Tag

Nhà văn Đỗ Bích Thúy có viết tiểu thuyết ngôn tình không?

Văn học 10/04/2017 14:54
aa
TTTĐ- Trong buổi giao lưu với nhà văn Đỗ Bích Thúy và đoàn làm phim “Lặng yên dưới vực sâu” vừa diễn ra tại công viên Thống Nhất (Hà Nội) trong khuôn khổ Ngày sách Việt Nam lần thứ 4, một độc giả đã hỏi: Liệu sắp tới nhà văn Đỗ Bích Thúy có viết sách ngôn tình không?

Nhà văn Đỗ Bích Thúy có viết tiểu thuyết ngôn tình không?

Nhà văn Đỗ Bích Thúy có viết tiểu thuyết ngôn tình không?

Nhà thơ Hữu Việt dẫn dắt buổi giao lưu


Bộ phim “Lặng yên dưới vực sâu” đang phát sóng trong chương trình Rubik 8 của Đài Truyền hình Việt Nam, được hình thành từ truyện vừa cùng tên của nhà văn Đỗ Bích Thúy viết cách đây khoảng 10 năm.

Tại buổi giao lưu, diễn viên Nguyễn Đình Tú (vai Vừ trong phim “Lặng yên dưới vực sâu) cũng có mặt. Đình Tú kể: “Trời Hà Giang rét cắt da cắt thịt, mặc áo phao dày còn lạnh, nhưng khi chúng tôi ra diễn thì phải mặc áo rất mỏng. Tôi phải dùng tới 6-7 miếng dán giữ nhiệt quanh người mới đủ ấm”.

Khó khăn về thời thiết cũng chỉ là một trong những thử thách mà diễn viên phải vượt qua. Theo Tú, để có những cảnh quay chân thực, đạo diễn Đào Duy Phúc đã cho diễn viên gùi cỏ, cuốc xẻng với độ nặng giống như bà con người Mông vẫn gùi hàng ngày. Diễn viên Minh Phương (vai bà Máy) đã phải gùi một gùi nặng cỏ cao hơn đầu người, đi trên con đường mòn hiểm trở… Diễn viên Đình Tú tiết lộ thêm: “Những cảnh leo trèo, chạy nhảy trên con đường chênh vênh miệng vực, một bên là đá tai mèo sắc nhọn cũng khá thót tim. Tôi còn nhớ cảnh tập cưỡi ngựa, đầu đội mũ bảo hiểm, rồi gùi thật nặng, sau đó cả người đau ê ẩm hàng tuần trời”.


Nhà văn Đỗ Bích Thúy có viết tiểu thuyết ngôn tình không?

Nhà văn Đỗ Bích Thúy

Chia sẻ tại buổi giao lưu vừa diễn ra tại Hà Nội, nhà văn Đỗ Bích Thúy cho biết, khi nhận lời viết kịch bản cho 32 tập phim truyền hình “Lặng yên dưới vực sâu” chị đã suy nghĩ rất nhiều về những vấn đề và câu chuyện đặt ra trong phim. Nhiều câu chuyện, chi tiết được lấy ra từ trong truyện vừa đã công bố, nhưng khi viết kịch bản phim, để có thể kéo dài tới 32 tập chị cũng đã thêm vào đó rất nhiều câu chuyện, mở rộng không gian…

Khi viết xong 32 tập kịch bản, nhà văn Đỗ Bích Thúy thấy rằng, nếu vẫn để nguyên truyện vừa kia thì có thể nhiều độc giả khi xem phim và đọc sách sẽ có những thắc mắc. Vì vậy, nhà văn – nhà biên kịch Đỗ Bích Thúy đã quyết định viết thành cuốn tiểu thuyết “Lặng yên dưới vực sâu”.

Nhà văn Đỗ Bích Thúy có viết tiểu thuyết ngôn tình không?

Bìa cuốn tiểu thuyết "Lặng yên dưới vực sâu"

Cuốn tiểu thuyết, như vậy, được hình thành sau khi đã xong 32 tập kịch bản phim. Tuy nhiên, thời gian ê-kíp sản xuất bộ phim kéo dài khá lâu, do vậy, đến nay phim và sách cùng “song kiếm hợp bích”.

