Tag

Nhà văn mặc áo lính phải có nghĩa vụ viết về chính cuộc đời mình

Văn học 25/08/2017 20:55
aa
TTTĐ.VN- Trong khuôn khổ Triển lãm - hội chợ sách quốc tế lần thứ III đang diễn ra tại Công viên Thống nhất (Hà Nội), sáng 25/8, NXB Văn học phối hợp với khoa Văn học - ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề: “Người lính viết về chiến tranh - Nói về văn học chiến tranh”.

Nhà văn mặc áo lính phải có nghĩa vụ viết về chính cuộc đời mình

Đến dự buổi giao lưu có nhà thơ Nguyễn Thụy Kha, nhà thơ Hữu Việt, nhà phê bình Bùi Việt Thắng, GS.TS Trần Ngọc Vương, PGS.TS Phạm Xuân Thạch, PGS.TS Văn Giá, nhà văn Bình Ca... cùng đông đảo sinh viên khoa Văn học trường ĐH KHXH&NV Hà Nội và bạn đọc.

Nhà văn mặc áo lính phải có nghĩa vụ viết về chính cuộc đời mình


Nhà thơ Nguyễn Thụy Kha- một người lính đã từng chiến đấu tại chiến trường Quảng Trị năm 1972 cho rằng: “Các thế hệ nhà văn của chúng ta chưa bao giờ ngừng viết về đề tài này và chắc chắn, còn nhiều tác phẩm văn học nữa về chiến tranh sẽ được ra đời trong thời gian tới”.

Những ngày này, đất nước vừa trải qua đợt kỉ niệm 70 năm ngày thương binh liệt sỹ. Những mất mát từ những cuộc chiến tranh của dân tộc vẫn còn hằn sâu lên mỗi gia đình có người không tiếc máu xương ngoài chiến trường để bảo vệ hòa bình cho dân tộc. Trong khi đó, vào những ngày tháng bảy âm lịch hàng năm như hiện tại, người ta hướng nhiều đến thế giới tâm linh và những hoạt động để tri ân các anh hùng liệt sĩ. Hai tác phẩm được nhắc đến nhiều trong cuộc tọa đàm, đó là “Tàn đen đốm đỏ” của nhà văn Phạm Ngọc Tiến và “Quảng Trị 1972” của Nguyễn Quang Vinh. Điều đặc biệt, hai cuốn sách một hư cấu và một là hồi ức đều được viết bởi hai người con của Hà Nội.

Nhà văn mặc áo lính phải có nghĩa vụ viết về chính cuộc đời mình


Nhà văn Phạm Ngọc Tiến dựng lên cuốn tiểu thuyết bằng những hồi ức của mình. Anh đi lính từ năm 16 tuổi. Có thể nói đây là cuốn sách viết về người Hà Nội. Những hồi ức phố phường lấy từ chính anh, hàng xóm, họ hàng, bạn bè, đồng đội của anh.

“Tàn đen đốm đỏ”- cuốn sách được in lần đầu năm 1994 và tái bản nhiều lần, từng đạt giải thưởng Văn học Nghệ thuật Hà Nội 5 năm (1991 - 1996). Ấn bản mới nhất vừa được NXB Văn học phát hành nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ. Nhà văn Phạm Ngọc Tiến tâm sự về cuốn sách của mình: “Tàn đen đốm đỏ” ra đời một cách hết sức ngẫu nhiên. Năm 1994 tôi tham gia Trại viết ở Đại Lải, bản thảo của tôi độ hơn 100 trang viết tay nhưng đưa lên có một cái gì hững hờ lắm, không thấy có hứng thú. Một ngày tôi ngồi uống rượu với nhà thơ Nguyễn Lương Ngọc, Nguyễn Bình Phương, tự dưng nảy ra cái tứ là viết về người mãi rồi, sao không viết về “ma”. Tôi không đủ kiến văn, từng trải, lịch lãm, học vấn để thể hiện được thế giới ma nên phải viết về thế giới âm hồn của những người tham gia chiến tranh.

