Tag

Thầy giáo 3 điểm và cái vòng luẩn quẩn

Giáo dục 22/08/2017 08:00
aa
Chưa bao giờ ngành giáo dục lại sinh sự và nóng bỏng như bây giờ. Mùa thi tốt nghiệp quốc gia điểm 10 nhiều gấp hơn 40 lần năm thi trước. Nhưng, lại có chuyện điểm thi 30,5 mà vẫn trượt. Trượt bởi do cách tính điểm ưu tiên và các tiêu chí phụ khác, do “kỳ thi 2 trong 1” bất ổn, song Bộ Giáo dục lại coi là thành công.

Thầy giáo 3 điểm và cái vòng luẩn quẩn

Cải tiến cải lùi - Cái vòng luẩn quẩn

Nhà cách mạng Nelson Mandela nói rằng: "Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà bạn có thể dùng để thay đổi thế giới". Giáo dục không đơn thuần là... dạy và học kiến thức qua các buổi cắp sách đến trường rồi thi cử, mà là những nội dung sau khi được truyền bá sẽ tác động đến tư duy và hành động con người. Mấy chục năm nay, ngành giáo dục vẫn cứ loay hoay với chuyện “cải tiến cải lùi”: Trường nào tuyển sinh thì tự tổ chức thi cử, ai đăng ký bao nhiêu trường thì thi bấy nhiêu lần. Hậu quả là... tốn kém, mất thời gian. Rồi cải tiến kỳ tuyển sinh đại học bằng cách xét điểm thi của 6 môn thi tốt nghiệp. Sáng kiến không dừng lại, vẫn tiếp tục “phát sáng” sau khi thi tốt nghiệp phổ thông khoảng 1 tháng mới bắt đầu tuyển sinh đại học bằng kỳ thi "3 chung" (chung đợt thi, chung đề thi và dùng chung kết quả thi)... vv. Không ai còn nhớ chính xác có bao nhiêu lần cải tiến của Bộ Giáo dục áp dụng cho kỳ thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học nữa. Lại vừa xong kỳ thi tuyển sinh “2 trong 1” lấy điểm thi tốt nghiệp phổ thông xét tuyển sinh vào đại học với đầy tiếng ì xèo, kêu ca những bất cập, nghịch lý.

Câu chuyện tổ chức kì thi tốt nghiệp phổ thông, rồi lấy kết quả xét tuyển vào đại học là một sự cập kênh, vênh váo. Chúng ta vẫn biết rằng giáo dục phổ thông là trang bị kiến thức cơ bản, giáo dục đại học là chuyên sâu. Dù các nhà làm đề thi đã cố gắng lồng ghép câu hỏi bài thi tuyển đại học vào đề thi tốt nghiệp phổ thông rồi, nhưng xem ra vẫn chỉ là cái ngọn. Chả lẽ, một đề thi tốt nghiệp phổ thông, chỉ cần chèn vào vài câu hỏi khó, bài khó là có thể chọn ra học sinh cho đại học? Đề thi là một tổng thể biện chứng, thống nhất. Đề thi tốt nghiệp phổ thông chỉ dành để đánh giá kiến thức học trò sau 12 năm học. Chỉ cần đạt điểm trung bình là đỗ, là ra trường, vào đời làm bất cứ công việc gì phù hợp; thậm chí ở nhà làm nghề nông, hay đi làm thợ xây. Ngược lại, đề thi vào đại học không chỉ kiểm tra kiến thức phổ thông, mà còn phát hiện được khả năng phân tích, tổng hợp, phát hiện tư duy sáng tạo. Vì lẽ đó, đề thi vào đại học phải là đề thi khó. Tốt nghiệp phổ thông là đại trà, chẳng hạn cứ trung bình các môn 5 điểm là đỗ. Nhưng, thi vào đại học là theo chỉ tiêu, có nghĩa là lấy từ cao xuống thấp, đủ rồi thôi, ai không vượt ngưỡng đó thì xuống học cao đẳng, kém nữa thì học trung cấp, yếu quá thì lao động chân tay. Đẳng cấp hai cuộc thi tốt nghiệp và thi vào đại học là hoàn toàn khác nhau, không nên tích hợp kỳ thi “2 trong 1”. Thi tốt nghiệp phổ thông có thể là... mưa điểm 10, nhưng thi vào đại học thì hiếm hoi điểm mười. Nên chăng bỏ hẳn kỳ thi tốt nghiệp phổ thông, lấy điểm xét vào đại học... bằng cách xét tốt nghiệp phổ thông, rồi thi vào đại học.

