Tag

Phát triển nguồn nhân lực trẻ- Nhiệm vụ chính trị cấp thiết- Bài 124: “Khát” lao động chất lượng cao

Phóng sự 13/12/2016 09:47
aa
TTTĐ - Lâu nay chúng ta vẫn tự hào vì có nguồn lao động trẻ dồi dào, là một lợi thế cạnh tranh so với nhiều nước khác. Tuy nhiên, việc đào tạo không trúng nhu cầu của thị trường, chất lượng nguồn nhân lực thấp đang là điểm yếu khiến tiềm năng này chưa được khai thác hiệu quả.

Phát triển nguồn nhân lực trẻ- Nhiệm vụ chính trị cấp thiết- Bài 124: “Khát” lao động chất lượng cao


Phát triển nguồn nhân lực trẻ- Nhiệm vụ chính trị cấp thiết- Bài 124: “Khát” lao động chất lượng cao

“Khát” lao động chất lượng cao.


Thiếu và yếu

Hà Nội là một trong 5 thành phố có lượng cung ứng lao động lớn nhất cả nước. Tuy nhiên, hiện nay trình độ lao động có việc làm mà chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật trên địa bàn thành phố chiếm tỷ lệ khá cao, 68,9%; trong khi lao động có trình độ cao đẳng nghề chỉ đạt 0,64%, đại học chiếm 14,26%, thạc sĩ 1,31%. Lao động có kỹ năng trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm một tỷ lệ nhỏ 0,66%, lao động giản đơn chiếm tỷ lệ lớn nhất với 36,95%, lao động phổ thông chiếm 16,83%.

Mặc dù có trình độ lao động cũng như năng suất lao động cao hơn nhiều địa phương khác trong cả nước nhưng với các nước trong khu vực thì năng suất lao động của Hà Nội còn rất thấp (thấp hơn Singapore gần 15 lần, thấp hơn Nhật Bản 11 lần và thấp hơn Hàn Quốc 10 lần).

Tương tự như Hà Nội, nhiều doanh nghiệp trong nước cũng như doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đóng tại một số khu chế xuất - khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đang “khát” nguồn nhân lực chất lượng cao.

Ông Lâm Quốc Việt, Quản lý sản xuất Nhà máy lắp ráp xe đạp điện, xe máy tại Khu công nghiệp Cát Lái, TP Hồ Chí Minh, cho biết số công nhân của Nhà máy có bằng cao đẳng, đại học chỉ chiếm khoảng 20%, phần lớn tập trung ở bộ phận hành chính, số còn lại là công nhân trực tiếp tham gia sản xuất hầu hết chỉ tốt nghiệp phổ thông trung học.

Do thiếu lao động, hầu hết các doanh nghiệp trong khu chế xuất - khu công nghiệp ở TP Hồ Chí Minh chọn cách tuyển lao động phổ thông, sau đó tổ chức đào tạo, hướng dẫn vận hành máy móc thiết bị trong dây chuyền sản xuất. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều doanh nghiệp, cách làm này cũng chỉ có mang tính thời vụ, giải quyết tình thế để phục vụ sản xuất.

Tình trạng thiếu nhân lực chất chất lượng cao thể hiện rõ nét ở Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh (SHTP) nơi có mặt có rất nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới. Trong tổng số hơn 24.000 lao động đang làm việc tại khu công nghệ cao thì lao động trình độ từ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ chỉ chiếm khoảng 30%.

Ở hai thành phố lớn nhất cả nước mà chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều vấn đề phải bàn, vậy thì cũng không có gì khó hiểu khi Ngân hàng Thế giới đánh giá Việt Nam đứng thứ 11/12 nước châu Á tham gia xếp hạng về chất lượng nguồn nhân lực. Nếu lấy thang điểm 10 thì chất lượng nhân lực Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm. Còn theo số liệu được đưa ra trong báo cáo tháng 7/2015 của trang mạng việc làm JobStreet.com, lao động mới ra trường ở Việt Nam có mức lương thấp hơn lao động có kinh nghiệm từ 1,5 - 2 lần và chỉ bằng 2/3 - 1/2 so với lao động mới ra trường ở Malaysia.

