Tag

Tất tần tật bí kíp nấu nước lẩu ngon cho từng loại lẩu

BHXH & Đời sống 29/04/2017 08:51
aa
Đó là lý do tại sao có nhiều công thức nước lẩu khác nhau gắn liền với từng tên gọi của các loại lẩu.

Tất tần tật bí kíp nấu nước lẩu ngon cho từng loại lẩu

Nước lẩu là linh hồn của các món lẩu. Nước lẩu ngon tạo hương vị đặc trưng và tinh tế của từng loại lẩu riêng biệt. Đó là lý do tại sao có nhiều công thức nước lẩu khác nhau gắn liền với từng tên gọi của các loại lẩu. Trong bài viết này, Ẩm thực Gia đình Việt xin tổng hợp và giới thiệu cho bạn những kí bíp nhất để chế các loại nước lẩu ngon và những chú ý cơ bản để nấu lẩu ngon đúng điệu.

Lựa chọn nguyên liệu

Điều kiện đầu tiên để có nồi nước dùng thật trong, ngọt là bạn phải chọn nguyên liệu thật tươi, ngon rồi sau đó dùng kỹ thuật chế biến phù hợp. Chẳng hạn, với nước dùng gà và lợn không nên sử dụng xương đầu nấu vì hôi. Xương hom và xương đuôi sẽ thích hợp hơn vì vừa ngọt vừa thơm.

Mỗi loại nước dùng cần gia vị đặc trưng, do đó tùy từng loại nguyên liệu mà có gia vị phù hợp kèm theo. Ví dụ, lẩu gà phải làm nguyên chất bằng xương heo và xương gà, không cho thêm vị chua ngọt vì khi nhúng ngải cứu sẽ không ngon.

Tất tần tật bí kíp nấu nước lẩu ngon cho từng loại lẩu


Lẩu thịt cần có gừng, hành tím nướng, riềng, sả. Nước dùng bò không thể thiếu quế chi, thảo quả, hoa hồi, gừng, hành khô. Hành và gừng nướng cho chín nhưng không cháy vỏ (lớp vỏ đỏ của hành khô có tác dụng làm nước dùng trong, màu đẹp), hoa hồi bẻ từng cánh, quế bẻ nhỏ, thảo quả lấy hạt vàng khô thơm, dùng khăn chà xát cho sạch, giã nhỏ rồi gói bằng vải sạch, cho vào nồi nước dùng. Trên nồi nước dùng bò thường có lớp mỡ để giữ nhiệt và giữ được mùi các tinh dầu thơm.

Tất tần tật bí kíp nấu nước lẩu ngon cho từng loại lẩu


Lẩu chanh leo dùng 3 quả chanh leo lấy ruột bỏ máy xay vắt lấy nước cốt bỏ vào 1 bên nồi nếm thấy chua chua là được .

Lẩu kim chi lấy khoảng 100g kim chi cải thảo và 100g nước kim chi cho vào nồi.

Tất tần tật bí kíp nấu nước lẩu ngon cho từng loại lẩu


Đối với lẩu gà bạn nướng hành khô và gừng rồi đập dập bỏ vào, nêm nếm gia vị, hạt nêm cho vừa miệng, thêm 1 – 2 cây sả, dứa, cà chua. Khi chế vào nồi lẩu thì bỏ thêm gói thuốc bắc và nấm hương ngâm nở, sa tế, ăn kèm rau ngải cứu, rau muống, cải thảo.

Hải sản cần có dứa, gừng, sả, cần tây, sa tế… vị ăn tuỳ theo khẩu vị của từng gia đình. Lẩu hải sản thường hơi cay, chua và ngọt. Với lẩu cá, ngoài xương heo ra bạn bỏ luôn xương cá đã lọc thịt vào.

Tất tần tật bí kíp nấu nước lẩu ngon cho từng loại lẩu


Với nước lẩu này không cho sả và gừng nướng, tuy nhiên tăng vị chua so với những loại khác. Cá sau khi lọc, thái lát, nên ướp với gia vị, hạt nêm, gừng, sả đã băm nhỏ. Khi chế vào nồi lẩu bỏ thêm rau thì là, ăn kèm rau cần, cải cúc, dọc mùng.

Chế biến đúng cách

Trước khi ninh xương, bạn nhất định phải chần qua xương cục bằng nước sôi cho hết chất bẩn rồi rửa sạch. Đổ nước lạnh và bật lửa to để đun sôi nhanh. Sau đó nồi nước xương sôi thì hạ nhỏ lửa, chờ bọt cứng lại thì vớt ra và tiếp tục đun liu riu. Nếu nước còn bọt bẩn, bạn phải vớt hết để nồi nước dùng sạch và trong. Với xương bò, nhất là xương ống, trước khi ninh cần nướng với nhiệt độ cao thì nước dùng thơm, trong và ngon hơn.

