Tag

Vụ án mạng kinh hoàng và câu chuyện nhà ngoại cảm "vạch mặt" kẻ sát nhân bí hiểm (kỳ 1)

Phóng sự 27/02/2017 08:00
aa
Bị kẻ sát nhân xuống tay giết hại khi vừa tròn 12 tuổi, cháu Lê Thị Q. chết oan uổng nên linh hồn vẫn còn lấn khuất trong nhà, nhung nhớ mẹ hiền. Ngày Q. mất, mẹ cô bé có linh cảm lạ thường, chạy đi tìm con khắp nơi, đến khi nhận ra xác con gái mình, chị như điên dại....

Vụ án mạng kinh hoàng và câu chuyện nhà ngoại cảm

Cho đến tận những ngày này, khi nấm mộ của cô con gái duy nhất Lê Thị Q. đã xanh rì cỏ mọc và cái chết kinh hoàng, thương tâm của cháu đã bớt xôn xao trên những con ngõ nhỏ, chị Lê Thị Cúc, 47 tuổi, trú tại thôn 1, xã Xuân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình vẫn chưa nguôi ngoai hết nỗi đau.

Ngồi kể lại cho chúng tôi nghe toàn bộ câu chuyện đau lòng ấy, chị liên tục phải dừng lại bởi những tiếng khóc nấc tắc nghẹn.

Chị bảo: “Cháu Q. bị giết hại tàn nhẫn khi mới 12 tuổi đầu nên cháu thiêng lắm.... Đã hai năm trôi qua như dường như đâu đó trong căn nhà này, tui vẫn như thấy linh hồn cháu còn lẩn khuất đầy u uẩn, đau đớn”.

Buổi chiều định mệnh

Chị Nguyễn Thị Cúc sinh năm 1970 trong một gia đình nông dân nghèo đông con, có tới 10 anh chị em. Thuở thanh xuân, chị là một thiếu nữ đẹp, thùy mị, nết na, lại chịu thương chịu khó nên cũng lắm chàng trai theo đuổi nhưng chị chẳng ưng ý ai.

Đến lúc tuổi xuân qua đi, quá lứa nhỡ thì, chị đành đi kiếm một đứa con ngoài giá thú những mong nương tựa lúc tuổi già. Năm 2002, chị sinh một bé gái. Lấy họ mẹ, chị đặt tên cho bé là Lê Thị Q.

Ở cái vùng quê nghèo miền sơn cước còn nặng nề tư tưởng phong kiến ấy, việc không chồng mà chửa kinh hoàng lắm. Cả làng dè bỉu chị. Kệ! Chị nuốt nước mắt nuôi con.

Để kiếm đủ tiền nuôi con ăn học, chị Cúc quần quật làm việc từ sáng đến khuya, không nề hà bất cứ việc gì. Thương cảnh chị Cúc một mẹ một con không có nơi ở, một người bà con khi chuyển chỗ ở đã để lại cho chị mảnh đất và căn nhà xập xệ bây giờ.

Ơn giời, cháu Q. ngay từ nhỏ đã biết thương mẹ. Cháu vừa học giỏi, vừa chăm chỉ làm lụng đỡ đần mẹ. Sáu năm liền, cháu là học sinh giỏi xuất sắc toàn diện, là tấm gương vượt khó học giỏi của nhà trường.

Biết gia cảnh nhà mình khốn khó, mẹ lại thường xuyên đau ốm, bệnh tật, cháu Q. toàn mặc quần áo cũ của các chị họ thải ra. Chiếc xe đạp cũ rích hàng ngày cháu đi đến trường cũng là chiếc xe của người bác họ thải loại.

Vụ án mạng kinh hoàng và câu chuyện nhà ngoại cảm
Cháu Q. chăm tốt nên con bò nhà nước cho mẹ con chị xóa đói giảm nghèo lớn nhanh như thổi (Ảnh minh họa)

Mấy năm trước, Nhà nước cho mẹ con chị một con bò con để xóa đói giảm nghèo. Cháu Q. chăm kỹ lắm nên con bò lớn nhanh như thổi. Hai năm sau, nó đẻ được một bò con. Hàng ngày, ngoài giờ đến trường học, cháu Q. dắt đôi bò đi chăn.

Chị Cúc kể: “Buổi trưa hôm xảy ra án mạng, cháu Q. về khoe với tôi mới phát hiện được khu vực trên đồi có nhiều cỏ, lại có nhiều rau má. Vừa trông coi bò, cháu vừa hái được mớ rau má đưa về cho mẹ nấu canh.

Ăn cơm trưa xong, cháu đưa bò đi chăn tiếp. Trước lúc đi, cháu còn bảo chiều nay sẽ hái rau má cho cậu nó. Vậy mà…”. Chị Cúc nghẹn ngào.

