Tag

Những đóng góp của Đại tướng Văn Tiến Dũng làm nên đại thắng mùa xuân 1975

Văn hóa 30/04/2017 08:37
aa
TTTĐ.VN- Nếu trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tài thao lược của Đại tướng Văn Tiến Dũng thể hiện ở tài cầm quân xông pha nơi trận mạc trong lòng địch hậu, thì trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tên tuổi của đồng chí lại gắn với những chiến dịch lớn mang tính chiến lược.

Những đóng góp của Đại tướng Văn Tiến Dũng làm nên đại thắng mùa xuân 1975

Kỷ niệm 42 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước năm nay cũng là dịp Đảng, Nhà nước và Quân đội ta kỷ niệm 100 năm ngày sinh Đại tướng Văn Tiến Dũng (2/5/1917) - người đã góp phần quan trọng làm nên đại thắng mùa xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Đồng chí Đại tướng Văn Tiến Dũng (bí danh là Lê Hoài), sinh ngày 2/5/1917 tại xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội (nay là phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội). Giữ cương vị Tổng tham mưu trưởng Quân đội suốt 25 năm, trong đó gắn trọn với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kéo dài 21 năm, Đại tướng Văn Tiến Dũng để lại những dấu ấn không phai trong mỗi thắng lợi vẻ vang trên chiến trường và cả trong lòng binh sỹ.

Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào (1971) là cuộc đọ sức giữa khối chủ lực cơ động ngụy được Mỹ dày công xây dựng (xương sống của chương trình Việt Nam hóa chiến tranh) với lực lượng của ta mà Binh đoàn 70 vừa được được thành lập tháng 10/1970 làm nòng cốt. Tính quyết liệt của chiến dịch này thể hiện ở sự đối đầu giữa hai khối chủ lực mạnh của hai bên. Vì thế, việc bày binh bố trận, tổ chức cơ động lực lượng và tổ chức các trận then chốt có ý nghĩa quyết định sự thành bại của chiến dịch. Thượng tướng Văn Tiến Dũng ra trận mang theo quyết tâm của Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh nhất thiết phải đánh thắng trận này dù có phải động viên sức người, sức của và hy sinh như thế nào, vì đây là một trong những trận có ý nghĩa quyết định về chiến lược.

Bằng tài thao lược của mình, đồng chí cùng Bộ Tư lệnh chiến dịch đã buộc địch từ thế tiến công chủ động ban đầu thành thế bị động, bất ngờ; tập trung lực lượng bẻ gãy hoàn toàn cánh quân bảo vệ sườn Bắc, đẩy lùi mũi tiến công và đánh thiệt hại cánh quân bảo vệ sườn Nam, gây tổn thất lớn cánh quân ở khu vực phía Đông, lần lượt đánh thiệt hại nặng 3 tiểu đoàn ở khu vực phía Tây, tiến tới công kích địch trên toàn tuyến, tiêu diệt quân địch rút chạy. Thắng lợi của chiến dịch này đã mở ra hiện thực đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ về quân sự và “tác động mạnh mẽ đến cục diện chung của cuộc kháng chiến của nhân dân ba nước Đông Dương” .

Những đóng góp của Đại tướng Văn Tiến Dũng làm nên đại thắng mùa xuân 1975

Đại tướng Văn Tiến Dũng điện báo tin chiến thắng Tây Nguyên tháng 3/1975

Chiến dịch giải phóng Tây Nguyên (1975) với đòn điểm huyệt Buôn Ma Thuột nằm ngoài dự kiến của cả Bộ Tổng Tham mưu ngụy và Mỹ, ta đã làm cho địch choáng váng, rối loạn, cả hệ thống phòng ngự của chúng ở Tây Nguyên bị rung chuyển. Về cách sử dụng lực lượng trong đòn điểm huyệt này, trong hồi ký của mình, Đại tướng Văn Tiến Dũng viết: “Tiến công vào thị xã Buôn Ma Thuột, ta lấy lực lượng mạnh gấp nhiều lần hơn địch, tổ chức các đội đột kích binh chủng hợp thành mạnh kết hợp với các tiểu đoàn đặc công và bộ binh bí mật triển khai trước, đánh thẳng ngay vào trung tâm thị xã, chiếm hai sân bay, nhanh chóng tiêu diệt đầu não chỉ huy của địch rồi mới phát triển trở ra tiêu diệt địch bên ngoài thị xã. Cách đánh này có hai vấn đề khó: một là, tổ chức chiến đấu hợp đồng và chỉ huy các cánh quân thống nhất thời gian và hành động theo kế hoạch, vượt sông, vượt qua được các chốt phòng ngự của địch từ xa đến sát thị xã. Có một điểm nữa là phải giữ được bí mật, làm cho địch bị bất ngờ đến lúc ta nổ súng. Thực hiện được tốt hai vấn đề trên thì địch sẽ bị đánh ngã rất nhanh” .

Với cách đánh táo bạo đó, đồng chí đã cùng Bộ Chỉ huy Chiến dịch chỉ huy lực lượng của ta tiến công dũng mãnh, làm cho quân địch hoảng loạn, dẫn tới sai lầm chiến lược rút bỏ toàn bộ Tây Nguyên, đưa cuộc chiến tranh chuyển sang bước ngoặt có lợi cho ta.