Đây là cuốn tiểu thuyết duy nhất của tôi khi viết đã hình dung ra trước tất cả chứ không phải viết đến đâu được đến đấy. Tất cả mọi thứ rõ ràng trước mắt tôi, từ bối cảnh hiện ra một cái hang trong đó đầy dơi. Ở đó có một ông già “9 năm” đại diện cho thế hệ trước, thế hệ kháng chiến chống Pháp. Một người đóng vai trò biết tuốt vì đủ độ lắng của đau khổ, hi sinh. Các nhân vật còn lại là một anh chiến sĩ tên Phương bị thương bị bỏ lại và mất ở trong hang, một anh lính ngụy bị đồng đội tiêu diệt và một cô chiến sĩ giải phóng không có tên. Những nhân vật trong đó đầy đủ các thế hệ, có cả ta, địch. Họ cũng có tình yêu, có thù hận, có hồi ức, có tất cả những thứ như một con người bình thường. Họ còn khao khát tương lai nhưng tôi định ước cho họ rằng trong cái thế giới ấy họ không thể chạm được vào nhau. Mọi cố gắng chạm vào đều khiến họ đau đớn. Họ cũng không thể đi thoát khỏi cái hang đó được. Tôi nghĩ rằng, đọc cuốn sách này, những gia đình có thân nhân rơi vào hoàn cảnh tương tự như vậy sẽ có một sự chia sẻ.

Thế giới tôi muốn đề cập đến thế giới vong hồn. Chúng ta thường quan niệm những người chết thì xuống âm phủ thành hồn ma nhưng những người chết trận không được chôn cất, không được thừa nhận, hương khói thì cõi hồn của họ vật vờ, không siêu thoát. Đây là một cái giá đau đớn nhất của chiến tranh. Có khoảng 60 vạn người mất chưa tìm được tung tích, đó là cái giá đắt của cuộc chiến. Tôi cho rằng “Tàn đen đốm đỏ” ở thời điểm ấy là cuốn tiểu thuyết duy nhất chạm vào vấn đề tâm linh đó, dựng ra thế giới kẹt giữa trần thế và âm cung. Họ ngồi đợi mỏi mòn rồi đến ngày chiến thắng, từng sư đoàn lần lượt trở về quê hương, liệu có ai còn nhớ đến họ? Câu trả lời là có, luôn nhớ. Họ luôn ở trong trái tim những người thân yêu của mình.

Đây là cuốn sách duy nhất tôi sử dụng văn chương. Tôi viết rất lãng mạn, tả gió tả mây, tả trời đất, tình yêu miên man. Sau này, giọng văn tôi đổi khác nhiều và không bao giờ lặp lại được như cuốn sách này nữa”.

Tác giả Nguyễn Quang Vinh cũng là một người Hà Nội, sinh ra ở Hà Nội, rời mái trường Hà Nội đi vào chiến trận. Năm 1972 có đợt tổng động viên lớn và chủ yếu những sinh viên Hà Nội lên đường tòng quân, trong đó có Nguyễn Quang Vinh, Hoàng Nhuận Cầm, Nguyễn Văn Thạc… Cả vạn người đã ngã xuống khi vượt sông Thạch Hãn sang Thành cổ Quảng Trị. Cuốn “Quảng Trị 1972” là những hồi ức thật của tác giả khi tham gia trận chiến ác liệt này.

Nhà bình Bùi Việt Thắng và PGS Phạm Xuân Thạch đều xếp “Tàn đen đốm đỏ” vào danh sách những cuốn sách viết về chiến tranh hay nhất ở Việt Nam, bên cạnh “Nỗi buồn chiến tranh” (Bảo Ninh), “Ăn mày dĩ vãng” (Chu Lai), “Mình và họ” (Nguyễn Bình Phương), “Miền hoang” (Sương Nguyệt Minh)…

Theo nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại- Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội, văn học gần đây có khuynh hướng thiên về ký sự, mô tả sự thật như nó vốn có. “Sự thật cuộc chiến đấu Quảng Trị năm 1972 hào hùng và tiêu biểu đến nỗi, không cần tới hư cấu và bởi không cần đến hư cấu nên lay động sâu xa tới người đọc. Cuốn “Quảng Trị 1972” của Nguyễn Quang Vinh hấp dẫn từ đầu chí cuối, không chỉ có giá trị lịch sử mà còn góp phần khẳng định khuynh hướng mới có nhiều triển vọng trong đời sống văn học hiện nay”.

Là tác giả duy nhất có mặt trong buổi giao lưu, ra mắt hai cuốn sách, nhà văn Phạm Ngọc Tiến chia sẻ rất chân thành: “Tôi rất thích đọc văn học chiến tranh. Tôi đặc biệt thần tượng Erich Maria Remarque, đặc biệt với hai cuốn “Phía Tây không có gì lạ” và “Đường về” của ông. Tôi cũng đọc cuốn “Nỗi buồn chiến tranh” của nhà văn Bảo Ninh trong trạng thái bàng hoàng. Cũng là lính mà tôi không thể tưởng tượng được cuộc chiến tranh nó lại thảm khốc đến vậy. Đó cũng là lí do hôm nay tại sao tôi ngồi ở cuộc giao lưu này, vì tôi đã gặp lại chính sự thảm khốc ấy trong “Quảng Trị 1972” của anh Nguyễn Quang Vinh. Văn học trực diện về chiến tranh nó tạo ấn tượng khủng khiếp, gieo vào nỗi ám ảnh trong lòng người đọc. Một nhà văn đã từng khoác áo lính phải có nghĩa vụ và sự thôi thúc phải viết về chính cuộc đời của anh đã. Đó là lí do tôi viết “Tàn đen đốm đỏ”.