Trong bài viết: “Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hiện nay” in trên tạp chí Tuyên giáo, TS.Nguyễn Đắc Hưng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục và Đào tạo, Dạy nghề (Ban Tuyên giáo Trung ương) nêu một con số đáng lo ngại: Tỷ lệ lao động phổ thông không có chuyên môn kỹ thuật trong toàn xã hội chiếm 81,6% tổng số lao động. Đây thực sự là vấn đề rất đáng báo động về chất lượng nguồn nhân lực không đáp ứng được yêu cầu CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế. Lực lượng lao động ở nước ta vẫn trong tình trạng thiếu các kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề; yếu kém về tin học, ngoại ngữ; thiếu hiểu biết về pháp luật; đạo đức nghề nghiệp chưa cao; thiếu tinh thần và ý thức trách nhiệm trong công việc, tự do, tùy tiện, chậm thích nghi với môi trường làm việc mới… Năng lực đổi mới và sáng tạo khoa học và công nghệ của lực lượng lao động có trình độ cao còn nhiều yếu kém.

Hiệu quả đào tạo chưa cao

Mỗi năm, cả nước có hàng ngàn sinh viên tốt nghiệp nhưng không phải ai cũng tìm được việc làm. Thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho thấy, năm 2014 có đến 174.000 sinh viên có trình độ đại học trở lên thất nghiệp, 60% sinh viên sau tốt nghiệp 3 tháng mới có việc làm, 750.000 lao động có trình độ đại học, cao đẳng có công việc không phù hợp với ngành nghề được đào tạo.

Một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ thất nghiệp cao là việc chọn bậc học của học sinh trung học phổ thông đang mất cân bằng. Số liệu từ Trung tâm Dự báo về nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP HCM cho thấy, trong 100 học sinh tốt nghiệp cấp 3 có đến 88 em muốn vào đại học, 8 em muốn vào cao đẳng và chỉ có 4 em muốn học hệ trung cấp.

Tiến sĩ Bùi Thế Đức, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cho rằng, công tác đào tạo nguồn nhân lực, nhất là đội ngũ công nhân có tay nghề cao ở các khu công nghiệp - khu chế xuất trong cả nước hiện nay còn nhiều yếu kém, bất cập. Trong đó, đáng chú ý là việc kết nối giữa đào tạo với sử dụng lao động ở các doanh nghiệp còn hạn chế, chất lượng và cơ cấu nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu và nhu cầu của các doanh nghiệp. “Khoảng 80% lao động trong khu chế xuất - khu công nghiệp là lao động phổ thông. Thực tế hiện nay nhiều lao động sau khi đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp, do đó rất nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không muốn nhận sinh viên tốt nghiệp do không tin tưởng vào chất lượng của nhiều cơ sở đào tạo ở Việt Nam. Các doanh nghiệp đã thực hiện việc đào tạo ngay tại doanh nghiệp mình”, ông Đức cho biết.

Chính những lý do trên đã dẫn đến một nghịch lý, đó là mặc dù các khu chế xuất, khu công nghiệp luôn thiếu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật nhưng các doanh nghiệp vẫn không muốn tuyển lao động đã qua đào tạo, dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp cao. Riêng quý I năm 2016, cả nước có 225.000 người có trình độ cử nhân trở lên thất nghiệp, trong khi đó nhiều khu công nghiệp - khu chế xuất chỉ có khoảng 20% lao động qua đào tạo có bằng chuyên môn kỹ thuật.

Theo TS.Nguyễn Đắc Hưng, nhiều năm qua, chúng ta đã cảnh báo về tình trạng sinh viên tốt nghiệp ở các trường đại học, cao đẳng rất yếu cả về kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp, dẫn đến tình trạng thất nghiệp nhiều, năng suất lao động thấp nhưng chưa có biện pháp tháo gỡ. Một nghịch lý đang diễn ra đó là, mặc dù các KCN, KCX luôn thiếu lao động, nhất là lao động có chuyên môn kỹ thuật, nhưng do chất lượng lao động qua đào tạo thấp kém, nên nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không muốn nhận sinh viên, học sinh học nghề, làm cho tỷ lệ người lao động qua đào tạo, nhất là lao động có trình độ từ cử nhân trở lên không có việc làm, hoặc phải làm trái với nghề được đào tạo ngày càng cao. Những năm gần đây, khoảng 80% cử nhân mới ra trường không làm đúng nghề đào tạo, hàng trăm nghìn cử nhân phải xin làm công việc phổ thông; 60-70% sinh viên tốt nghiệp không kiếm được việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, số lao động có trình độ cử nhân trở lên thất nghiệp tăng lên hàng năm.

