người dân đi làm thủ tục đất đai hơn 10 năm chưa xong Đường dây nóng

Một người dân đi làm thủ tục đất đai hơn 10 năm chưa xong

TTTĐ - Một người dân tại phường Phú Thọ, TP Thủ Dầu Một mua đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thế nhưng khi làm thủ tục sang tên lại bị kéo dài từ năm 2012 đến tận nay vẫn chưa xong.
Khởi tố 5 đối tượng vụ phá rừng tự nhiên tại Đăk Pxi Đường dây nóng

Khởi tố 5 đối tượng vụ phá rừng tự nhiên tại Đăk Pxi

TTTĐ - Cơ quan CSĐT, Công an huyện Đăk Hà đã khởi tố bị can và bắt bị can để tạm giam với 5 đối tượng trong vụ phá rừng tự nhiên tại xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà (tỉnh Kon Tum) mà báo Tuổi trẻ Thủ đô phản ánh.
Hải Phòng sẽ cưỡng chế thu hồi đất hộ bà Phạm Thị Thu Trang Đường dây nóng

Hải Phòng sẽ cưỡng chế thu hồi đất hộ bà Phạm Thị Thu Trang

TTTĐ - UBND huyện An Dương, thành phố Hải Phòng vừa thông tin về việc cưỡng chế thu hồi đất để giải phóng mặt bằng thực hiện Dự án đầu tư xây dựng nút giao khác mức tại ngã tư đường Tôn Đức Thắng – Máng Nước – Quốc lộ 5, xã An Đồng, huyện An Dương.
Gia đình liệt sĩ có dấu hiệu bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản? Đường dây nóng

Gia đình liệt sĩ có dấu hiệu bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản?

TTTĐ - Tin tưởng “cò làm bìa đỏ”, gia đình ông Nguyễn Văn Phụng (con của liệt sĩ Nguyễn Văn Vượng) ở Kiền Bái, Thuỷ Nguyên, Hải Phòng, đã bị Hoàng Anh Đức và một số đối tượng lừa bán thửa đất 104m2 trị giá 1,5 tỷ đồng và 300 triệu đồng tiền vay tín chấp.
Những phản ánh của báo Tuổi trẻ Thủ đô đã được làm rõ Đường dây nóng

Những phản ánh của báo Tuổi trẻ Thủ đô đã được làm rõ

TTTĐ - Gần 1 năm ròng rã, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã kiên trì đeo bám, tìm hiểu vụ việc cấp đất trái quy định, trái thẩm quyền. Với sự vào cuộc quyết liệt và tinh thần cầu thị, đến nay các ngành chức năng tỉnh Kon Tum đã có báo cáo chính thức về hàng loạt sai phạm trong việc quản lý đất đai xảy ra tại Công ty TNHH MTV 732 (Công ty 732) trong việc cấp đất cho các cá nhân.
Xây dựng sai phép, Công ty San Hô Xanh Côn Đảo bị phạt Đường dây nóng

Xây dựng sai phép, Công ty San Hô Xanh Côn Đảo bị phạt

TTTĐ - Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Du lịch San Hô Xanh Côn Đảo về hành vi xây dựng sai phép.
Người dân xã Tân Triều hạn chế tắm giặt vì thiếu nước sạch Đường dây nóng

Người dân xã Tân Triều hạn chế tắm giặt vì thiếu nước sạch

TTTĐ - Mới vào nắng nóng đầu hè đã xảy ra tình trạng thiếu nước sạch trên diện rộng do nguồn nước sông Đà không đủ cung cấp. Tại khu vực Triều Khúc (xã Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội) nguồn nước đến nhỏ giọt, chỉ có vào buổi sáng khiến người dân lo lắng, nhiều gia đình phải hạn chế tắm giặt để tiết kiệm nước sinh hoạt.
Công ty HPP bị "quỵt tiền", chủ đầu tư nói không liên quan? Đường dây nóng

Công ty HPP bị "quỵt tiền", chủ đầu tư nói không liên quan?

TTTĐ - Chủ đầu tư dự án thi công trụ sở UBND phường Chính Gián (TP Đà Nẵng) cho biết không liên quan đến Công ty HPP, THL, do các đơn vị này không trúng thầu.
Tỉnh Kon Tum chỉ đạo điều tra vụ phá rừng tự nhiên Đăk Pxi Đường dây nóng

Tỉnh Kon Tum chỉ đạo điều tra vụ phá rừng tự nhiên Đăk Pxi

TTTĐ - Sau khi báo Tuổi trẻ Thủ đô phản ánh tình trạng phá rừng tự nhiên quy mô lớn tại xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, Ủy ban Nhân dân tỉnh Kon Tum (UBND) đã chỉ đạo yêu cầu điều tra, làm rõ đối tượng và hành vi trong vụ phá rừng trái phép.
Thực tế thửa đất mua đúng luật bị giả mạo hồ sơ ủy quyền chiếm đoạt Đường dây nóng

Thực tế thửa đất mua đúng luật bị giả mạo hồ sơ ủy quyền chiếm đoạt

TTTĐ - Sau loạt bài phản ánh vụ mua đất đúng luật bị người khác dùng hồ sơ ủy quyền giả mạo mua bán chiếm đoạt ở tỉnh Long An được bạn đọc quan tâm và Công an huyện Đức Huệ phục hồi điều tra, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô tìm hiểu thêm thực tế thửa đất.
Xem thêm