Buổi chiều hôm ấy, ngày 9 tháng 2 năm 2014, trời đã nhọ mặt người mà vẫn chưa thấy con dắt bò về, chị Cúc thấy ruột nóng như lửa đốt.

Chị tất tả đi tìm. Chạy lên quả đồi ven đường Hồ Chí Minh nhánh Đông gần khu vực Di tích lịch sử sân bay dã chiến Khe Gát, chị chỉ thấy mẹ con đôi bò đang nhẩn nha gặm cỏ.

Chị chạy khắp đồi tìm con không thấy. Cất tiếng gọi con đến lạc giọng chỉ thấy tiếng dội lại từ vách núi.

Trong màn sương giăng ảo mờ, chị chợt nhìn thấy thoáng một bóng áo trắng chạy trước mặt rồi vụt biến mất.

Chị chợt rùng mình, xương sống lưng ớn lạnh. Linh cảm có chuyện chẳng lành, chị bước thấp bước cao chạy hồng hộc về thôn kêu cứu.

Nghe tin từ loa phát thanh xã, cả thôn nháo nhác chia nhau mọi ngả lùng sục. Đèn pin quét loang loáng, sáng cả một vạt rừng. Tiếng gọi ồi ồi vang dậy cả núi đồi.

Vụ án mạng kinh hoàng và câu chuyện nhà ngoại cảm

Những câu chuyện rùng rợn về nhân quả, nghiệp báo - Kỳ 4: Hậu vận bi thương của gia đình 3 đời làm nghề đồ tể

Anh Nguyễn Văn Điền, 42 tuổi, em rể chị Cúc kể lại: “Lúc tôi cùng mọi người đang rọi đèn từng bụi cỏ, gốc cây để tìm cháu Q. thì bỗng nghe tiếng kêu thất thanh: “Cháu nó đây rồi”.

Tôi vội chạy nhanh lại chỗ tiếng kêu thì thấy cảnh tượng thật kinh hoàng. Dưới rãnh đất bên vệ đường, khuất sau lùm cỏ dại, cháu tôi nằm co quắp, úp mặt xuống đất. Máu chảy lênh láng, nhuốm đỏ cả một vạt đất.

Cháu bị hung thủ dùng đá to đánh vào gáy và đầu. Trên phần đầu bên phải có một vết thương khá sâu khiến máu chảy tràn ra cả mặt. Sau gáy cũng có vài vết thương do đá đập.

Trên người cháu còn in hằn dấu thâm tím của năm ngón tay. Trong hai túi áo của cháu, hai bó rau má vẫn còn nguyên nhưng dính đầy máu. Cách đó khoảng năm mươi mét, chiếc xe đạp bị nhét dưới cống sâu”.

Trước cái chết oan khốc của đứa trẻ nổi tiếng ngoan ngoãn, học giỏi, người dân địa phương kéo đến chật cứng cả khu đồi.

Nhiều người không cầm được nước mắt thương cảm. Ai cũng bức xúc lên án kẻ giết người nhẫn tâm. Anh Điền liền gọi điện báo công an huyện và gọi thêm người thân đến bảo vệ hiện trường.

Anh nghẹn ngào kể: “Một số người dân nói chúng tôi bồng cháu về nhà nhà kẻo lạnh tội nghiệp nhưng tôi không nghe.

Mấy anh em tôi phải nhờ một số người dùng bạt vây quanh để bảo vệ hiện trường đến khi công an đến khám nghiệm.

Buổi sáng hôm đó, thấy cháu Q. chăn đôi bò trên đồi, sợ cháu là con gái, ở một mình nơi vắng vẻ như vậy, dễ bị ma quỷ bắt vía, tui đã định gọi cháu về.

Nhưng lại nghĩ mình lo những điều không đâu, mê tín dị đoan nên thôi. Ai ngờ, quỷ ma đâu chẳng thấy, cuối cùng cháu lại bị giết hại một cách tàn độc bởi con người.

Lúc tìm được thi thể cháu, hai bên túi chiếc áo khoác vẫn còn nguyên hai bó rau má, cháu hái cho tui. Thương quá.

Trước khi đem bỏ số rau kia, tui khấn vong hồn cháu, coi như người cậu này đã nhận tấm lòng thơm thảo của cháu”.

VỤ ÁN MẠNG KINH HOÀNG VÀ CÂU CHUYỆN KỲ LẠ VỀ KẺ SÁT NHÂN BỊ LỘ DIỆN BỞI NHÀ NGOẠI CẢM

Đám tang cháu Q. là đám tang đông lịch sử ở Xuân Trạch

Tội ác phơi bày

Nghe tin con mình bị giết, chị Lê Thị Cúc khóc thét lên rồi lăn đùng ra đất ngất xỉu. Suốt mấy ngày chị nằm mê man trên giường, không ăn không uống gì.