Có thể nói, chất lượng nguồn nhân lực của nước ta ngày càng tụt hậu so với nhiều nước trong khu vực, mất cân đối nghiêm trọng về trình độ đào tạo, cơ cấu và giới; tình trạng thất nghiệp của lao động có bằng cấp cao ngày càng nhiều. Dự báo trong những năm tới, nước ta hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, quá trình hội nhập quốc tế sẽ tạo sức ép và đặt ra nhiều vấn đề đòi hỏi nước ta phải quyết liệt đổi mới căn bản nhiều mặt, mà trước hết là nhanh chóng đổi mới công tác đào tạo nhân lực, nâng cao chất lượng của lao động theo tiêu chuẩn quốc tế, nếu không muốn nước ta tụt hậu thêm nữa.



Tin liên quan

Đọc thêm

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu" Phóng sự

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu"

TTTĐ - Quá trình thâm nhập, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tận mắt chứng kiến những cánh rừng vùng biên giới tại hai xã Ia Púch và Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, đang ngày đêm "rỉ máu"
Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng Phóng sự

Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng

TTTĐ - Bên cạnh những khu tái định cư còn nhiều bất cập, thì Khu tái định cư Thủy điện Đăk Mi 1, do Công ty Cổ phần Quang Đức Kon Tum làm chủ đầu tư đang đem lại niềm vui, cuộc sống ấm no cho 37 hộ dân thôn Kon Năng, xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei (Kon Tum).
Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên Phóng sự

Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên

TTTĐ - Chiều 9/12, tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, đoàn công tác của báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tới dự lễ cầu siêu, dâng hương tri ân những anh hùng hi sinh trên các mặt trận của tỉnh Hà Giang.
Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư? Phóng sự

Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư?

TTTĐ - Loạt bài phản ánh của báo Tuổi trẻ Thủ đô cho thấy nhiều bất cập tại các khu tái định cư thuộc dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn ở huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đang cần được tháo gỡ.
Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong Phóng sự

Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong

TTTĐ - Khi người dân chuyển về khu tái định cư đã phát hiện nhiều bất cập khiến các hộ dân “đi không được, ở cũng không xong”. Thậm chí, có hộ dân phải “bỏ của chạy lấy người”...
Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư Phóng sự

Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư

TTTĐ – Câu chuyện đầu tư khu tái định cư cho người dân vùng thiên tai, khó khăn tại huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) không được tính toán thấu đáo, dẫn đến dự án rơi vào cảnh hoang phế, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng Phóng sự

Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng

TTTĐ - Liên quan đến việc triển khai Chỉ thị 24/CT-TU của Thành uỷ Hà Nội, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có cuộc trao đổi...
Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu Phóng sự

Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu

TTTĐ - Chỉ thị 24 được Ban Thường vụ, Thường trực Quận ủy xác định là “luồng gió” mới trong thực hiện kỷ luật, kỷ cương thực thi công vụ.
Bài 3: Thủ đô tiên phong Phóng sự

Bài 3: Thủ đô tiên phong

TTTĐ - Chỉ thị số 24-CT/TU về “Tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố Hà Nội” được cho là "liều thuốc" hữu hiệu.
Bài 2: Nỗi đau từ “khối u ác tính” Phóng sự

Bài 2: Nỗi đau từ “khối u ác tính”

TTTĐ - Chỉ thị 24 - cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám nhận việc khó - là cách chữa trị đầu tiên tung ra giữa lúc cả xã hội đang cần một biện pháp hữu hiệu để điều trị căn bệnh trầm kha.
Xem thêm