Tag

Người viết tiểu thuyết lịch sử phải trường vốn về văn hóa

Văn hóa 23/09/2017 16:00
aa
TTTĐ.VN- Nhà văn Hoàng Quốc Hải đúc rút ra kinh nghiệm sau khi viết hai bộ “Bão táp triều Trần” và “Tám triều vua Lý” là: “Người viết tiểu thuyết lịch sử phải trường vốn về văn hóa. Nếu không trường vốn về văn hóa và những kiến thức về phong tục tập quán, về triết học thì không đủ sức mà “bơi” ra trong từng ấy trang sách”.

Người viết tiểu thuyết lịch sử phải trường vốn về văn hóa

Sáng 23/9, tại Sân khấu chính Hội Sách Hà Nội lần thứ IV (Hoàng Thành Thăng Long, 19C Hoàng Diệu, HN) đã diễn ra buổi giao lưu Lý triều rồng bay Đại Việt nhân dịp tái bản bộ tiểu thuyết lịch sử Tám triều vua Lý.

Chia sẻ về lí do viết ngược trình tự thời gian, tức là viết về triều Lý sau triều Trần, nhà văn Hoàng Quốc Hải cho biết sau khi viết xong bộ “Bão táp triều Trần”, ông rơi vào trạng thái trống rỗng mà không hiểu vì sao, sau nghĩ rằng nếu như không có nhà Lý đặt nền móng văn hiến thì nhà Trần không thể nào có một cơ sở bền vững để đạt đến những đỉnh cao sáng chói như thế được. Nếu không viết về nhà Lý thì thật là thiếu sót, chính vì vậy ông lại tập trung công sức để viết tiếp bộ tiểu thuyết đồ sộ này.

Người viết tiểu thuyết lịch sử phải trường vốn về văn hóa

Nhà văn Hoàng Quốc Hải đúc rút ra kinh nghiệm sau khi viết hai bộ “Bão táp triều Trần” và “Tám triều vua Lý” là: “Người viết tiểu thuyết lịch sử phải trường vốn về văn hóa. Nếu không trường vốn về văn hóa và những kiến thức về phong tục tập quán, về triết học thì không đủ sức mà “bơi” ra trong từng ấy trang sách”. Người viết phải biết “quản lí”, bao quát tất cả những gì mình bày ra cho bạn đọc. Ông lấy ví dụ về nhà văn Lev Tolstoy khi viết Chiến tranh và hòa bình có đến hơn 500 nhân vật, chỉ sợ “chém” nhân vật ấy đi rồi lần sau lại sống dậy, nhà văn nổi tiếng phải “canh” từng nhân vật một như từng quân cờ, có cái hộp bên cạnh, nhân vật nào chết rồi thì ném vào cái hộp ấy. Nhà văn Nguyễn Công Hoan thì cũng có giai thoại đang đánh tổ tôm thì chủ bút một tờ báo cho người đến giục là truyện dài kì ông đang viết dở chưa có cho số sau. Thế là ông nhờ người cầm hộ ván bài và ra viết để người kia kịp cầm đi ngày mai in báo. Chả hiểu sao nhân vật ấy bị cụ “khai tử”. Số sau, ông chủ báo thắc mắc sao nhân vật ấy đang hoành tráng thế sao lại giết nó đi, cụ mới ngớ người ra và “chữa” bằng cách là cho nhân vật sống lại vì lần trước uống nhầm phải loại thuốc không độc. Nhà văn Hoàng Quốc Hải kể hai chuyện đó để nói rằng mỗi người có một cách viết khác nhau, ông không học được các cụ mà chắc chắn nếu các cụ có sống lại cũng… không học của ông.