Mỗi khi tỉnh dậy, chị lại la hét kêu khóc vật vã rất tội nghiệp. Từ nhà chị Cúc ra nghĩa địa, nơi chôn cất thi thể cháu Q. không bao xa, nhưng chị không thể nào đủ sức đi qua chặng đường ngắn ngủi, thắp lên mộ con nén hương.

Anh Lê Văn Kỳ, anh ruột chị Cúc, ngậm ngùi: “Từ khi con bé bị giết thảm, em gái tui đau đớn quá, sút mất 10kg. Sức khỏe em gái tui vốn đã không tốt, nhiều bệnh tật, nay lại thêm một cú sốc quá lớn, nên kiệt quệ cả thể chất lẫn tinh thần.

Gia đình tui có tất cả mười anh chị em, hoàn cảnh ai cũng còn khó khăn, nhưng vẫn cắt cử mỗi ngày hai người thay nhau túc trực, chăm sóc lo cơm cháo cho Cúc và hương khói cho cháu.

Vừa động viên tinh thần, vừa giúp đỡ công việc, nhưng quan trọng hơn là phải theo sát, không để Cúc vì quá quẫn trước cái chết thương tâm của con mà làm điều dại dột.

Bởi vì trước đó, chỉ sơ sểnh một chút, gia đình không tìm thấy em gái tui đâu cả. Cả nhà hoảng hồn, nháo nhác đi tìm, mới phát hiện Cúc ra ngồi thất thần bên mộ cháu Q.

Thấy người nhà ra, Cúc lẩn trốn, không muốn gặp. Từ đó, chúng tôi không dám rời Cúc nửa bước.

Đám tang cháu Q. là một đám tang lịch sử trong vùng. Người dân ở các thôn lân cận khi hay tin, mặc dù không quen biết, nhưng thương cảm đứa trẻ giỏi giang, chăm chỉ, hiếu thảo lại chết oan khuất, đều đến thắp cho cháu nén hương, đưa tiễn một đoạn đường, để vong hồn cháu phần nào được an ủi".

Mời độc giả đọc trọn bộ serie truyện Những câu chuyện rùng rợn về nhân quả, nghiệp báo tại đây

Tin liên quan

Đọc thêm

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu" Phóng sự

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu"

TTTĐ - Quá trình thâm nhập, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tận mắt chứng kiến những cánh rừng vùng biên giới tại hai xã Ia Púch và Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, đang ngày đêm "rỉ máu"
Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng Phóng sự

Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng

TTTĐ - Bên cạnh những khu tái định cư còn nhiều bất cập, thì Khu tái định cư Thủy điện Đăk Mi 1, do Công ty Cổ phần Quang Đức Kon Tum làm chủ đầu tư đang đem lại niềm vui, cuộc sống ấm no cho 37 hộ dân thôn Kon Năng, xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei (Kon Tum).
Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên Phóng sự

Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên

TTTĐ - Chiều 9/12, tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, đoàn công tác của báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tới dự lễ cầu siêu, dâng hương tri ân những anh hùng hi sinh trên các mặt trận của tỉnh Hà Giang.
Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư? Phóng sự

Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư?

TTTĐ - Loạt bài phản ánh của báo Tuổi trẻ Thủ đô cho thấy nhiều bất cập tại các khu tái định cư thuộc dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn ở huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đang cần được tháo gỡ.
Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong Phóng sự

Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong

TTTĐ - Khi người dân chuyển về khu tái định cư đã phát hiện nhiều bất cập khiến các hộ dân “đi không được, ở cũng không xong”. Thậm chí, có hộ dân phải “bỏ của chạy lấy người”...
Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư Phóng sự

Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư

TTTĐ – Câu chuyện đầu tư khu tái định cư cho người dân vùng thiên tai, khó khăn tại huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) không được tính toán thấu đáo, dẫn đến dự án rơi vào cảnh hoang phế, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng Phóng sự

Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng

TTTĐ - Liên quan đến việc triển khai Chỉ thị 24/CT-TU của Thành uỷ Hà Nội, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có cuộc trao đổi...
Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu Phóng sự

Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu

TTTĐ - Chỉ thị 24 được Ban Thường vụ, Thường trực Quận ủy xác định là “luồng gió” mới trong thực hiện kỷ luật, kỷ cương thực thi công vụ.
Bài 3: Thủ đô tiên phong Phóng sự

Bài 3: Thủ đô tiên phong

TTTĐ - Chỉ thị số 24-CT/TU về “Tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố Hà Nội” được cho là "liều thuốc" hữu hiệu.
Bài 2: Nỗi đau từ “khối u ác tính” Phóng sự

Bài 2: Nỗi đau từ “khối u ác tính”

TTTĐ - Chỉ thị 24 - cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám nhận việc khó - là cách chữa trị đầu tiên tung ra giữa lúc cả xã hội đang cần một biện pháp hữu hiệu để điều trị căn bệnh trầm kha.
Xem thêm