Tag

Xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh- Bài 51: Hà Nội ngày ấy - bây giờ

Văn hóa 08/01/2017 12:44
aa
TTTĐ - Hơn 30 năm đổi mới, Hà Nội của những ngày tem phiếu, leng keng tàu điện, thong thả xe đạp đã nhường chỗ cho một Hà Nội hối hả với những tòa nhà chọc trời, xe máy, ô tô nườm nượp ngược xuôi. Hà Nội đang đổi khác từng ngày và tôi may mắn được sinh ra, lớn lên ở Hà Nội để được chứng kiến sự đổi thay kì diệu đó.

Xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh- Bài 51: Hà Nội ngày ấy - bây giờ

>> Xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh
* Bài 50: Vui buồn ở phố đi bộ



Xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh- Bài 51: Hà Nội ngày ấy - bây giờ

Tàu điện trên phố Hà Nội xưa

Trời bắt đầu vào Xuân. Cả năm bị cuốn vào vòng xoáy của công việc, lo toan chợt nhận ra Tết sắp đến rồi. Vậy là phải xếp mọi việc lại để lo sắm Tết. Hà Nội ngày thường náo nhiệt, ồn ào đủ loại âm thanh, khó chịu bởi các loại khói bụi bỗng trở nên trầm lặng vào ngày mùng một Tết. Bất giác, cảm giác về một Hà Nội xưa dường như hiện về...

Tôi sinh ra và lớn lên vài năm sau ngày thống nhất đất nước. Tuổi ấu thơ của tôi là những năm tháng khó khăn của thời kì bao cấp - cái thời mà cơm ăn là gạo tấm đầy mọt, tấm áo mỏng manh và tem phiếu là thứ tài sản quý giá nhất trong mỗi gia đình. Tuổi thơ tôi là hàng ngày đi học một buổi duy nhất. Khi đến trường, vài đứa đi bộ qua nhà gọi nhau í ới chứ không phải để bố mẹ đưa đón như bây giờ. Thời đó, tuy chương trình học nhẹ nhàng nhưng thầy cô đều giao bài tập về nhà. Lúc rảnh rỗi, tụi trẻ con chúng tôi lại rủ nhau chơi chuyền, nhảy dây, ô ăn quan... Hà Nội ngày đó chưa đông đúc nên mới có nhiều khoảng sân rộng cho lũ trẻ nô đùa.

Nhà tôi ở khu vực Cửa Nam, nằm giữa cột cờ Hà Nội và ga Hàng Cỏ. Kí ức trong tôi về Hà Nội gắn liền với tiếng chuông xích lô, tiếng rao bán hàng ăn đêm, tiếng pháo ngày Tết, ngày cưới, tiếng leng keng tàu điện... Tuyến tàu điện chạy từ Cầu Giấy - Bờ Hồ, Ngã Tư Sở - Bờ Hồ đều đi qua phố Nguyễn Thái Học gần nhà tôi. Thời đó, giá vé tàu điện rẻ, chỉ vài xu, tương đương với vài trăm đồng bây giờ. Lũ trẻ chúng tôi thường xuyên "nhảy" tàu điện, tức là đi tàu điện mà không phải trả tiền. Theo quy ước của lũ trẻ con nghịch ngợm, đứa nào phải mua vé đi tàu điện là kém cỏi. Để làm được vậy, phải để ý xem chú nhân viên soát vé thu vé ở đâu thì nhanh chóng đi luồn qua lưng, ra chỗ những hành khách đã được kiểm vé. Có một lần, mấy đứa tụi tôi đi nhảy tàu điện lên chợ Hàng Da mua cá chọi. Lúc đi không bị phát hiện nhưng khi về, do vướng víu cầm cá chọi nên đã bị chú soát vé "bắt sống". Dù đã qua vài chục năm nhưng tôi vẫn không quên khoảnh khắc đó, cái cảm giác bị cả toa tàu điện nhìn mình.

Chú soát vé thừa biết mấy cu cậu trốn vé nên dọa: - Vé tàu của mấy thằng nhóc này đâu. Không có vé là mời xuống tàu.

Mấy đứa nhìn nhau ngượng ngùng, lí nhí trả lời: - Bọn cháu không có tiền đâu ạ...

- Không có tiền? Thế sao lại có tiền mua cá chọi thế kia?

Tất cả hành khách hôm đó cười ầm lên rồi xin chú ấy tha cho.

Những năm tháng lớn lên giữa phố phường Hà Nội khiến mỗi góc phố, hàng cây nơi mình đặt chân qua nhiều lần đều rất đỗi thân thương. Hà Nội thời đó không có nhà cao tầng, ít tiện nghi hiện đại nhưng lại chứa đựng rất nhiều nét đẹp cổ kính phương Đông với lối kiến trúc riêng. Tình xóm giềng thời đó cũng ấm áp, thân thương hơn bây giờ...

Sau đợt mở rộng địa giới hành chính (tháng 8/2008), Hà Nội trở thành một trong nhiều Thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới. Việc dân số tăng quá nhanh cùng tiến trình đô thị hóa chưa được quy hoạch tốt đã khiến Hà Nội trở thành một thành phố chật chội, ô nhiễm và giao thông nội thành thường xuyên ùn tắc.

Tư duy của bọn trẻ bây giờ cũng khác ngày ấy bởi lịch học dày đặc. Hỏi chúng mấy trò chơi dân gian, đứa mắt tròn, đứa mắt dẹt chả hiểu gì, đứa nào biết thì lắc đầu "chơi chán lắm" rồi quay sang chơi game và các trò chơi ảo khác. Những bố mẹ trẻ ngày nay phải bươn chải nhiều hơn để kiếm sống, làm giàu. Vì thế bọn trẻ từ sớm tới tối tha thẩn một mình hoặc sống với ông bà, hoặc do tay người giúp việc chăm bẵm.