Ông không hề có một dàn ý nào cả. Khi ông viết tất cả các đề cương, nhân vật đều ở trong đầu, khi nào nhân vật nào cần xuất hiện thì tự dưng xuất hiện theo tính logic của cuộc sống. Trong quá trình viết ông phải hư cấu nên một số nhân vật mà bản thân người đời cũng không biết đấy chính là nhân vật không có thật trong lịch sử. Ông lấy ví dụ trong cuốn “Tám triều vua Lý” mình hư cấu nên một nhân vật mà một nhà phê bình sành sỏi nhận định rằng ông viết về nhân vật ấy hay quá, ngoài đời thực không hay được thế đâu. Sự thực thì đâu có nhân vật ấy để mà hay. Bởi lẽ, nhiệm vụ của những nhà viết tiểu thuyết lịch sử là phải giải mãi những gì đã diễn ra mấy trăm năm, mấy nghìn năm về trước mà chẳng ai biết những sự kiện ấy diễn ra như thế nào, nói năng, tính toán ra làm sao để dẫn từ nguyên nhân ấy đến kết quả ấy. Sự hư cấu là cần thiết để cho hợp tính logic và bản thân ông hư cấu đến mức chân thực, nghĩa là sự hư cấu ấy nhuần nhuyễn và hợp lý đến mức người đọc thấy được lịch sử như đang diễn ra trước mắt mình một cách đúng như nó diễn ra trong nhiều năm về trước.

Người viết tiểu thuyết lịch sử phải trường vốn về văn hóa

Nhà văn cũng giành nhiều thời lượng của buổi giao lưu để ca ngợi những thành tựu của triều Lý, đặc biệt là Lý Thái Tổ, vị vua có tầm nhìn lịch sử chiến lược khi dời đô về Thăng Long để Hà Nội là đế đô của muôn đời và có nhiều chính sách tuyệt vời, tạo nên sức mạnh của cả vương triều.

Tám triều vua Lý được nhà văn Hoàng Quốc Hải khởi viết sau khi ông hoàn thành xong bộ tiểu thuyết đồ sộ về nhà Trần: "Bão táp nhà Trần". Thời Lý là thời đại đã để lại những bài học sinh động và sâu sắc trong công cuộc dựng nước và giữ nước, về sự đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo, sự thu phục lòng dân, dựa vào sức dân, vì dân, những bài học vẫn còn nguyên giá trị lớn lao trong thế sự hiện tại.

Người viết tiểu thuyết lịch sử phải trường vốn về văn hóa

Ngòi bút Hoàng Quốc Hải đã phục dựng hình ảnh, không khí, sự kiện của quá khứ, đó là tôn vinh những tinh hoa của người Việt ta từ bao đời nay. Tinh hoa đó là truyền thống văn hóa, lòng yêu nước, lòng tự tôn dân tộc, ý chí quật cường trong dựng nước và giữ nước thể hiện qua những việc làm thiết thực, từ những chiếu dụ của một vị vua như chiếu dụ miễn thuế cho dân hai đợt, mỗi đợt ba năm của Lý Thái Tổ, đến những chính sách, những việc làm của bộ máy điều hành nhà nước ở thời Lý giúp hòa hợp được cả ba tôn giáo lớn trong bối cảnh nhiều nơi trên thế giới xảy ra chiến tranh tôn giáo tàn khốc. Đó là những lễ hội ở cấp làng xã, cấp quốc gia với áo mũ, cờ, trống, ca vũ, không lai căng, pha tạp mà thuần chất Việt, đặc trưng của người Việt. Đó là những nhà lãnh đạo có trí và tâm soi sáng cả đương thời và hậu thế như Lý Thái Tổ, Lý Nhân Tông… những gương mặt anh hùng như Lý Thường Kiệt, Lý Kế Nguyên… Đó là tinh thần hiếu học, trọng nghĩa, khuyến tài, là truyền thống con kính trọng và hiếu thuận với cha mẹ, dân đồng lòng phò vua, là không khí sục sôi tinh thần quyết tâm giữ nước trước họa xâm lăng.

Nhà văn Hoàng Quốc Hải sinh năm 1938 tại huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương. Ông đạt Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2017; Giải thưởng Hội Văn nghệ Hà Nội, năm 1970 (truyện Ông Giám đốc như tôi đã biết); Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội, năm 2008 (bộ Bão táp triều Trần).

