Tag

Truy tìm nguyên nhân khiến hàng chục người chết và mất tích trong cơn lũ quét lịch sử ở Mù Căng Chải

BHXH & Đời sống 13/08/2017 10:37
aa
Các cụ có câu “nắng Lào Cai, mưa dai Yên Bái”, hàm ý chỉ sự khắc nghiệt của thiên nhiên nơi đây. Nhưng, đó chưa phải nguyên nhân thấu đáo nhất gây nên trận lũ quét, lũ ống kinh hoàng ở Mù Cang Chải (Yên Bái) vừa qua. Nhìn sâu vào vấn đề, sẽ thấy rất nhiều nguyên nhân nhức nhối mà không thể ngày một, ngày hai giải quyết xong...

Truy tìm nguyên nhân khiến hàng chục người chết và mất tích trong cơn lũ quét lịch sử ở Mù Căng Chải

Truy tìm nguyên nhân khiến hàng chục người chết và mất tích trong cơn lũ quét lịch sử ở Mù Căng Chải
Truy tìm nguyên nhân thật sự khiến hàng chục người chết và mất tích trong cơn lũ quét lịch sử ở Mù Căng Chải


Hoang tàn và đau thương

Đêm mùng 2, rạng sáng mùng 3/8, lũ ống lũ quét tràn vào thị trấn Mù Căng Chải (Yên Bái) khiến hàng chục người chết và mất tích, hàng trăm ngôi nhà và vô số tài sản bị xóa sổ. Những khối đá to như tòa nhà nằm án ngữ lối đi, chềnh ềnh trước trường học Võ Thị Sáu của huyện miền núi nghèo và heo hút bậc nhất Việt Nam. Cơ quan chức năng thức trắng đêm để khoan phá đá, tìm xác nạn nhân, tìm lại mặt bằng để phục vụ công tác cứu hộ.

Tương tự, cách đó không xa, ở huyện Mường La, tỉnh Sơn La, vô số nhà cửa công trình bị hủy hoại bởi dòng nước xiết và bùn đất. Cơ quan chức năng hối hả tìm xác các nạn nhân dọc 100km dòng sông Đà. Cũng may đang là kì nghỉ hè, chứ nếu vào mùa học, không biết nửa đêm lũ tràn vào các trường học nội trú, thì không biết hậu quả sẽ thảm khốc đến nhường nào?!

Nhiều người hoang mang đặt câu hỏi, tại sao trận lũ hung hãn này lại ập đến và làm thế nào để ngăn chặn những trận khủng khiếp tương tự như thế này? Có người đổ lỗi cho “ông Đùng bà Đoàng”, tức là do kiến tạo của vỏ trái đất, thổ nhưỡng khí hậu vùng Sơn La - Yên Bái. Các cụ có câu: nắng Lào Cai, mưa dai Yên Bái. Mưa ở Yên Bái dai dẳng, ngấm vào thứ núi đất cao ngỏng, khiến cho kết cấu núi bị vỡ âm, chỉ cần đất đủ mềm là trôi trượt. Chúng tôi từng gặp cảnh hai quả núi bị lở, bị cuốn trôi, đến khi gặp nhau thì va đập và… tạo thành một quả núi mới.

Thị trấn Mù Căng Chải đã được Trung ương và tỉnh xác định là trọng điểm sạt lở và có kế hoạch di dời dân. Thậm chí, lực lượng vũ trang đã tính đến việc nổ súng để cưỡng chế những kẻ ương gàn ngoan cố bám trụ, không chịu tin vào hiểm họa lở núi. Cách đây vài năm, ở xã La Pán Tẩn, chỉ một tích tắc, khoảng 20 người bị đất đá vùi lấp. Mưa lũ cuốn trôi họ, thậm chí có người trôi vài chục cây số mới tìm thấy xác. Chúng tôi dự những đám tang người Mông, bà con chỉ dựa vào mớ tóc dài để biết là thủ cấp tìm thấy là của một người phụ nữ, dựa vào bộ răng bịt vàng lóng lánh để biết con cháu nhà ai. Có gia đình, hai người con trai cùng chết, để lại ngót chục đứa con và hai người vợ chưa đầy 20 tuổi. Có nạn nhân, khi mai táng chỉ có độc một cánh tay.