Người Hà Nội đông dần, ùn ùn kéo tới từ các tỉnh thành, góc sân nhỏ khi xưa giờ bị thu hẹp, khoảng trời đã bị nhà cao tầng che khuất, nhiều loại cây cổ thụ bị chặt hạ... tất cả giờ chỉ còn trong kí ức.

Hà Nội đang thay da đổi thịt nhưng vẻ đẹp đặc trưng, truyền thống vẫn được gìn giữ. Tại khu phố cổ vẫn còn lưu giữ những ngôi nhà cũ kĩ, những bức tường, cửa sổ già nua. Ở những nơi đó vẫn còn văng vẳng tiếng rao bán hàng đêm. Mọi người vẫn cư xử với nhau bằng thứ văn hóa nhường nhịn, quan tâm, sâu sắc. Nét văn minh, thanh lịch của đất kinh kì vẫn được người dân gìn giữ dù rằng có đôi lúc nó thoáng chút phôi pha.

(còn nữa)

Tin liên quan

Đọc thêm

Thí sinh thuyết trình, hùng biện để lan tỏa tình yêu với sách Văn hóa

Thí sinh thuyết trình, hùng biện để lan tỏa tình yêu với sách

TTTĐ - Năm 2024, Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc thành phố Hà Nội với yêu cầu cao hơn, quy mô và chất lượng hơn. Điểm nổi bật của cuộc thi năm nay là mở rộng đối tượng dự thi cho các em đang học tập tại các trường quốc tế trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Lê Thanh Phong tiết lộ về điệu tứ hoa trong dân ca Ví, Giặm Văn hóa

Lê Thanh Phong tiết lộ về điệu tứ hoa trong dân ca Ví, Giặm

TTTĐ - “Hoàng tử Ví, Giặm” Lê Thanh Phong tiết lộ về điệu Tứ hoa trong dân ca Ví, Giặm trong đêm nhạc "Quê ơi là quê".
Hà Nội tuyên truyền, cổ động trực quan có trọng điểm, thiết thực Văn hóa

Hà Nội tuyên truyền, cổ động trực quan có trọng điểm, thiết thực

TTTĐ - Hà Nội đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, cổ động trực quan nhằm tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng bộ, tầng lớp Nhân dân và lực lượng vũ trang Thủ đô về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ.
70 tác phẩm đặc sắc khắc họa chân thực “Đường lên Điện Biên” Văn hóa

70 tác phẩm đặc sắc khắc họa chân thực “Đường lên Điện Biên”

TTTĐ - Bằng ngôn ngữ tạo hình phong phú, triển lãm "Đường lên Điện Biên" trưng bày 70 tác phẩm hội họa, đồ họa, điêu khắc, ký họa, áp phích… của 34 tác giả, sáng tác trải dài từ năm 1949 - 2009.
SBOOKS livestream lan tỏa văn hóa đọc Văn hóa

SBOOKS livestream lan tỏa văn hóa đọc

TTTĐ - Hòa chung không khí Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, đội ngũ SBOOKS đã tổ chức livestream tại gian hàng tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam 2024 Văn học

Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam 2024

TTTĐ - Chiều 22/4, Trường Đại học Hòa Bình (Mỹ Đình, Hà Nội) đã tổ chức tọa đàm “Sách và khát vọng phát triển”.
Khai mạc ngày hội văn hóa dân tộc gắn với hội thi tuyên truyền Văn hóa

Khai mạc ngày hội văn hóa dân tộc gắn với hội thi tuyên truyền

TTTĐ - Tối 22/4, tại huyện Ngọc Hồi (tỉnh Kon Tum) đã diễn ra lễ khai mạc ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Ngọc Hồi lần thứ V, năm 2024 gắn với hội thi tuyên truyền lưu động hướng đến kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Trường Sơn - Hồ Chí Minh huyền thoại.
Lễ hội Thập niên sự lệ - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đậm đà bản sắc Văn hóa

Lễ hội Thập niên sự lệ - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đậm đà bản sắc

TTTĐ - Tối 22/4, trong khuôn khổ lễ hội Thập niên sự lệ 2024, đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trao bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tới Lễ hội đền Nguyễn Cảnh Hoan (xã Tràng Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An).
Ý nghĩa chương trình phục dựng di ảnh màu các văn nghệ sĩ Văn hóa

Ý nghĩa chương trình phục dựng di ảnh màu các văn nghệ sĩ

TTTĐ - Sáng 22/4, tổ chức “Trái tim người lính Việt Nam” phối hợp với Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam; Bảo tàng Phụ nữ VN và CLB “Mãi mãi tuổi 20” tổ chức ra mắt Chương trình phục dựng di ảnh màu các văn nghệ sĩ, trí thức đã hi sinh hoặc có công trong kháng chiến.
Hai anh em Oscar và Bella Vũ tỏa sáng với nhạc cổ điển Văn hóa

Hai anh em Oscar và Bella Vũ tỏa sáng với nhạc cổ điển

TTTĐ - Tối 21/4, tại TP Hồ Chí Minh, 2 anh em Oscar Vũ và Bella Vũ đã biểu diễn những nhạc phẩm bất hủ trong chương trình hòa nhạc giao hưởng "Những giấc mơ".
Xem thêm