Những đóng góp của Đại tướng Văn Tiến Dũng làm nên đại thắng mùa xuân 1975


Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Đại tướng Văn Tiến Dũng gặp lại nhau sau giải phóng Sài Gòn, ngày 5/5/1975

Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (4/1975), với vai trò là Tư lệnh, Đại tướng Văn Tiến Dũng đã cùng Bộ Tư lệnh chiến dịch quán triệt sâu sắc tư tưởng chỉ đạo của Bộ Chính trị: “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”; đánh chiếm Sài Gòn nhanh gọn nhưng phải đảm bảo cho thành phố ít bị tàn phá, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và của.

Sau nhiều đêm thức trắng trao đổi bàn bạc, Đại tướng đã cùng Bộ Tư lệnh Chiến dịch đi tới nhất trí về cách đánh của Chiến dịch lịch sử này là: “Dùng một bộ phận lực lượng thích hợp, trên từng hướng, đủ sức hình thành bao vây, chia cắt, chặn giữ quân địch lại không cho chúng rút chạy về Sài Gòn, tiêu diệt và làm tan rã tại chỗ các sư đoàn bộ binh chủ lực của địch phòng thủ vòng ngoài, đồng thời dùng đại bộ phận lực lượng của ta nhanh chóng thọc sâu đánh chiếm các địa bàn then chốt ở vùng ven, mở đường cho các binh đoàn đột kích cơ giới hóa mạnh đã được tổ chức chặt chẽ, tiến nhanh theo các trục đường lớn đánh thẳng vào 5 mục tiêu đã được lựa chọn trong nội thành”. Với cách đánh táo bạo đó, ta đã nhanh chóng giải phóng Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Tin liên quan

Đọc thêm

Thí sinh thuyết trình, hùng biện để lan tỏa tình yêu với sách Văn hóa

Thí sinh thuyết trình, hùng biện để lan tỏa tình yêu với sách

TTTĐ - Năm 2024, Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc thành phố Hà Nội với yêu cầu cao hơn, quy mô và chất lượng hơn. Điểm nổi bật của cuộc thi năm nay là mở rộng đối tượng dự thi cho các em đang học tập tại các trường quốc tế trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Lê Thanh Phong tiết lộ về điệu tứ hoa trong dân ca Ví, Giặm Văn hóa

Lê Thanh Phong tiết lộ về điệu tứ hoa trong dân ca Ví, Giặm

TTTĐ - “Hoàng tử Ví, Giặm” Lê Thanh Phong tiết lộ về điệu Tứ hoa trong dân ca Ví, Giặm trong đêm nhạc "Quê ơi là quê".
Hà Nội tuyên truyền, cổ động trực quan có trọng điểm, thiết thực Văn hóa

Hà Nội tuyên truyền, cổ động trực quan có trọng điểm, thiết thực

TTTĐ - Hà Nội đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, cổ động trực quan nhằm tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng bộ, tầng lớp Nhân dân và lực lượng vũ trang Thủ đô về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ.
70 tác phẩm đặc sắc khắc họa chân thực “Đường lên Điện Biên” Văn hóa

70 tác phẩm đặc sắc khắc họa chân thực “Đường lên Điện Biên”

TTTĐ - Bằng ngôn ngữ tạo hình phong phú, triển lãm "Đường lên Điện Biên" trưng bày 70 tác phẩm hội họa, đồ họa, điêu khắc, ký họa, áp phích… của 34 tác giả, sáng tác trải dài từ năm 1949 - 2009.
SBOOKS livestream lan tỏa văn hóa đọc Văn hóa

SBOOKS livestream lan tỏa văn hóa đọc

TTTĐ - Hòa chung không khí Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, đội ngũ SBOOKS đã tổ chức livestream tại gian hàng tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam 2024 Văn học

Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam 2024

TTTĐ - Chiều 22/4, Trường Đại học Hòa Bình (Mỹ Đình, Hà Nội) đã tổ chức tọa đàm “Sách và khát vọng phát triển”.
Khai mạc ngày hội văn hóa dân tộc gắn với hội thi tuyên truyền Văn hóa

Khai mạc ngày hội văn hóa dân tộc gắn với hội thi tuyên truyền

TTTĐ - Tối 22/4, tại huyện Ngọc Hồi (tỉnh Kon Tum) đã diễn ra lễ khai mạc ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Ngọc Hồi lần thứ V, năm 2024 gắn với hội thi tuyên truyền lưu động hướng đến kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Trường Sơn - Hồ Chí Minh huyền thoại.
Lễ hội Thập niên sự lệ - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đậm đà bản sắc Văn hóa

Lễ hội Thập niên sự lệ - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đậm đà bản sắc

TTTĐ - Tối 22/4, trong khuôn khổ lễ hội Thập niên sự lệ 2024, đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trao bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tới Lễ hội đền Nguyễn Cảnh Hoan (xã Tràng Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An).
Ý nghĩa chương trình phục dựng di ảnh màu các văn nghệ sĩ Văn hóa

Ý nghĩa chương trình phục dựng di ảnh màu các văn nghệ sĩ

TTTĐ - Sáng 22/4, tổ chức “Trái tim người lính Việt Nam” phối hợp với Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam; Bảo tàng Phụ nữ VN và CLB “Mãi mãi tuổi 20” tổ chức ra mắt Chương trình phục dựng di ảnh màu các văn nghệ sĩ, trí thức đã hi sinh hoặc có công trong kháng chiến.
Hai anh em Oscar và Bella Vũ tỏa sáng với nhạc cổ điển Văn hóa

Hai anh em Oscar và Bella Vũ tỏa sáng với nhạc cổ điển

TTTĐ - Tối 21/4, tại TP Hồ Chí Minh, 2 anh em Oscar Vũ và Bella Vũ đã biểu diễn những nhạc phẩm bất hủ trong chương trình hòa nhạc giao hưởng "Những giấc mơ".
Xem thêm