Tất tần tật bí kíp nấu nước lẩu ngon cho từng loại lẩu


Khi nướng gừng, hành khô chú ý không để cháy vỏ, lớp vỏ đỏ của hành khô có tác dụng làm nước dùng trong, đẹp màu. Hoa hồi bẻ từng cánh, quế bẻ nhỏ, thảo quả lấy hạt vàng khô thơm, dùng khăn chà xát cho sạch, giã nhỏ rồi gói bằng vải sạch, cho vào nồi nước dùng. Trên nồi nước dùng bò thường có lớp mỡ để giữ nhiệt và giữ được mùi các tinh dầu thơm.

Với nồi nước dùng lẩu gà, khi chế vào nồi lẩu thì bỏ thêm gói thuốc bắc và nấm hương ngâm nở, sa tế, ăn kèm rau ngải cứu, rau muống, cải thảo.

Với món lẩu hải sản thì cho thêm vào một chút dấm bỗng hoặc cà chua đã xào qua để tạo vị chua.

Chế nước dùng lẩu cá, ngoài xương heo ra bạn bỏ luôn xương cá đã lọc thịt vào. Với nước lẩu này không cho sả và gừng nướng. Cá sau khi lọc, thái lát, nên ướp với gia vị, hạt nêm, gừng, sả đã băm nhỏ, sau đó bỏ thêm rau thì là, ăn kèm rau cần, cải cúc, dọc mùng …

Nồi nước dùng sau khi thành phẩm phải trong, không bị đục. Các nguyên liệu trong nồi lẩu phải giữ được màu sắc tươi ngon. Khi nếm thử, nồi nước dùng có vị ngon ngọt của các loại xương hầm, với món lẩu hải sản phải có vị chua thanh, thơm mùi các loại gia vị đã nêm nếm.

Chú ý thời gian đun

Cho xương đã chần vào nước lạnh, đun lửa to cho sôi lại nhanh, sau đó hạ nhỏ lửa cho sôi lăn tăn vài phút để các bọt cứng lại rồi hớt sạch. Cả quá trình còn lại đun sôi liu riu.

Thời gian nấu các loại nước dùng tùy thuộc vào từng loại nguyên liệu. Ví dụ, nước dùng gà và lợn thường nấu 4 – 6 giờ. Riêng nước dùng bò thì ninh lâu hơn, từ 8 – 10 giờ. Nước dùng thủy hải sản không nên đun quá 45 phút, nếu không sẽ đục và chua.

Cách khắc phục nước dùng đục

Lòng trắng trứng đánh tan, cho vào nước dùng (lúc nguội), đặt lên bếp vừa đun vừa khuấy đều cho các vẩn đục bám hết vào trứng và vớt ra.

Băm thịt (nước dùng gì thì băm thịt ấy), trộn lòng trắng trứng, nấm hương cho vào nước dùng nguội sẽ làm nước dùng vừa trong và vừa ngon hơn.

Nếu nấu nước gà bị đục, cho tiếp xương gà vào đun cũng làm nước trong và ngon hơn.

Tất tần tật bí kíp nấu nước lẩu ngon cho từng loại lẩu


BÍ QUYẾT NẤU LẨU THẬP CẨM

Nguyên liệu:

  • 500g xương ống lợn, hoặc đầu cổ cánh gà , vịt, ngan để làm nước dùng
  • Ngao, tôm, cua, thịt bò, lòng non, đậu phụ, nấm rơm, nấm kim chi,cà chua, xả, ớt, sa tế, bột nêm, các loại rau như rau cần, rau muống, rau cải thảo….
  • Hoa hồi khô, thảo quả, quế bẻ nhỏ, dứa (quả thơm), váng đậu

Cách làm:

  • Nước dùng cho nồi lẩu thập cẩm là bước chuẩn bị quan trọng nhất để có một nồi lẩu thập cẩm ngon. Đầu tiên bạn hãy cho vào nồi lẩu tất cả phần xương ống, xương gà, ngan vịt luộc sơ qua và đổ nước luộc đi để hạn chế mùi hôi tanh.

  • Tiếp sau đó, nếu bạn có nồi áp suất hãy cho nước và xương cùng một lượng muối nhiều một chút, để nước dùng có vị đậm đà, hãy hầm trong khoảng 1-2 tiếng. Nếu bạn không có nồi áp suất thì chỉ cần cho xương vào chảo và đảo qua cháy cạnh cùng một vài thìa nước mắm và xả băm nhỏ để xương được sấm gia vị .

  • Tiếp theo, hãy cho phần xương vào nồi lẩu, đổ lượng nước gần đầy nồi lẩu, cho các gia vị như muối, hạt nêm, cà chua thái lát, hoa hồi, thảo quả, quế và dứa thái lát, cho 1 thìa cafe sa tế và bắt đầu đun sôi trong 15 phút.

