Tag

Xây dựng văn hóa khi tham gia giao thông

Đô thị 17/09/2017 09:26
aa
TTTĐ.VN - Chỉ thị số 718/TTg ngày 1/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ quy định “Lấy tháng 9 hàng năm làm Tháng An toàn giao thông”. Để tuyên truyền sâu rộng đến mọi người dân về thực trạng tai nạn giao thông, những thiệt hại do nó để lại, qua đó tuyên truyền nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân, cộng đồng trong việc chấp hành các qui định về trật tự an toàn giao thông... từ nay, báo Tuổi trẻ Thủ đô khởi đăng loạt bài "Xây dựng văn hóa khi tham gia giao thông".

Xây dựng văn hóa khi tham gia giao thông

Bài 1: Những điều trông thấy…

Theo số liệu thống kê của Công an thành phố Hà Nội, hiện Hà Nội có hơn 5,3 triệu xe máy, gần 560 nghìn ô tô, chưa tính 1,2 triệu phương tiện từ ngoại tỉnh thường xuyên tham gia giao thông trên địa bàn khiến tình trạng giao thông tại Thủ đô luôn căng thẳng. Chỉ cần một va chạm nhỏ cũng khiến cho giao thông bị “tê liệt” hàng giờ đồng hồ, gây ảnh hưởng đến hàng triệu người dân khi tham gia giao thông.

Nỗi sợ hãi của người dân Thủ đô

Hà Nội đang phải đối diện với tình trạng ùn tắc giao thông ngày càng nghiêm trọng do tốc độ đô thị hóa, gia tăng dân số cơ học và các phương tiện cá nhân nhanh chóng. Trong khi đó, hạ tầng giao thông lại chậm phát triển, không đáp ứng nhu cầu của các phương tiện khi tham gia giao thông.


Xây dựng văn hóa khi tham gia giao thông
Tắc đường trở thành nỗi ám ảnh của người dân Hà Nội

Theo số liệu thống kê của Công an thành phố Hà Nội, hiện Thủ đô có gần 560 nghìn ô tô và trên 5,3 triệu xe máy. Điều đáng nói là số phương tiện này hàng ngày chiếm dụng tới 85,8% mặt đường lưu thông toàn thành phố. Đặc biệt, ô tô dù chỉ chiếm 14,38% lượng phương tiện nhưng chiếm tới 42,18% mặt đường. Dự báo đến năm 2020 Hà Nội sẽ có 938 nghìn ôtô, hơn 6,2 triệu xe máy, nếu toàn bộ phương tiện lưu hành với vận tốc 20km/giờ thì diện tích chiếm dụng vượt 5 lần diện tích mặt đường của thành phố. Đến năm 2025, dự kiến sẽ có 1,3 triệu ôtô, 7,3 triệu xe máy, diện tích chiếm dụng vượt 6,9 lần. Như vậy, tình trạng ùn tắc giao thông sẽ ngày càng trầm trọng hơn.

Chênh lệch đó cho thấy sự mất cân đối nghiêm trọng giữa khả năng đáp ứng của hạ tầng và nhu cầu đi lại, tham gia giao thông của người dân Thủ đô. Bên cạnh đó, nhiều công trình hạ tầng chưa kịp hoàn thiện đã không còn đáp ứng được nhu cầu thực tại.

Ông Phạm Hoài Chung, Giám đốc Trung tâm Phát triển giao thông đô thị và nông thôn, Viện Chiến lược và phát triển Giao thông Vận tải, cho hay: “Một trong những nguyên nhân lớn nhất của tình trạng ùn tắc giao thông là sự gia tăng phương tiện cá nhân. Tốc độ tăng ô tô hàng năm khoảng 17%, xe máy 11%, như vậy gấp 1,5 đến 2 lần so với tốc độ tăng GDP trên địa bàn. Đáng nói, trong khi diện tích đất dành cho giao thông của Thủ đô chỉ tăng trưởng 0,4%/năm thì số lượng phương tiện lại tăng 4,6%/năm, dân số tăng 2,3%/năm, nhu cầu đi lại tăng 2,3%/năm. Điều đó gây sức ép rất lớn về hạ tầng”.

Ghi nhận của phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô vào lúc 8h30 ngày 14/9 tại tuyến đường Xuân Thủy – Cầu Giấy, các phương tiện lưu thông phải nhích từng chút một. Xe buýt cũng nối đuôi nhau thành hàng dài. Con đường vốn chỉ rộng chừng 12m, nay đã bị ngăn tới gần nửa để phục vụ thi công đường sắt trên cao tuyến số 2. Vì thế, để thoát khỏi cả đoạn đường chỉ khoảng 2km này, thay vì đi chừng 15 phút, nay người dân thường xuyên phải lưu thông chừng 30, thậm chí có lúc tới gần tiếng đồng hồ.