Lũ quét, lũ ống, lũ bùn, mưa dai Yên Bái là có thật, nhưng cũng đừng vin vào đó mà đổ hết lỗi cho thiên nhiên. Trước đây chỉ có lũ nhỏ và lở đất nhẹ. Hơn chục năm trở lại đây mới xuất hiện những trận lũ hãi hùng như rạng sáng 3/8 vừa qua. Đừng đổ lỗi bừa phứa cho biến đổi khí hậu bởi cốt lõi của vấn đề nằm ở sự tàn độc của chính con người khi ngang nhiên xẻ thịt rừng, hút máu rừng, khiến thiên nhiên nổi giận.

Vào ngày 4/8/2017, củi rác, gỗ lạt phủ kín toàn bộ mặt hồ thủy lợi Mồ Dề, bà con đông như kiến cỏ đến vớt củi kiếm ăn, đến nỗi cơ quan chức năng phải treo biển cảnh báo nguy hiểm Hóa ra, tất cả sự thật nằm ở đây: Phá rừng. Tương tự, cách đây vài năm, cơn lũ quét tràn qua thị trấn Ba Khe (Văn Chấn), khiến những cột bê tông vững chãi cũng gãy gục như que đóm bẻ đôi, những bụi tre “nên lũy nên thành” ken dày trôi lềnh bềnh theo dòng nước xiết. Trường học bị xóa sổ, xóm trọ học sinh cấp 3 biến mất, 50 người thuộc tỉnh Yên Bái, Phú Thọ tử vong và mất tích. Có người bị cuốn lên ngọn cây, mắc ở đó 2 ngày sau dân mới tìm thấy. Nhiều học sinh cấp 3 bị trôi về tận Phú Thọ (80km) mới tìm thấy xác. Và, câu trả lời về nguyên nhân gây lũ quét cũng tương tự như vụ lũ ống, lũ quét mới xảy ra ở hồ thủy lợi Mồ Dề (Mù Căng Chải) hôm nay.

Truy tìm nguyên nhân khiến hàng chục người chết và mất tích trong cơn lũ quét lịch sử ở Mù Căng Chải


Chúng ta, hãy thức tỉnh!

Thực tế, Yên Bái, Sơn La có phần rừng quý, nằm trên dãy núi Hoàng Liên Sơn. Nơi đây có nhiều rừng già quý báu, đặc biệt là rừng pơ mu cổ thụ, phân bố ở độ cao từ 800m trở lên. Những cánh rừng đầu nguồn này có vai trò như tấm áo giáp bảo vệ sự sống, ngăn chặn thảm họa thiên nhiên cho bà con. Nhưng vì lợi ích kinh tế trước mắt, người ta đã phá rừng một cách tàn nhẫn. Chúng tôi đã từng sống trong những bản làng mà đàn ông dắt díu nhau đi phá sơn lâm, đâm hà bá. Họ sống như thổ phỉ trong rừng sâu, hút thuốc phiện, trồng cây anh túc và phá rừng pơ mu. Khi trở về tất cả đều bị HIV/AIDS.

Từng lặn lội cùng anh Giang, Giám đốc Khu Bảo tồn Thiên nhiên Tà Xùa (Sơn La), chúng tôi đi dọc dãy điểm mút của hệ thống núi Hoàng Liên Sơn ròng rã hàng tuần liền. Xách theo súng AK, súng K54 vào rừng, chúng tôi chứng kiến cuộc sống của những kẻ phá rừng, lập lán, xẻ gỗ và hút thuốc phiện trong đó. Nhìn những cây pơ mu cả nghìn năm tuổi, đường kính gốc lên đến 2m bị chặt phá không thương tiếc, chúng tôi không khỏi trùng lòng.