Ba điểm tuyệt đối vẫn trượt vào đại học


Hơn sáu năm trước, có một nữ sinh đỗ ba môn 27 điểm, nhưng vẫn không được xét vào Đại học Dược. Tuổi trẻ bồng bột, cộng với nỗi buồn, bế tắc, cùng quẫn, áp lực khiến em tuyệt vọng và... tự tử. Một cái chết đau xót và ai cũng thương, tiếc. Người tỏ ra cảm thông nuối tiếc, người trách giận em sao nông nổi thế, cuộc đời còn nhiều dịp làm lại tốt đẹp hơn. Chết rồi thì không sống lại được, không nói được điều gì em cần nói; nhưng nếu em học sinh ấy biết năm nay, có học sinh đạt điểm tối đa 30 điểm vẫn bị cánh cổng trường đại học khép lại, thì chắc dạo đó sẽ không hành động dại dột thế. Năm nay, thi tốt nghiệp đại trà, “đại chúng” kết quả thi cao, cộng với thi trắc nghiệm, số học sinh đạt điểm 10 nhiều hơn gấp 40 lần năm trước. Mâu thuẫn trong tuyển sinh vào đạt học đã nhãn tiền: Nhiều học sinh đạt 29 điểm, 30 điểm tối đa mà không được vào trường mà các em đăng ký. Lần đầu tiên trong lịch sử tuyển sinh đại học Việt Nam sinh ra nghịch lý này, tất nhiên nỗi oan ức và tiếng khóc cũng dầy thêm. Điểm tốt nghiệp phổ thông tối đa đem xét tuyển vào đại học và “không đủ điểm” chính là cái sự bất hợp lý mà người ta không nhìn ra, hoặc không chịu công nhận. Tất nhiên, trong cuộc đua đến cổng trường đại học, nhiều kỵ sĩ ngã ngựa không phải vì thực lực học, mà vì những chuyện trời ơi đất hỡi. Một thí sinh đỗ ba môn đều điểm 10 sẽ trượt chỏng gọng so với những em đạt điểm thấp hơn, mà được ưu tiên tới 3 điểm.

Sao phải học công an, quân đội?

Những bất cập dồn dập bất cập. Những nghịch lý nối nhau nghịch lý. Dư luận đang hết sức xôn xao, buồn và bàn luận về chất lượng đầu vào của ngành sư phạm thấp và điểm thi vào công an quân đội cao. Ông Bộ trưởng Phùng Xuân Nhã công khai nói rằng ngành giáo dục phải học quân đội, công an. Học cái gì?

Từ xưa đến nay, giáo dục và y tế vẫn là hai ngành tác động trực tiếp đến con người nhất, một đằng thì chữa trị nâng cao sức khỏe thân thể, một bên thì xây dựng tinh thần, kiến văn. Nhất cử nhất động của đội ngũ giáo viên, cán bộ giáo dục và bác sĩ, nhân viên y tế đều được xã hội soi xét, bàn luận, mổ xẻ, quan tâm. Chính vì thế, hiện tượng thí sinh thi chỉ được 3 điểm mỗi môn vẫn được nhập học cao đẳng sư phạm đang là nỗi lo của toàn xã hội. Giáo dục là cỗ máy cái. Thầy giỏi mới cho ra lò những công dân tương lai có tri thức và tư duy tốt, để làm chủ đời mình và xã hội. Học lực của thầy chỉ điểm 3, thì học trò sẽ học được cái gì? Thầy yếu kém lại sinh ra trò kém yếu, cái vòng luẩn quẩn ấy sẽ làm lụn bại sở học thệ hệ này sang thế hệ sau.