Chị Ngô Thị Minh Huệ (31 tuổi, ở Mai Dịch, Hà Nội) cho hay: “Quãng đường từ nhà tôi đến cơ quan dài khoảng 10km, mà sáng nào tôi cũng đi mất 45 phút, thậm chí có những hôm tôi phải đi mất hơn một tiếng đồng hồ mới đến. Không chỉ riêng bản thân tôi mà hầu hết người dân Hà Nội mỗi khi ra đường đều cảm giác như cực hình. Nhìn xung quanh toàn người và xe, đã vậy ý thức tham gia giao thông của một bộ phận không nhỏ người dân rất kém. Cứ hễ tắc đường là họ leo hết lên vỉa hè để đi, đến điểm dừng đèn xanh, đèn đỏ thì cố gắng vượt lên cho dù đèn tín hiệu đã chuyển sang màu vàng, cả đoàn xe cứ nối đuôi nhau đi, không ai chịu nhường ai càng khiến cho tình trạng ùn tắc giao thông càng trở lên nghiêm trọng”.

Tan trường, đường tắc

Tình trạng ùn tắc giao thông tại Hà Nội xảy ra như cơm bữa và chưa có dấu hiệu hồi kết. Có một thực trạng đã và đang diễn ra từ khá lâu và đến nay vẫn chưa được giải quyết triệt để, đó là tình trạng ùn tắc giao thông tại các cổng trường học.

Ghi nhận của phóng viên tại cổng trường Tiểu học Dịch Vọng A (Cầu Giấy, Hà Nội), vào các buổi chiều tan trường, xe máy, ô tô dồn ứ hàng trăm mét. Phụ huynh đến đón con đậu xe kín hết lề đường. Lượng phương tiện tăng từng phút, do nhiều người tiếp tục đến đón con. Chỉ chốc lát cả đoạn đường đã đông nghịt người và xe khiến giao thông trở nên hỗn loạn. Đáng nói, trong lúc kẹt xe, nhiều phụ huynh đón được học sinh lại cố tình đi ngược chiều để lách ra khỏi đám đông, dẫn đến giao thông khu vực cổng trường bị ùn tắc nghiêm trọng.

Tình trạng tắc đường không chỉ xảy ra ở một, hai điểm trường mà tái diễn ở hầu hết các tuyến đường có trường học đóng trên địa bàn. Thời điểm tắc đường chủ yếu là đầu giờ học buổi sáng từ 6h30 – 7h, buổi trưa từ 11h – 12h và cuối buổi chiều sau khi tan học. Nguyên nhân là do các trường học đều ở vị trí sát mặt đường, không có vỉa hè hoặc vỉa hè nhỏ không đủ đáp ứng nhu cầu dừng đỗ xe của các bậc phụ huynh khi đưa đón con đi học. Chưa kể, nhiều bậc phụ huynh đưa đón con bằng ô tô, nên vào giờ cao điểm chỉ cần 2-3 chiếc ô tô đỗ trước cổng trường cũng có thể gây ùn tắc giao thông kéo dài.

Ngoài ra, tình trạng ùn tắc giao thông còn xảy ra tại các tuyến đường đã được phân làn như: Kim Mã, Trần Khát Chân, Giải Phóng, Xã Đàn, Nguyễn Trãi… Thậm chí ngay cả các tuyến đường phân làn riêng cho xe buýt BRT hoạt động, một bộ phận người dân cũng ngang nhiên đi lấn làn. Tình trạng này xuất phát từ ý thức tự giác chấp hành Luật Giao thông đường bộ còn kém. Chế tài xử phạt đối với hành vi sai phần đường còn chưa cao.


Theo thông kê của các ngành chức năng, Hà Nội hiện có 31 điểm thường xuyên ùn tắc và có nguy cơ ùn tắc giao thông, nhất là vào giờ cao điểm. Trong số đó, có những điểm ùn tắc đặc biệt nghiêm trọng như: Nam Chương Dương, Kim Mã - Vạn Bảo, Điện Biên Phủ - Trần Phú, La Thành - cổng Viện Nhi, Hoàng Cầu - Xã Đàn Mới, La Thành - Hoàng Cầu, Cù Chính Lan - Trường Chinh, Láng - Cầu 361, Bạch Mai - Tạ Quang Bửu, Ngõ 44 Đại La, Hồng Mai - Bạch Mai, Minh Khai - Ngõ gốc Đề, Minh Khai - Time City, Bắc Cầu Chương Dương, Trâu Quỳ - Quốc lộ 5…

Bên cạnh đó, dọc tuyến Hồ Tùng Mậu - Cầu Giấy - Xuân Thủy có 4 điểm thường xuyên ùn tắc là Cầu Diễn, Cổng Đại học Quốc gia, gần nút giao Chùa Hà, nút Nguyễn Phong Sắc - Xuân Thủy. Tuyến Phạm Văn Đồng có các nút: Trần Quốc Hoàn - Phạm Văn Đồng, Hoàng Quốc Việt - Phạm Văn Đồng, Cổ Nhuế - Phạm Văn Đồng cũng thường xuyên xảy ra ùn tắc.