Tin liên quan

Đọc thêm

Hà Nội tổ chức nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc Điện ảnh - Âm nhạc

Hà Nội tổ chức nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc

TTTĐ - Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật tại nhiều quận, huyện của Hà Nội chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
7 đơn vị nghệ thuật biểu diễn phục vụ Nhân dân Điện ảnh - Âm nhạc

7 đơn vị nghệ thuật biểu diễn phục vụ Nhân dân

TTTĐ - Chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm Ngày Quốc tế lao động (1/5/1886 - 1/5/2024), 7 đơn vị nghệ thuật của Hà Nội tổ chức nhiều đêm biểu diễn phục vụ Nhân dân Thủ đô. Hoạt động này được diễn ra tại trung tâm một số quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố.
Thí sinh thuyết trình, hùng biện để lan tỏa tình yêu với sách Văn hóa

Thí sinh thuyết trình, hùng biện để lan tỏa tình yêu với sách

TTTĐ - Năm 2024, Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc thành phố Hà Nội với yêu cầu cao hơn, quy mô và chất lượng hơn. Điểm nổi bật của cuộc thi năm nay là mở rộng đối tượng dự thi cho các em đang học tập tại các trường quốc tế trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Lê Thanh Phong tiết lộ về điệu tứ hoa trong dân ca Ví, Giặm Văn hóa

Lê Thanh Phong tiết lộ về điệu tứ hoa trong dân ca Ví, Giặm

TTTĐ - “Hoàng tử Ví, Giặm” Lê Thanh Phong tiết lộ về điệu Tứ hoa trong dân ca Ví, Giặm trong đêm nhạc "Quê ơi là quê".
Hà Nội tuyên truyền, cổ động trực quan có trọng điểm, thiết thực Văn hóa

Hà Nội tuyên truyền, cổ động trực quan có trọng điểm, thiết thực

TTTĐ - Hà Nội đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, cổ động trực quan nhằm tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng bộ, tầng lớp Nhân dân và lực lượng vũ trang Thủ đô về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ.
70 tác phẩm đặc sắc khắc họa chân thực “Đường lên Điện Biên” Văn hóa

70 tác phẩm đặc sắc khắc họa chân thực “Đường lên Điện Biên”

TTTĐ - Bằng ngôn ngữ tạo hình phong phú, triển lãm "Đường lên Điện Biên" trưng bày 70 tác phẩm hội họa, đồ họa, điêu khắc, ký họa, áp phích… của 34 tác giả, sáng tác trải dài từ năm 1949 - 2009.
SBOOKS livestream lan tỏa văn hóa đọc Văn hóa

SBOOKS livestream lan tỏa văn hóa đọc

TTTĐ - Hòa chung không khí Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, đội ngũ SBOOKS đã tổ chức livestream tại gian hàng tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam 2024 Văn học

Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam 2024

TTTĐ - Chiều 22/4, Trường Đại học Hòa Bình (Mỹ Đình, Hà Nội) đã tổ chức tọa đàm “Sách và khát vọng phát triển”.
Khai mạc ngày hội văn hóa dân tộc gắn với hội thi tuyên truyền Văn hóa

Khai mạc ngày hội văn hóa dân tộc gắn với hội thi tuyên truyền

TTTĐ - Tối 22/4, tại huyện Ngọc Hồi (tỉnh Kon Tum) đã diễn ra lễ khai mạc ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Ngọc Hồi lần thứ V, năm 2024 gắn với hội thi tuyên truyền lưu động hướng đến kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Trường Sơn - Hồ Chí Minh huyền thoại.
Lễ hội Thập niên sự lệ - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đậm đà bản sắc Văn hóa

Lễ hội Thập niên sự lệ - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đậm đà bản sắc

TTTĐ - Tối 22/4, trong khuôn khổ lễ hội Thập niên sự lệ 2024, đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trao bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tới Lễ hội đền Nguyễn Cảnh Hoan (xã Tràng Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An).
Xem thêm