Tag

Peru nỗ lực bảo vệ ngôn ngữ "thổ dân"

Nhìn ra thế giới 09/02/2017 14:55
aa
TTTĐ – Ông Amadeo Garcia, người Peru hiện không thể tìm được ai khác nói tiếng mẹ đẻ Taushiro giống như mình. Cùng chung cảnh ngộ với ông Garcia là ông Pablo Andrade, người cuối cùng của dân tộc Resigaro, Peru.

Peru nỗ lực bảo vệ ngôn ngữ

Peru nỗ lực bảo vệ ngôn ngữ

Peru hiện có khoảng 67 thổ ngữ đang được sử dụng.


Hai ngôn ngữ bản địa này nằm trong 17 thứ tiếng đang bị đe dọa tại Peru, nơi nhịp sống hiện đại đã tiến vào các khu vực bị cô lập gần lưu vực sông Amazon, “xóa sổ” nhiều tập tục bản địa cùng với ngôn ngữ của người dân địa phương.

Ông Garcia, 67 tuổi là người tộc Taushiro cuối cùng – một nhóm sắc tộc bản địa phía bắc Peru đã bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh sốt rét, các cuộc xung đột với công nhân cạo mủ cao su và sự cố tràn dầu độc hại tại các con sông gần đó.

Trong khi đó ông Andrade, 65 tuổi của dân tộc Resigaro cũng rơi vào trường hợp tương tự như vậy. 10 năm trước, có 37 người Resigaro còn sống. Tuy nhiên, những người này đã kết hôn và gia nhập vào cộng đồng dân tộc Ocaina lớn hơn và từ bỏ việc sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, nhà nhân chủng học Alberto Chirif cho biết.

"Có 4 ngôn ngữ bản địa đang bị đe dọa và 17 ngôn ngữ thuộc diện cực kỳ nguy cấp – chiếm khoảng một nửa ngôn ngữ bản địa của nước này," Elena Burga, Cục trưởng Cục Giáo dục địa phương, Song ngữ và liên văn hóa của Chính phủ cho hay.

Ông Burga cho biết thêm rằng ảnh hưởng từ văn hóa của Tây Ban Nha - ngôn ngữ chính được Chính phủ, hệ thống giáo dục và truyền hình sử dụng đang dần “thay thế” ngôn ngữ bản địa và khiến trẻ em thời nay không còn muốn học tập về ngôn ngữ riêng của nước mình.

Vấn đề này hiện trở nên trầm trọng hơn do các nhóm dân tộc bản địa đang phải chuyển giao đất cho các hoạt động trồng trọt, khai thác dầu mỏ, khai thác mỏ và khai thác gỗ trái phép hay thậm chí cho các băng đảng ma túy.

"Dịch bệnh cũng tước đoạt đi mạng sống một phần mười những người dân thiểu số bị cô lập và làm giảm mạnh dân số của họ," ông Burga nói.


Peru nỗ lực bảo vệ ngôn ngữ

Một lớp học của trẻ em Peru. Ảnh: AFP


Không chỉ là những ngôn ngữ

Năm 2009, UNESCO đã cảnh báo khoảng 2.500 ngôn ngữ trên toàn thế giới đang đối mặt với nguy cơ “tuyệt chủng”. Trong đó, mỗi một ngôn ngữ đều đại diện cho một kho tàng từ ngữ, thơ, truyện cười, tục ngữ và truyền thuyết.

Vấn đề này đặc biệt nghiêm trọng tại Peru, nơi rừng nhiệt đới Amazon và núi Andes tọa lạc và cũng là nơi sinh sống của hàng chục cộng đồng bản địa ít người.

Theo National Geographic, khu vực này là một trong năm điểm nóng với số lượng các ngôn ngữ đang bị đe dọa trên thế giới lớn nhất, cùng với miền Bắc Australia, cao nguyên Thái Bình Dương ở Bắc Mỹ, vùng phía Đông và trung tâm Siberia.

Báo cáo trích dẫn số liệu chính thức cho thấy 40 năm trước, nửa dân số Peru nói tiếng Quechua, ngôn ngữ của người Inca và cũng là ngôn ngữ phổ biến nhất, nhưng ngày nay chỉ còn 13% người Peru nói được các ngôn ngữ bản địa.

Một thống kê chính thức khác cho thấy đã có khoảng 37 ngôn ngữ bản địa ở Peru biến mất. Hiện tại, không chỉ hai ngôn ngữ Taushiro và Resigaro đang đặc biệt bị đe dọa mà còn Munichi – với chỉ 3 người biết sử dụng, Inapari – với 4 người dân bản địa và Cauqui – với 11 người cuối cùng biết nói thứ tiếng này.

Peru nỗ lực bảo vệ ngôn ngữ


Trẻ em Peru đi học. Ảnh: AFP

Nỗ lực của Chính phủ

Đất nước Peru, quốc gia được coi là cái nôi của đế chế Inca cổ đại, đang nỗ lực bảo vệ sự giàu có của ngôn ngữ bản địa và giúp nó không bị áp đảo bởi tiếng Tây Ban Nha, ngôn ngữ “thống trị” tại đây sau thời kỳ thuộc địa.

Chính phủ Peru đã mở một chương trình truyền hình tin tức hàng ngày ở Quechua, phục vụ cộng đồng 4 triệu người sử dụng ngôn ngữ này.

Một chương trình truyền hình khác cũng được mở ra, hướng tới phục vụ gần nửa triệu dân tại Aymara. Cả hai khu vực trên đều có sử dụng nhiều phương ngữ.