Theo đó, khán giả vừa theo dõi bộ phim được phát sóng vào 14h30 thứ 7 và chủ nhật hằng tuần, vừa có thể cầm trên tay tiểu thuyết “Lặng yên dưới vực sâu” vừa được xuất bản để đối sánh.

Đọc tiểu thuyết của Đỗ Bích Thúy, nhà văn - nhà biên kịch Phạm Ngọc Tiến cho rằng, “câu chuyện tình tay ba của các nhân vật đầy bi thảm nhưng rất đẹp. Đẹp như khúc tình ca Mông của những người con trai, con gái yêu nhau cùng hạnh phúc và bất hạnh. Đỗ Bích Thúy đã cho chúng ta những cảm giác trái ngược cùng bất ngờ của chữ nghĩa cuộn chảy trong tác phẩm”.


Nhà văn Đỗ Bích Thúy có viết tiểu thuyết ngôn tình không?

Nhà văn Đỗ Bích Thúy ký tặng sách độc giả


Tại buổi giao lưu, nhà văn Đỗ Bích Thúy cũng đã chia sẻ nhiều câu chuyện thú vị liên quan đến tục “cướp vợ” của người Mông.

Trả lời câu hỏi giao lưu của một độc giả, Đỗ Bích Thúy cho rằng đúng ra nên gọi là tục bắt vợ. Đây là phong tục đẹp đã có từ lâu đời của người Mông. Tục này thường xảy ra khi chàng trai và cô gái yêu nhau, nhưng do gia đình của chàng trai nghèo quá nên không đáp ứng được những lễ thách cưới của nhà cô gái nên được sự thống nhất của hai gia đình, chàng trai hẹn cô gái đến một địa điểm rồi… bắt về làm vợ.

Nhà văn Đỗ Bích Thúy có viết tiểu thuyết ngôn tình không?

Hai nhà thơ đọc trích đoạn tiểu thuyết


Một độc giả khác vốn chung thủy với dòng sách ngôn tình đi dự hội thách, thấy cuộc giao lưu lại có tiết mục đọc trích đoạn tiểu thuyết “Lặng yên dưới vực sâu” do nhà thơ Lữ Thị Mai và nhà thơ Nguyễn Quang Hưng đảm trách đã tâm sự, rất thích câu chuyện của tiểu thuyết này và dù chưa phải là fan của nhà văn Đỗ Bích Thúy nhưng sẽ đọc cuốn sách của chị.

Độc giả này cũng đặt câu hỏi, liệu sắp tới nhà văn Đỗ Bích Thúy có viết sách ngôn tình? Bất ngờ trước câu hỏi này, nhà văn của “Lặng yên dưới vực sâu” cho rằng, chị mơ ước có được những cuốn sách bán chạy nhưng thấy mình hợp với con đường văn chương đã chọn.

“Lặng yên dưới vực sâu” là tiểu thuyết thứ 5 và là cuốn sách thứ 17 của Đỗ Bích Thúy. Theo nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến, tiểu thuyết là “một câu chuyện hấp dẫn, lạ lẫm, đầy hình ảnh về người Mông lạ kỳ, kiêu hãnh. Viết được như Đỗ Bích Thúy về dân tộc Mông giờ hiếm người theo kịp”.

Tin liên quan

Đọc thêm

Tình yêu là sự sống Văn học

Tình yêu là sự sống

TTTĐ - Tình yêu là sự đồng điệu giữa hai con tim; nói cách khác là sự hòa hợp giữa hai tâm hồn trong nghĩ suy về cuộc đời, cùng tự nguyện sẻ chia mọi vui buồn nhân thế, dù có xa xôi, cách trở, dù gặp mưa nắng, bão dông.
Sôi động các hoạt động giao lưu, giới thiệu tác phẩm Văn học