Người ta nói đến nguyên nhân điểm thi kém vẫn vào cao đẳng sư phạm là do sinh viên ra trường không xin được việc làm. Tình trạng thất nghiệp tràn làn. Nếu xin được dạy hợp đồng thì lương cũng quá thấp, không đủ sống. Trong cơn bĩ cực ấy, ông bộ trưởng đề xuất đến học cách đãi ngộ ngành sư phạm như lực lượng vũ trang. Thì học ở các trường quân đội, công an không mất tiền, cơm ăn ba bữa, quần áo mặc cả ngày, lại còn có phụ cấp tiêu vặt mà xênh sang. Học xong được phân công công tác, có nghĩa là quân đội và công an học xong có việc làm ngay, không bị thất nghiệp. Đó chỉ là phần ngọn, và càng không thể đem ngành đặc thù là lực lượng vũ trang áp dụng cho dân thường. Lao động binh sĩ quân đội, công an là “lao động máu”, lao động thép, kỉ luật nghiêm, sống tại trại..., “nuôi quân ba năm sử dụng một giờ”, cho nên đi kèm là các điều kiện cơ sở vật chất và tinh thần đảm bảo cho thứ “lao động máu” ấy. Ngành giáo dục cũng học công an, quân đội, rồi các ngành khác cũng thế, có khác gì quay lại thời bao cấp kế hoạch hóa tập trung, học xong đại học, trung cấp chuyên nghiệp để Nhà nước phân công việc làm. Nghịch lý ngành giáo dục không thu hút được tài năng không phải đến bây giờ mới được cảnh báo. Hơn 40 năm trước, thời chúng tôi đi học đã lưu truyền trong dân gian những câu: “Chuột chạy cùng sao mới vào sư phạm”; “Nhất y, nhì dược, tạm được bách khoa, bỏ qua sư phạm”. Có nghĩa là làm nghề thầy giáo lúc nào cũng được tôn vinh nhưng, đãi ngộ chưa tương xứng, chứ không phải đến năm 2017 nay. Vậy thì, công tác tổ chức, xây dựng ngành sư phạm mới là điều ảnh hưởng tác động đến học sinh nhất. Dự kiến đến năm 2020, cả nước thừa 70 ngàn giáo viên. Các trường đại học mọc như nấm, và tất nhiên các khoa sư phạm cũng được mọc theo. Khủng hoảng thừa giáo viên, thì thất nghiệp, ba bốn người tranh nhau một xuất biên chế, hợp đồng. Thiếu hiếm thì quý, thừa mứa thì coi thường coi rẻ. Tiêu cực cũng sinh ra từ đây. Sinh viên sư phạm giật mình một xuất biên chế, chuyện cơm áo gạo tiền thường ngày đã gian nan, làm sao có dũng khí đi học để bỏ tiền ra chạy 1 xuất biên chế mầm non, tiểu học?

Học sẽ thêm kiến thức, thực tiễn và lý luận. Nhưng, không cần học đâu xa ở quân đội, công an, mà hãy học và thực hành năng cao chất lượng đội ngũ hành chính, tham mưu, chuyên gia ở cơ quan giáo dục các cấp.

Nhà văn Sương Nguyệt Minh

Tin liên quan

Đọc thêm

19 giáo viên dạy giỏi chương trình giáo dục thường xuyên được khen thưởng Giáo dục

19 giáo viên dạy giỏi chương trình giáo dục thường xuyên được khen thưởng

TTTĐ - Ngày 23/4, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố chương trình giáo dục thường xuyên (GDTX) cấp THPT năm học 2023-2024.
Tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ với sinh viên Giáo dục

Tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ với sinh viên

TTTĐ - Tiếng Anh hiện nay được xem là công cụ giao tiếp toàn cầu, là "chìa khóa" để đến với khối lượng tri thức, kiến thức đồ sộ của nền văn minh thế giới. Vì vậy, hiểu biết và sử dụng tiếng Anh một cách thành thạo sẽ giúp học sinh tiếp cận kiến thức và thông tin đa dạng từ các nguồn toàn cầu.
Nhiều cơ hội việc làm tại các doanh nghiệp cho sinh viên Giáo dục

