Tag

Tạo thêm 6 triệu việc làm mới ngành trọng điểm

Khởi nghiệp sáng tạo 20/02/2017 13:36
aa
TTTĐ.VN- Hội nhập quốc tế nói chung và việc tham gia vào Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) nói riêng sẽ thúc đẩy nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam trong thời gian tới. Đặc biệt trong các ngành công nghiệp trọng điểm, vùng kinh tế trọng điểm, nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao đang trở nên ngày một bức thiết hơn.

Tạo thêm 6 triệu việc làm mới ngành trọng điểm

Theo dự báo của Tổ chức Lao động thế giới (ILO), Việt Nam sẽ có khả năng tạo thêm được 6 triệu việc làm, tương đương với 1/10 số việc làm tăng thêm đến năm 2025 của toàn bộ khối ASEAN do tác động từ việc hình thành AEC. Khi tham gia AEC, số việc làm của Việt Nam sẽ tăng 14,5% vào năm 2025.

Trong giai đoạn 2016 - 2025, nhu cầu tuyển dụng nhân sự hình thành 3 cấp nhân lực: Chuyên môn kỹ thuật bậc cao (tăng 41% - 14 triệu chỗ làm việc), chuyên môn kỹ thuật bậc trung (tăng 22% - 38 triệu chỗ làm việc), chuyên môn kỹ thuật bậc thấp (tăng 24% - 12,4 triệu chỗ làm việc).

Các cơ quan nhân lực quốc tế cũng nhận định, nhu cầu tuyển dụng tại Việt Nam sẽ tăng mạnh trong các ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu trong thời gian tới, đặc biệt là trong các ngành điện tử và dệt may, bởi đây là những ngành sẽ được hưởng những lợi ích lớn từ một loạt các xu thế chuyển dịch đầu tư tới đây. Có thể thấy, nhu cầu lao động tại Việt Nam sẽ chịu tác động trực tiếp từ một số yếu tố lớn, theo đó, sẽ tăng mạnh trong thời gian tới.

Tạo thêm 6 triệu việc làm mới ngành trọng điểm

Với những yếu tố này, thị trường lao động Việt Nam được dự báo sẽ có những chuyển biến lớn với việc gia tăng rất nhiều cơ hội việc làm cho người lao động. Các xu hướng việc làm chủ yếu bao gồm: Việc làm trong các cơ quan, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; Xuất khẩu lao động; Di chuyển lao động theo nhu cầu thị trường lao động các tỉnh thành, khu vực kinh tế và quốc gia và hội nhập; Khởi nghiệp, tự tạo việc làm.

Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 đã xác định 3 nhóm ngành công nghiệp lựa chọn ưu tiên phát triển, gồm: Công nghiệp chế biến chế tạo, ngành điện tử và viễn thông, năng lượng mới và năng lượng tái tạo.

Đồng thời Chiến lược cũng định hướng quy hoạch không gian theo các vùng lãnh thổ sẽ bao gồm vùng công nghiệp lõi và vùng công nghiệp đệm, trong đó các địa phương thuộc vùng lõi gồm 4 vùng kinh tế trọng điểm và 5 khu kinh tế biển được ưu tiên phát triển. Vùng Đông Nam Bộ (trong đó có vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam), phát triển các ngành công nghiệp cơ khí, dầu khí và các chế phẩm hóa dầu, hóa chất, công nghiệp điện tử, công nghiệp công nghệ cao; nghiên cứu phát triển công nghiệp phụ trợ.

Theo Quy hoạch vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam đến 2020, định hướng 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 252/QĐ-TT ngày 13/2/2014 đã xác định vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; là vùng duy nhất hiện nay hội tụ đủ các điều kiện và lợi thế để phát triển công nghiệp, dịch vụ, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đặc biệt phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp điện tử, tin học, công nghiệp dầu khí và sản phẩm hóa dầu; phát triển dịch vụ cao cấp, dịch vụ du lịch, dịch vụ viễn thông, tài chính, ngân hàng.

Đồng bằng sông Cửu Long hiện là vựa lúa của cả nước; nông nghiệp, thủy sản là những ngành nghề chính, nhưng hiện nay tỷ lệ sinh viên theo học những ngành nông, lâm, thủy sản trong các trường đại học trong vùng lại quá thấp.

Sự thiếu hụt này đang cần tới những chính sách cụ thể nhằm thu hút nguồn nhân lực trẻ tạo đà phát triển mạnh mẽ cho vùng kinh tế trọng điểm này.