  • Khi nước sôi bạn hãy bật nhỏ lửa và cho ngao vào và đun tiếp trong 15 để nước dùng ngọt hơn. Vậy là bạn có thể bắt đầu cho các nguyên liệu khác vào để bắt đầu ăn lẩu thập cẩm rồi.

Tất tần tật bí kíp nấu nước lẩu ngon cho từng loại lẩu


BÍ QUYẾT NẤU LẨU NẤM CHUA CAY

Nấm là thực phẩm vô cùng bổ dưỡng. Tuy nhiên, khi đi mua nấm, các chị em cũng cần phải lựa chọn kỹ càng vì nấm để lâu không thể dùng được. Màu sắc của nấm đã bị để lâu có thể chuyển màu, từ trắng sang vàng, hoặc khi sờ vào sản phẩm cảm thấy nấm bị nhớt và mùi bị chua hoặc lên men, rất khó chịu. Những sản phẩm đã có những dấu hiệu này thì chị em không nên mua về chế biến nhé.

Giữa tiết trời mùa đông lạnh lẽo, được cùng cả nhà ngồi thưởng thức nồi lẩu nấm cay, tận hưởng cảm giác nóng ấm lan tỏa dần vào trong cơ thể thật là thích thú.


Tất tần tật bí kíp nấu nước lẩu ngon cho từng loại lẩu


Nguyên liệu:

  • Nước lẩu: 2kg xương ống lợn, 150g ớt sa tế, 120g hạt nêm nấm, 10ml dầu vừng, táo tàu, kỷ tử, tỏi, đầu hành, đẳng sâm, 150g nấm tiên, 150g nấm măng hoa, 150g nấm đùi gà.
  • Thịt ăn kèm: thịt bò, dê, gà…
  • Rau ăn kèm: tùy thích
  • Nước chấm lẩu: dầu vừng, hành, rau mùi thái nhỏ, vừng rang, lạc rang, tỏi xay, gừng xay, ớt xay, hạt nêm gà, tiêu. Bún hoặc mì để dùng kèm với lẩu.

Cách làm:

  • Hầm xương ống 60 – 90 phút cho ra hết chất ngọt, vớt bọt thường xuyên.
  • Cho vài tép tỏi đã bóc vỏ, táo tàu, kỷ tử, đầu hành, đẳng sâm, dầu vừng, ớt sa tế vào nồi nước dùng, nấu khoảng 5 phút. Nêm hạt nêm nấm vừa ăn.
  • Nấm tiên, nấm măng hoa, nấm đùi gà rửa sạch, để ráo, thái miếng vừa ăn. Cho nấm vào nước dùng, nấu thêm 10 phút.
  • Trộn đều các nguyên liệu làm nước chấm lẩu. Khi thưởng thức, húp bát nước cốt nấm đầu tiên, tiếp theo là các loại nấm. Cho các loại thịt, rau vào nồi lẩu, ăn kèm mì hoặc bún tùy thích.

BÍ QUYẾT NẤU LẨU XÍ QUÁCH


Xí quách thường dùng làm lẩu xí quách, một loại lẩu có hương vị mới lạ, ít xuất hiện trong thực đơn của các nhà hàng. Lẩu xí quách được chế biến từ nước xương hầm kết hợp với các nguyên liệu như táo đỏ, lê, nấm tuyết nhĩ… nên nước lẩu thơm mùi rau quả rất tinh khiết… Có nhiều người còn cho thêm vào lẩu thịt gà, tôm… cũng rất ngon. Cái này tùy theo khẩu vị của mỗi gia đình.


Nguyên liệu:

  • Nước dùng heo, xương heo (còn thịt)
  • Nấm tuyết, củ năng
  • Cà rốt, Ngô Mỹ, gừng, hành Boarô
  • Hành tím, tần ô, xà lách xoong, cải thảo
  • Bún


Cách làm:

  • Xương làm sạch. Nấm tuyết ngâm và cắt vừa ăn. Củ năng: cắt vừa ăn. Cà rốt: tỉa hoa và cắt lát. Ngô Mỹ và hành tím cắt khoanh. Gừng cắt sợi, hành Boarô cắt khúc xéo.

  • Các loại rau: làm sạch và trình bày ra đĩa.

  • Xương nấu chín mềm sau đó cho nấm tuyết, củ năng, bắp Mỹ và gừng, nấu thêm 10 phút.

  • Nêm gia vị vừa ăn

  • Trình bày nồi lẩu ngon với cà rốt, hành tím và hành Boarô.

    Món lẩu này cực kỳ được các quý ông yêu thích vì vị ngọt của nước lẩu lẫn những xí quách cực ngon.