Nhiều cơ hội việc làm tại các doanh nghiệp cho sinh viên

TTTĐ - Sáng 23/4, Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội (HCCT) đã tổ chức thành công “Ngày hội việc làm và Hợp tác doanh nghiệp” năm 2024 với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp và gần 200 sinh viên Nhà trường.
Sinh viên Đại học VinUniversity xuất sắc đạt ngôi vị quán quân Giáo dục

Sinh viên Đại học VinUniversity xuất sắc đạt ngôi vị quán quân

TTTĐ - Sau 4 tháng diễn ra, Cuộc thi Giải quyết tình huống kinh doanh HSBC (HSBC Business Case Competition - HSBC BCC) 2024 do Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam) (HSBC Việt Nam) phối hợp cùng Quỹ học bổng VietSeeds tổ chức đã chính thức tiến đến vòng chung kết cấp quốc gia.
Nhiều địa phương gặp khó trong xây dựng trường chuẩn quốc gia Giáo dục

Nhiều địa phương gặp khó trong xây dựng trường chuẩn quốc gia

TTTĐ - Thực tiễn việc xây dựng trường chuẩn quốc gia vẫn còn nhiều khó khăn vì các quận nội thành sĩ số học sinh tăng nhanh, trong khi hạ tầng trường lớp đáp ứng không kịp. Cùng với đó, việc thực hiện một số dự án trường chuẩn quốc gia chậm, do phải được phê duyệt về công tác phòng cháy, chữa cháy.
Mang sân chơi về vùng cao, thu hút học sinh đến trường Giáo dục

Mang sân chơi về vùng cao, thu hút học sinh đến trường

TTTĐ - Bên cạnh nhiệm vụ học tập, hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh là nhu cầu chính đáng của trẻ em. Ở một số xã vùng sâu, vùng xa khó khăn, việc tạo những sân chơi ý nghĩa để thu hút học sinh đến lớp đang được các trường học vùng cao nỗ lực thực hiện.
Phụ huynh sốt sắng tìm cửa "ngách" cho con vào trường điểm Giáo dục

Phụ huynh sốt sắng tìm cửa "ngách" cho con vào trường điểm

TTTĐ - Để con được vào trường mà mình mong muốn, nhiều phụ huynh không ngại ngần tìm cửa “ngách”, nhờ cậy các mối quan hệ, trả lệ phí cao, thậm chí chuyển hộ khẩu đến nhà người thân.
Tiến tới phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi Giáo dục

Tiến tới phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 173/TB-VPCP ngày 22/4/2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp của Ủy ban Quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Cách sĩ tử giải nhiệt cuộc sống trong ngày nắng nóng gay gắt Giáo dục

Cách sĩ tử giải nhiệt cuộc sống trong ngày nắng nóng gay gắt

TTTĐ - Học tập, nghỉ ngơi khoa học kết hợp chơi thể thao, dã ngoại, giải nhiệt cuộc sống bằng thức uống có nguồn gốc tự nhiên, tốt cho sức khỏe như Trà Xanh Không Độ là cách nhiều sĩ tử đang thực hiện để xua tan căng thẳng mệt mỏi, vượt qua ngày nắng nóng trong lúc cao điểm ôn thi hiện nay.
Học sinh Ba Đình giành giải cao thi “Trạng nguyên tiếng Việt” quốc gia Giáo dục

Học sinh Ba Đình giành giải cao thi “Trạng nguyên tiếng Việt” quốc gia

TTTĐ - 359 thí sinh của 50 tỉnh, thành trên toàn quốc vừa tham dự cuộc thi "Trạng nguyên tiếng Việt" cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Cả 5 học sinh quận Ba Đình (Hà Nội) tham dự cuộc thi đều đoạt giải cao.
Xem thêm