Tin liên quan

Đọc thêm

Nhiều hoạt động hấp dẫn và thực chất Văn học

Nhiều hoạt động hấp dẫn và thực chất

TTTĐ - Nhiều hoạt động hấp dẫn và thực chất được tổ chức xuyên suốt những ngày diễn ra Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2024 tại Hà Nội để tăng thêm tình yêu với tri thức cho độc giả.
TP HCM: Nhiều hoạt động trọng điểm trong Ngày Sách và văn hóa đọc Văn học

TP HCM: Nhiều hoạt động trọng điểm trong Ngày Sách và văn hóa đọc

TTTĐ - Ông Trịnh Hữu Anh, Trưởng phòng Xuất bản - In và Phát hành, Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM cho biết, Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam lần 3 năm 2024 sẽ mở cửa tri thức cho thế hệ trẻ trong thời đại kỹ thuật số.
Ơn người thầy lớn Văn học

Ơn người thầy lớn

TTTĐ - Thơ Nguyễn Hồng Vinh đề cập đa dạng các vấn đề đời sống đất nước. Từ cảm xúc “Ở rẻo đất tột cùng” nơi đất mũi Cà Mau, đến “Sắc hoa mộc miên” ở Đồng Văn - Lũng Cú; từ “Cầu vồng sau mưa” ở đất biển Hải Phòng, đến cuộc sống gian nan giữa trời đổ lửa của người dân làm muối miền Trung; từ nỗi tảo tần “Tẽ ngô - đời mẹ” đến ngẫm suy về nhân tình thế thái; đặc biệt là những bài trữ tình, thiết tha về tình yêu đôi lứa, một đề tài tưởng là muôn thuở nhưng qua thơ Hồng Vinh vẫn có những đặc thù riêng...
Ra mắt cuốn sách "Điện Biên Phủ - Lịch sử và ký ức" Văn học

Ra mắt cuốn sách "Điện Biên Phủ - Lịch sử và ký ức"

TTTĐ - Cuốn sách "Điện Biên Phủ - Lịch sử và ký ức" do Tỉnh ủy Điện Biên, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức biên soạn.
Sáng tạo với bộ sách giúp bé trải nghiệm làm tác giả nhí Văn học

Sáng tạo với bộ sách giúp bé trải nghiệm làm tác giả nhí

TTTĐ - “Truyện cổ tích của chúng mình” mang đến cho các bé trải nghiệm tuổi thơ đặc biệt khi được tự làm tác giả một bộ sách.
Có thể và không thể - bức tranh tinh tế về sự mong chờ và hy vọng Văn học

Có thể và không thể - bức tranh tinh tế về sự mong chờ và hy vọng

TTTĐ - Bài thơ "Có thể và không thể" của thi sĩ Nguyễn Hồng Vinh là một tác phẩm mang đậm tình cảm và sự lưu luyến. Tác giả đã tinh tế tạo dựng nên một bức tranh về những khát khao hy vọng cùng sự chờ đợi thủy chung.
Á hậu Trang Viên ra mắt tập thơ "Ru tình" Văn học

Á hậu Trang Viên ra mắt tập thơ "Ru tình"

TTTĐ - Sau thành công của tập thơ đầu tay “Đêm mặn” với gần 5.000 cuốn, Á hậu Trang Viên tiếp tục gửi đến độc giả tác phẩm mới nhất mang tên "Ru tình".
"Nỗi tiếc" mùa xuân của Đỗ Hoàng Anh Văn học

"Nỗi tiếc" mùa xuân của Đỗ Hoàng Anh

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài thơ "Nỗi tiếc" của tác giả Đỗ Hoàng Anh.
Tưởng tượng - thơ của Bùi Thị Thu Lê Văn học

Tưởng tượng - thơ của Bùi Thị Thu Lê

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài thơ "Tưởng tượng" của tác giả Bùi Thị Thu Lê.
Tác giả Đỗ Hoàng Anh trải lòng "Một vòng trần ai" Văn học

Tác giả Đỗ Hoàng Anh trải lòng "Một vòng trần ai"

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài thơ "Một vòng trần ai" của tác giả Đỗ Hoàng Anh.
Xem thêm