Ngoài ra các điểm Ngã tư Canh, Nguyễn Trãi - Chiến Thắng, Trần Điền - Lê Trọng Tấn, Cầu Mọc, cầu Khương Đình, Cầu Lủ, dốc Vĩnh Hưng, Tam Trinh - Đền Lừ, Trương Định - Giáp Bát cũng ùn tắc thường xuyên bất kể giờ giấc.



(còn nữa)

Tin liên quan

Đọc thêm

Tạo đột phá trong cải tạo chung cư cũ Đô thị

Tạo đột phá trong cải tạo chung cư cũ

TTTĐ - Cải tạo chung cư cũ là một trong số những việc cấp thiết, cấp bách mà thành phố Hà Nội lựa chọn để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Vì thế, thời gian qua, nhiều nút thắt trong cải tạo chung cư cũ đã được tháo gỡ. Thế nhưng, việc cải tạo vẫn còn chậm, thành phố đang tiếp tục đưa ra những giải pháp đột phá với quyết tâm cao nhất.
Tháo gỡ các vướng mắc để đưa thu phí trông giữ xe không tiền mặt vào đời sống Xã hội

Tháo gỡ các vướng mắc để đưa thu phí trông giữ xe không tiền mặt vào đời sống

Tinh chỉnh hệ thống, nâng cao hiệu quả của các POS thanh toán ... đặc biệt là kiến nghị cho phép thí điểm sử dụng tài khoản giao thông là một số giải pháp nhằm giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong việc thu phí trông giữ xe không dùng tiền mặt trên địa bàn thành phố Hà Nội.
EVNHANOI gác cho nguồn điện thông suốt dịp lễ 30/4 - 1/5 Đô thị

EVNHANOI gác cho nguồn điện thông suốt dịp lễ 30/4 - 1/5

TTTĐ - Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI) đã lập và chuẩn bị các phương án đảm bảo điện an toàn, liên tục, ổn định phục vụ các hoạt động văn hoá thể thao và lễ hội trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5/2024.
Khánh thành các công trình kỷ niệm 100 năm ngày sinh đồng chí Đào Duy Tùng Đô thị

Khánh thành các công trình kỷ niệm 100 năm ngày sinh đồng chí Đào Duy Tùng

TTTĐ - Chiều 19/4, huyện Đông Anh trang trọng tổ chức Lễ cắt băng khánh thành các công trình: Cải tạo, chỉnh trang tuyến đường và ngôi trường tiểu học mang tên đồng chí Đào Duy Tùng. Đây là 2 trong số các công trình thiết thực của huyện Đông Anh chào mừng kỷ niệm 100 năm Ngày sinh đồng chí Đào Duy Tùng (20/5/1924 - 20/5/2024).
Ninh Thuận công bố quy hoạch tầm nhìn đến năm 2050 Đô thị

Ninh Thuận công bố quy hoạch tầm nhìn đến năm 2050

TTTĐ - Chiều 19/4, tại TP Hồ Chí Minh đã diễn ra buổi họp báo công bố Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư.
Cầu "cánh chim hạc" thay đổi diện mạo dòng Cổ Cò Đô thị

Cầu "cánh chim hạc" thay đổi diện mạo dòng Cổ Cò

TTTĐ - Cầu Thôn 3 hình cánh chim hạc đang bay thuộc Dự án thành phần HA/W3 Nạo vét sông Cổ Cò tại thị xã Điện Bàn dự kiến thông xe kỹ thuật trước ngày 30/4.
Khẩn trương hoàn thiện đường ven biển trị giá hơn 900 tỷ đồng Đô thị

Khẩn trương hoàn thiện đường ven biển trị giá hơn 900 tỷ đồng

TTTĐ - Dự án Hoàn thiện đường ven biển 129 (Võ Chí Công) qua TP Tam Kỳ và huyện Núi Thành có tổng mức đầu tư hơn 900 tỷ đồng, với 26,5km được mở rộng.
Bến Cát chuẩn bị đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất Đô thị

Bến Cát chuẩn bị đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

TTTĐ - Chiều 17/4, thị xã Bến Cát (tỉnh Bình Dương) đã tổ chức họp báo thông tin về Lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập phường An Điền, phường An Tây và thành lập thành phố Bến Cát; đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.
Trạm thu phí Tam Kỳ "than" lỗ dù thu phí đến năm 2037 Đô thị

Trạm thu phí Tam Kỳ "than" lỗ dù thu phí đến năm 2037

TTTĐ - Thu phí đường bộ đến năm 2037 nhưng Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 5 - CTCP chỉ bỏ hơn 2,5 tỷ đồng để duy tu 34km quốc lộ 1A mỗi năm.
Đường sắt đô thị - "xương sống" của giao thông Thủ đô Đô thị

Đường sắt đô thị - "xương sống" của giao thông Thủ đô

TTTĐ - Hà Nội sẽ quy hoạch phát triển 14 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài 550km. Hệ thống đường sắt đô thị này sẽ là “xương sống” của giao thông Thủ đô.
Xem thêm