Ngày 9/6/2014, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 879/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 và Quyết định số 880/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, nhằm huy động hiệu quả mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế trong nước và từ bên ngoài để phát triển, tái cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng hiện đại; Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực công nghiệp có kỹ năng, có kỷ luật, có năng lực sáng tạo…

Tin liên quan

Đọc thêm

Đại học Huế phát động cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo Kinh tế

Đại học Huế phát động cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo

TTTĐ - Đại học Huế vừa phát động cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lần thứ VII năm 2024, nhằm khuyến khích tinh thần khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong học sinh, sinh viên, học viên.
Visa khơi dậy làn sóng đổi mới trong cộng đồng startup Khởi nghiệp sáng tạo

Visa khơi dậy làn sóng đổi mới trong cộng đồng startup

TTTĐ - Visa, công ty công nghệ thanh toán điện tử hàng đầu thế giới, chính thức vận động các công ty khởi nghiệp tại châu Á – Thái Bình Dương đăng ký Chương trình Tăng tốc khởi nghiệp (Visa Accelerator Program) 2024.
Sắp ra mắt trung tâm học tập, sáng tạo lớn nhất Nghệ An Khởi nghiệp sáng tạo

Sắp ra mắt trung tâm học tập, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

TTTĐ - Phân khu The Campus tại đại công viên xanh Eco Central Park được phát triển để trở thành trung tâm học tập, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An với các tiện ích như: trường học tiêu chuẩn quốc tế, trung tâm ngoại ngữ, tư vấn du học, phát triển kĩ năng sống, năng khiếu nghệ thuật…
Tuổi trẻ Ninh Thuận khát vọng làm giàu trên vùng đất khó Khởi nghiệp sáng tạo

Tuổi trẻ Ninh Thuận khát vọng làm giàu trên vùng đất khó

TTTĐ - Trong năm 2023, đã có 164 thanh niên trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận khởi nghiệp đăng ký thành lập doanh nghiệp, nâng tổng số doanh nghiệp do thanh niên làm chủ lên 724, với tổng vốn đăng ký 11.454,2 tỷ đồng.
CEO 8X hai năm liền được vinh danh doanh nhân tiêu biểu Khởi nghiệp sáng tạo

CEO 8X hai năm liền được vinh danh doanh nhân tiêu biểu

TTTĐ - Hai năm liên tiếp, CEO Lê Dung - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đào tạo và phát triển nhân lực DGROUP được vinh danh doanh nhân Thăng Long tiêu biểu vì những đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế, xã hội của Thủ đô.
Chuyện khởi nghiệp 0 đồng của anh Toàn “inox” Khởi nghiệp sáng tạo

Chuyện khởi nghiệp 0 đồng của anh Toàn “inox”

TTTĐ - Toàn “inox” là nickname trìu mến mà bạn bè, đối tác thân quen thường dùng để gọi anh Bùi Mạnh Toàn - Giám đốc Công ty Cổ phần Vietnox. Anh vừa được UBND TP Hà Nội trao tặng bằng khen tại Lễ tôn vinh doanh nhân, doanh nghiệp Thăng Long 2023 vì những đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và đất nước trong năm 2023.
Thúc đẩy các dự án năng lượng Mặt trời Khởi nghiệp sáng tạo

Thúc đẩy các dự án năng lượng Mặt trời

TTTĐ - Liên minh Năng lượng Mặt trời Quốc tế (ISA) đã khởi động cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp SolarX trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tại COP28, qua đó thể hiện cam kết hỗ trợ các nhà khởi nghiệp, đồng thời thúc đẩy các dự án năng lượng Mặt trời trong khu vực.
Phiên chợ thanh niên đưa sản phẩm vùng cao đến tay người tiêu dùng Kinh tế

Phiên chợ thanh niên đưa sản phẩm vùng cao đến tay người tiêu dùng

TTTĐ - Phiên chợ thanh niên Quảng Ngãi góp phần đẩy mạnh tiêu thụ các đặc sản địa phương, khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp chất lượng cao, góp phần đưa sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến gần hơn với người tiêu dùng.
Hỗ trợ khởi nghiệp cho thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số Khởi nghiệp sáng tạo

Hỗ trợ khởi nghiệp cho thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số

TTTĐ - Tỉnh đoàn Thừa Thiên - Huế kết nối giữa doanh nghiệp và thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi về khởi nghiệp, lập nghiệp, đổi mới sáng tạo.
Quảng Nam: Lan tỏa khát vọng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Khởi nghiệp sáng tạo

Quảng Nam: Lan tỏa khát vọng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

TTTĐ - Năm khởi nghiệp - Quảng Nam 2023 là sự kiện khoa học - kinh tế - xã hội tiêu biểu, có quy mô quốc gia và tầm quốc tế nhằm thực hiện các mục tiêu đề án lan tỏa khát vọng khởi nghiệp của Chính phủ và định hướng của tỉnh Quảng Nam.
Xem thêm