Từng bám gót theo ông Páo, bấy giờ là Chủ tịch UBND huyện Trạm Tấu, lên “mặt núi” phía Yên Bái của dãy Hoàng Liên Sơn. Đi trong mênh mông nương thuốc phiện và những cánh rừng bị đốn trụi. Những kẻ đốn rừng không mang theo máy móc hiện đại hay xe cơ giới lên đó được nên họ bắc giá cao, kéo cưa giảm thanh, xẻ pơ mu thành nhiều súc gỗ và được phu phen vác ra khỏi rừng. Những cành, rễ, gốc, và vô thiên lủng các súc gỗ không mang vác được đã bị bỏ lại hàng chục năm trong rừng.

Cơ quan hữu trách hầu như không biết hoặc cố tình không biết việc phá rừng, cho đến khi lũ về. Rừng bị phá, đồng nghĩa không còn tấm áo giáp bảo vệ, che chắn, cứ thế đất đá núi đồi, gỗ quý trôi theo dòng nước, tràn xuống làng bản. Bụng nước vốn đã xoáy nặng, lại có thêm gỗ trong đó, nên sức công phá tăng lên gấp bội. Đó là giải thích tại sao thị trấn Mù Căng Chải hay thị trấn Ba Khe với nhiều công trình kiên cố bị cuốn trôi trong tích tắc. Rốt cuộc, sức mạnh đó, tôi muốn gọi là sự trả vố của thiên nhiên với lối ứng xử nhẫn tâm, tàn độc, thiếu kiến thức của con người.

Một điều nữa cần nhấn mạnh ở đây là cần thay đổi tập quán của bà con vùng cao. Từ thời thượng cổ, bà con chọn nơi sạch sẽ, tốt tươi ven các dòng nước lớn (sông, suối) để định cư. Điều này đã trở thành tập quán, thành nét văn hóa sinh tồn của đồng bào. Lựa chọn ấy trong thời rừng chưa bị phá và mẹ thiên nhiên chưa nổi giận là hoàn toàn hợp lý. Nhưng, thực tế đã đổi thay. Do đó, bà con cần cảnh giác với những điểm đen đã được cảnh báo, tránh việc bố trí dân cư ở ven sông suối có nguy cơ sạt lở, lũ quét. Khi giá đất tăng cao, bà con chen chân sống ven suối và những chỗ bằng phẳng. Họ xây dựng các công trình kiên cố lấn át dòng chảy, án ngữ đường thoát của sông suối. Khi lũ về, lũ bùn, lũ ống sẽ đòi lại dòng chảy của nó, và thảm họa xảy ra. Câu chuyện chính quyền ở Mù Căng Chải đã tính chuyện nổ súng cảnh báo, kiên quyết yêu cầu người dân di dời khỏi điểm đen sạt lở không còn là dự tính nữa. Nó chính là bài toán sống còn trong giai đoạn rừng già bị cạo trọc như bây giờ.

Những ngày này, mênh mông hồ nước sau mưa ngập ken cây rừng, gỗ rừng bị đốn hạ, đến mức bà con phải vạch gỗ ra mới trông thấy nước. Những thị trấn, thị tứ mọc lên vô lối, án ngữ đường thoát của sông suối; những kẻ lâm tặc và bảo kê cho lâm tặc; những kẻ sống bình yên trong tấm áo giáp rừng già bảo bọc cho mình rồi lại quay lại giết rừng vì đồng tiền ích kỷ và độc địa kia... đều là thủ phạm đã gây ra cái chết và mất tích của hàng chục trong trận lũ đầu tháng 8 này. Nếu chúng ta không sớm giác ngộ và thay đổi hành vi thì hậu quả sẽ còn kéo dài và thảm khốc hơn nữa. Hãy nhớ rằng, sự ăn năn không bao giờ là muộn!