Tin liên quan

Đọc thêm

Phối hợp liên ngành phát triển số người tham gia BHXH BHXH & Đời sống

Phối hợp liên ngành phát triển số người tham gia BHXH

TTTĐ - Trong năm 2023, Bảo hiểm xã hội (BHXH) quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã ký kết quy chế phối hợp với Liên đoàn Lao động quận, Hội Liên hiệp phụ nữ quận và UBND 8 phường trên địa bàn nhằm phát triển số người tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT).
Công ty Dệt Hòa Khánh hứa thanh toán nợ bảo hiểm xã hội Xã hội

Công ty Dệt Hòa Khánh hứa thanh toán nợ bảo hiểm xã hội

TTTĐ - Lãnh đạo Công ty CP Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng cho biết, sẽ thanh toán hơn 1,3 tỷ đồng tiền nợ bảo hiểm xã hội cho người lao động chậm nhất vào ngày 16/4/2024, mong muốn BHXH thành phố Đà Nẵng tạo điều kiện cho Công ty được thanh toán với lịch trình nêu trên.
Điểm tựa an sinh vững chắc cho những người yếu thế trong xã hội BHXH & Đời sống

Điểm tựa an sinh vững chắc cho những người yếu thế trong xã hội

TTTĐ - Trải qua hơn một năm triển khai, chương trình bảo hiểm vi mô “An bình yên vui - An sinh hạnh phúc” của Bảo hiểm Bảo Việt đã đạt được những thành tựu đáng kể, góp phần cải thiện đời sống của hàng ngàn gia đình và thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hơn 10.400 tỷ đồng BHXH & Đời sống

Chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hơn 10.400 tỷ đồng

TTTĐ - Theo thông tin của Bảo hiểm xã hội Hà Nội, 3 tháng đầu năm 2024, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Hà Nội đã chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH hằng tháng cho 594.013 người, số tiền 10.483 tỷ đồng.
Trao Giải Báo chí về Bảo hiểm 2023 và phát động mùa giải 2024 BHXH & Đời sống

Trao Giải Báo chí về Bảo hiểm 2023 và phát động mùa giải 2024

TTTĐ - Ngày 10/4, tại Hà Nội, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (IAV) tổ chức Lễ trao Giải Báo chí về Bảo hiểm 2023 nhằm vinh danh những tác phẩm báo chí xuất sắc nhất về bảo hiểm năm 2023 và phát động Giải Báo chí về Bảo hiểm năm 2024.
TP HCM: Khám, chữa bệnh sẽ sử dụng CCCD thay thẻ bảo hiểm BHXH & Đời sống

TP HCM: Khám, chữa bệnh sẽ sử dụng CCCD thay thẻ bảo hiểm

TTTĐ - Sử dụng CCCD thay thẻ bảo hiểm y tế khi người dân khám, chữa bệnhlà 1 trong 5 nhóm mục tiêu được UBND TP HCM đặt ra tại Đề án số 06, giai đoạn 2025 - 2030.
Đề nghị xem xét thiết kế lại mẫu thẻ bảo hiểm y tế Xã hội

Đề nghị xem xét thiết kế lại mẫu thẻ bảo hiểm y tế

TTTĐ - Ban Dân nguyện kiến nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo Bảo hiểm Xã hội Việt Nam xem xét thiết kế lại mẫu thẻ bảo hiểm y tế để người tham gia bảo hiểm có thể theo dõi hạn sử dụng tiện lợi và dễ dàng hơn.
Tân binh trong thời gian nhập ngũ tham gia BHXH như thế nào? BHXH & Đời sống

Tân binh trong thời gian nhập ngũ tham gia BHXH như thế nào?

TTTĐ - Tham gia nghĩa vụ quân sự là nhiệm vụ đáng tự hào của thanh niên Việt Nam và luôn nhận được các chế độ khích lệ tương xứng, đơn cử như chế độ đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian đi nghĩa vụ quân sự.
Liên thông 2,2 triệu dữ liệu khám sức khỏe lái xe BHXH & Đời sống

Liên thông 2,2 triệu dữ liệu khám sức khỏe lái xe

TTTĐ - Liên quan đến việc triển khai Đề án 06 của Chính phủ (về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ Chuyển đổi Số Quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030), Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho biết đến nay, đã xác thực trên 95,8 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở Dữ liệu Quốc gia về Bảo hiểm với Cơ sở Dữ liệu Quốc gia về Dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Nỗ lực vì sự nghiệp an sinh xã hội của Thủ đô BHXH & Đời sống

Nỗ lực vì sự nghiệp an sinh xã hội của Thủ đô

TTTĐ - Trong hành trình xây dựng và phát triển, BHXH TP Hà Nội đã để lại nhiều dấu ấn quan trọng, góp phần đưa chính sách BHXH, bảo hiểm y tế đến gần hơn với người dân, trở thành trụ cột chính trong hệ thống an sinh xã hội của Thủ đô.
Xem thêm