Trong trường hợp Taushiro, Bộ Văn hóa Peru đã mở một dự án lưu giữ hình thức ngôn ngữ dạng audio và một từ điển âm thanh.

Còn dân tộc Yanesha, chủ yếu sống tại tỉnh Oxapampa, đã mở ra một loạt các trường song ngữ với sự giúp đỡ của các nhà nhân chủng học Mỹ và nhà ngôn ngữ học Richard Chase Smith. Một trong những nhiệm vụ của nhà trường là chuyển thể các chữ cái Yanesha cổ sao cho thích ứng với công nghệ hiện đại, với hy vọng mở ra những không gian ngôn ngữ trực tuyến.

40/47 ngôn ngữ bản địa của Peru đang được sử dụng trong các trường song ngữ, ông Burga nói, nhờ vào một dự án của chính phủ để đảm bảo “sự sống còn” của những ngôn ngữ này.

Tuy nhiên, nhà nhân chủng học này thúc giục các quan chức hãy hành động nhiều hơn nữa để công nhận quyền của người dân bản địa với đất đai và bản sắc của họ.

Tin liên quan

Đọc thêm

Nhật Bản thúc đẩy du lịch để tái thiết tỉnh Fukushima Nhìn ra thế giới

Nhật Bản thúc đẩy du lịch để tái thiết tỉnh Fukushima

TTTĐ - Nhằm thúc đẩy phát triển và kích cầu du lịch mạnh mẽ, cơ quan Tái thiết tổ chức sự kiện giới thiệu đến người dân Việt Nam “Sức hấp dẫn của ẩm thực” và “Sức hấp dẫn của du lịch” tỉnh Fukushima và các tỉnh lân cận thuộc vùng Tohoku của Nhật Bản. Đây là một trong chuỗi hoạt động hướng tới tái thiết tỉnh Fukushima sau thảm họa động đất sóng thần vùng Đông Bắc Nhật Bản năm 2011.
Hỗ trợ các dự án nghệ thuật giữa Vương quốc Anh và Việt Nam Nhìn ra thế giới

Hỗ trợ các dự án nghệ thuật giữa Vương quốc Anh và Việt Nam

TTTĐ - Hội đồng Anh vừa thông báo Chương trình Tài trợ hợp tác quốc tế (International Collaboration Grants) với tổng giá trị tài trợ 1 triệu bảng Anh.
Top 9 tỷ phú tự thân trẻ có sức ảnh hưởng trên thế giới Nhìn ra thế giới

Top 9 tỷ phú tự thân trẻ có sức ảnh hưởng trên thế giới

TTTĐ - Theo chuyên trang đánh giá và xếp hạng hàng đầu của Anh London Reviews xếp hạng Top 9 tỷ phú tự thân trẻ nhất có sức ảnh hưởng trên thế giới.
7 địa điểm xem pháo hoa tại Singapore đêm Giao thừa Nhìn ra thế giới

7 địa điểm xem pháo hoa tại Singapore đêm Giao thừa

TTTĐ - Trong thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, bầu trời đêm Singapore sẽ trở thành một sân khấu hoành tráng cho các màn trình diễn pháo hoa đầy màu sắc.
Bài học từ Singapore cho chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Nhìn ra thế giới

Bài học từ Singapore cho chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn

TTTĐ - Bài học từ Singapore có thể được áp dụng trong chiến lược phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Nguyên nhân tăng viêm phổi ở trẻ em tại nhiều quốc gia Nhìn ra thế giới

Nguyên nhân tăng viêm phổi ở trẻ em tại nhiều quốc gia

TTTĐ - Ngoài Trung Quốc, một loạt các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Hà Lan và gần đây nhất là Mỹ đều ghi nhận ghi nhận số ca viêm phổi liên quan đến vi khuẩn có tên gọi Mycoplasma gia tăng.
38% người Châu Âu không đủ 3 bữa ăn một ngày Nhìn ra thế giới

38% người Châu Âu không đủ 3 bữa ăn một ngày

TTTĐ - Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy giá cả tăng cao đã đẩy gần 1/3 người dân Châu Âu vào tình trạng tài chính “bấp bênh”. Hơn một nửa người tại Châu Âu cho biết ngân sách của họ đã bị thắt chặt trong 3 năm qua.
Thành phố nào có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất năm 2023? Nhìn ra thế giới

Thành phố nào có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất năm 2023?

TTTĐ - Theo bảng xếp hạng Economist Intelligence Unit (EIU, trụ sở ở Anh), Singapore và và Zurich (Thụy Sĩ) cùng đứng đầu danh sách thành phố có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất thế giới năm 2023.
Hoạt động công đoàn của một số quốc gia trên thế giới Nhìn ra thế giới

Hoạt động công đoàn của một số quốc gia trên thế giới

TTTĐ - Công đoàn quốc gia Singapore (NTUC) là cơ quan duy nhất nắm giữ vai trò lãnh đạo tổ chức này với 98% thành viên thuộc các công đoàn trực thuộc. NTUC là một tổ chức góp phần quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế Singapore.
Singapore phạt nặng xe lắp biển số siêu nhỏ Nhìn ra thế giới

Singapore phạt nặng xe lắp biển số siêu nhỏ

TTTĐ - Những người vi phạm lần đầu không tuân thủ các thông số bắt buộc của biển số xe tại đảo quốc sư tử có thể bị phạt tới 1.000 đô la Singapore, phạt tù 3 tháng hoặc cả hai.
Xem thêm