Tin liên quan

Đọc thêm

Công ty Dệt Hòa Khánh đã thanh toán nợ bảo hiểm xã hội BHXH & Đời sống

Công ty Dệt Hòa Khánh đã thanh toán nợ bảo hiểm xã hội

TTTĐ - Thông tin từ Bảo hiểm Xã hội TP Đà Nẵng cho biết, Công ty CP Dệt Hòa Khánh vừa thanh toán 1,350 tỷ đồng tiền nợ bảo hiểm xã hội (BHXH) cho người lao động.
Bảo hiểm xe máy và những giá trị nhân văn cao cả BHXH & Đời sống

Bảo hiểm xe máy và những giá trị nhân văn cao cả

TTTĐ - Trả lời tại phiên chất vấn của Đại biểu Quốc hội ngày 18/3, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho hay, thời gian vừa qua, tai nạn xe máy chiếm khoảng 63% trong các vụ việc. Vì vậy, bảo hiểm xe máy là bảo hiểm bắt buộc vì quyền lợi người dân.
Cách lấy lại mật khẩu trên ứng dụng VssID BHXH & Đời sống

Cách lấy lại mật khẩu trên ứng dụng VssID

TTTĐ - Nhiều người tham gia bảo hiểm xã hội và cài đặt ứng dụng bảo hiểm xã hội (VssID) trên điện thoại nhưng sau thời gian sử dụng lại quên mật khẩu và không biết cách nào để lấy lại...
Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền BHXH, BHYT BHXH & Đời sống

Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền BHXH, BHYT

TTTĐ - Bảo hiểm xã hội (BHXH) quận Hoàng Mai (Hà Nội) đã phối hợp với UBND các phường, Bưu điện Trung tâm 6 và ban, ngành liên quan tăng cường tuyên truyền về BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình đến Nhân dân trên địa bàn quận.
Bệnh nhân sử dụng ứng dụng VssID, CCCD gắn chip hoặc VNeID BHXH & Đời sống

Bệnh nhân sử dụng ứng dụng VssID, CCCD gắn chip hoặc VNeID

TTTĐ - Bộ Y tế đề nghị các cơ sở y tế tiếp đón người bệnh đi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) bằng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, căn cước công dân (CCCD) gắn chip hoặc VneID.
Mất thẻ, quên mã số in trên thẻ BHYT có được thanh toán? BHXH & Đời sống

Mất thẻ, quên mã số in trên thẻ BHYT có được thanh toán?

TTTĐ - Nhiều người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) băn khoăn nếu đi bệnh viện nhưng mất thẻ BHYT, quên mã số in trên thẻ thì có được đảm bảo quyền lợi, mức hưởng hay không?
Phối hợp liên ngành phát triển số người tham gia BHXH BHXH & Đời sống

Phối hợp liên ngành phát triển số người tham gia BHXH

TTTĐ - Trong năm 2023, Bảo hiểm xã hội (BHXH) quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã ký kết quy chế phối hợp với Liên đoàn Lao động quận, Hội Liên hiệp phụ nữ quận và UBND 8 phường trên địa bàn nhằm phát triển số người tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT).
Công ty Dệt Hòa Khánh hứa thanh toán nợ bảo hiểm xã hội Xã hội

Công ty Dệt Hòa Khánh hứa thanh toán nợ bảo hiểm xã hội

TTTĐ - Lãnh đạo Công ty CP Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng cho biết, sẽ thanh toán hơn 1,3 tỷ đồng tiền nợ bảo hiểm xã hội cho người lao động chậm nhất vào ngày 16/4/2024, mong muốn BHXH thành phố Đà Nẵng tạo điều kiện cho Công ty được thanh toán với lịch trình nêu trên.
Điểm tựa an sinh vững chắc cho những người yếu thế trong xã hội BHXH & Đời sống

Điểm tựa an sinh vững chắc cho những người yếu thế trong xã hội

TTTĐ - Trải qua hơn một năm triển khai, chương trình bảo hiểm vi mô “An bình yên vui - An sinh hạnh phúc” của Bảo hiểm Bảo Việt đã đạt được những thành tựu đáng kể, góp phần cải thiện đời sống của hàng ngàn gia đình và thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hơn 10.400 tỷ đồng BHXH & Đời sống

Chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hơn 10.400 tỷ đồng

TTTĐ - Theo thông tin của Bảo hiểm xã hội Hà Nội, 3 tháng đầu năm 2024, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Hà Nội đã chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH hằng tháng cho 594.013 người, số tiền 10.483 tỷ đồng.
Xem thêm