Sôi động các hoạt động giao lưu, giới thiệu tác phẩm

TTTĐ - Chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3, năm 2024, Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt nhiều tựa sách mới, nội dung và hình thức đặc sắc thuộc nhiều thể loại: truyện kể cho lứa tuổi mẫu giáo, văn học thiếu nhi, sách kiến thức, khoa học, kĩ năng gợi mở tư duy, truyền tải năng lượng tích cực... Nhiều hoạt động giao lưu ra mắt, giới thiệu sách với công chúng cũng được NXB Kim Đồng tổ chức trong dịp này.
Bản hòa âm lòng biết ơn, tự hào và tình yêu Tổ quốc Văn học

Bản hòa âm lòng biết ơn, tự hào và tình yêu Tổ quốc

TTTĐ - Trường ca "Giao hưởng Điện Biên" của nhà thơ Hữu Thỉnh ra đời đúng dịp kỉ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Đây là một tác phẩm văn học vô cùng ý nghĩa hướng đến ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước, khơi dậy tình yêu và lòng tự hào dân tộc, cũng như sự biết ơn các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để giành lại độc lập cho Tổ quốc, đối với thế hệ trẻ hôm nay.
Khai mạc ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024 Văn học

Khai mạc ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024

TTTĐ - 20h ngày 17/4/2024, tại khu vực nội tự Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Lễ Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024.
“Thư viện của những thần tượng” mừng Ngày Sách Việt Nam Văn hóa

“Thư viện của những thần tượng” mừng Ngày Sách Việt Nam

TTTĐ - Cuốn sách "Thư viện của những thần tượng" ra mắt độc giả vào dịp tháng 4 - tháng của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4), Ngày Sách và Bản quyền Thế giới (23/4) như một lời tri ân sâu sắc đến sách, văn chương và những người yêu đọc sách nói chung.
Tạo nét đẹp trong đời sống văn hóa người Hà Nội Văn học

Tạo nét đẹp trong đời sống văn hóa người Hà Nội

TTTĐ - Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024 diễn ra tại Hà Nội được tổ chức theo hướng đa dạng, phong phú, tạo nét đẹp trong đời sống văn hóa - xã hội, xây dựng người Hà Nội thanh lịch - văn minh, giữ gìn và phát huy giá trị Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến.
Nhiều hoạt động hấp dẫn và thực chất Văn học

Nhiều hoạt động hấp dẫn và thực chất

TTTĐ - Nhiều hoạt động hấp dẫn và thực chất được tổ chức xuyên suốt những ngày diễn ra Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2024 tại Hà Nội để tăng thêm tình yêu với tri thức cho độc giả.
TP HCM: Nhiều hoạt động trọng điểm trong Ngày Sách và văn hóa đọc Văn học

TP HCM: Nhiều hoạt động trọng điểm trong Ngày Sách và văn hóa đọc

TTTĐ - Ông Trịnh Hữu Anh, Trưởng phòng Xuất bản - In và Phát hành, Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM cho biết, Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam lần 3 năm 2024 sẽ mở cửa tri thức cho thế hệ trẻ trong thời đại kỹ thuật số.
Ơn người thầy lớn Văn học

Ơn người thầy lớn

TTTĐ - Thơ Nguyễn Hồng Vinh đề cập đa dạng các vấn đề đời sống đất nước. Từ cảm xúc “Ở rẻo đất tột cùng” nơi đất mũi Cà Mau, đến “Sắc hoa mộc miên” ở Đồng Văn - Lũng Cú; từ “Cầu vồng sau mưa” ở đất biển Hải Phòng, đến cuộc sống gian nan giữa trời đổ lửa của người dân làm muối miền Trung; từ nỗi tảo tần “Tẽ ngô - đời mẹ” đến ngẫm suy về nhân tình thế thái; đặc biệt là những bài trữ tình, thiết tha về tình yêu đôi lứa, một đề tài tưởng là muôn thuở nhưng qua thơ Hồng Vinh vẫn có những đặc thù riêng...
Ra mắt cuốn sách "Điện Biên Phủ - Lịch sử và ký ức" Văn học

Ra mắt cuốn sách "Điện Biên Phủ - Lịch sử và ký ức"

TTTĐ - Cuốn sách "Điện Biên Phủ - Lịch sử và ký ức" do Tỉnh ủy Điện Biên, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức biên soạn.
Xem thêm